Top 12 # Xem Nhiều Nhất Thông Tin Du Lịch Đảo Phú Quốc Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tuvanduhocsing.com

Thông Tin Cơ Bản Về Phú Quốc

Tên gọi Phú Quốc do người Hoa đến đây lập nghiệp đặt, có nghĩa là “vùng đất giàu có”.

Theo dòng lịch sử

Năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, phái đoàn Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn. Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu (Ang Sur, Jayajettha III) và ở lại hợp tác cho đến năm 1681.

1680, Mạc Cửu đã lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác.

Ông lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển: Mán Khảm (Peam), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Kompong Som), Sài Mạt (Cheal Meas), Linh Quỳnh (Rạch Giá) và Phú Quốc (Koh Tral). Thủ phủ đặt tại Mán Khảm (cảng của người Mán, tức người Khmer), sau đổi thành Căn Khẩu (Căn Kháo hay Căn Cáo). Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh với tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có). Ngày nay nét đẹp đảo du lịch Phú Quốc đang thu hút rất nhiều lượt khách du lịch mỗi năm

Năm 1708, Mạc Cửu liên lạc được với Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu.

Năm 1714, Mạc Cửu xin làm thuộc hạ của chúa Nguyễn và được phong chức tổng binh cai trị đất Căn Khẩu.

Năm 1724, Mạc Cửu dâng luôn toàn bộ đất đai và được phong làm đô đốc cai trị lãnh thổ Căn Khẩu, đổi tên thành Long Hồ dinh.

Từ 1729, Long Hồ dinh nổi tiếng là vùng đất trù phú nhất vịnh Thái Lan.

Năm 1735, Mạc Cửu mất, con là Mạc Sĩ Lân, sau đổi thành Mạc Thiên Tứ, được phong làm đô đốc, kế nghiệp cha cai trị Long Hồ dinh. Gia đình họ Mạc được Ninh vương Nguyễn Phúc Trú nâng lên hàng vương tôn. Long Hồ dinh đổi tên thành trấn Hà Tiên.

Năm 1739, Mạc Thiên Tứ lập thêm bốn huyện: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (bắc Bạc Liêu).

Tham khảo tour Phú Quốc 3 ngày 2 đêm rẻ nhất

Năm 1755, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ dâng chúa Nguyễn lãnh thổ hai phủ Tầm Bôn (Cần Thơ) và Lôi Lập (Long Xuyên) để được về Nam Vang cai trị. Năm 1758, chúa Nguyễn đưa Nặc Tôn (Ang Ton II) lên làm vua và được tặng thêm lãnh thổ Tầm Phong Long (Châu Đốc và Sa Đéc). Nặc Tôn tặng riêng Mạc Thiên Tứ lãnh thổ 5 phủ miền Đông-Nam Chân Lạp: Hương Úc (Kompong Som), Cần Bột (Kampot), Trực Sâm (Chưng Rừm), Sài Mạt (Cheal Meas) và Linh Quỳnh (vùng duyên hải từ xã Sré Ambel đến làng Peam), nói chung là toàn bộ vùng biển ven duyên quanh đảo Phú Quốc, Mạc Thiên Tứ dâng hết cho Võ vương Nguyễn Phúc Khoát. Võ vương sát nhập tất cả các vùng đất mới vào trấn Hà Tiên, giao cho Mạc Thiên Tứ cai trị.

Dân cư

Trước năm 1975 dân số trên đảo chỉ hơn 5000 người. Sau năm 1975, dân số trên đảo tăng lên nhanh chóng do hiện tượng di dân. Đến năm 2003, theo thống kê của tỉnh Kiên Giang dân cư sinh sống trên đảo đã lên đến trên 79.800 người, với mật độ trung bình là 135 người/km², thấp hơn mật độ trung bình của cả nước 253 người/km².

Văn hóa, tôn giáo

Phú Quốc được xem là nơi phát tích của đạo Cao Đài. Ngày nay trên đảo có một thánh thất Cao Đài ở thị trấn Dương Đông. Trên đảo có duy nhất một nhà thờ đạo Thiên chúa ở thị trấn An Thới, đó cũng là nơi trước đây tập trung dân di cư từ miền bắc vào năm 1954. Ở miền đất du lịch đảo Phú Quốc, vào ngày rằm tháng 7 âm lịch người dân thường đi chùa tại thị trấn Dương Đông. Vào ngày này sinh hoạt tôn giáo diễn ra khá nhộn nhịp.

Thông Tin Du Lịch Đảo Nam Du

Kinh nghiệm du lịch đảo Nam Du

1. Lên kế hoạch du lịch đảo Nam Du tự túc, tiết kiệm

Đảo Nam Du được mệnh danh là điểm đến thích hợp với mọi chuyến đi. Tuy nhiên không phải thời điểm nào cũng thuận lợi để bạn du lịch, khám phá đảo Nam Du, Kiên Giang.

Mùa mưa ở Nam du bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11. Những cơn mưa này chủ yếu do bão gây ra, chính vì vậy trong thời gian này Nam Du không chỉ có thời tiết không thuận lợi cho việc tham quan, mà biển còn động, có nhiều cơn sóng dữ. Nếu bạn muốn đi vào mùa này thì đặc biệt nên tránh tháng 6 – tháng 8.

Chính vì vậy, theo những du khách có kinh nghiệm du lịch phượt đảo Nam Du thuận lợi, tự túc thì thời gian tuyệt nhất để đến Nam Du là khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau (tháng 2-3 là đẹp nhất). Thời gian này biển khá êm và trong xanh, thời tiết đẹp, không mưa, nắng đẹp, thuận lợi để du lịch đảo Nam Du.

2. Hướng dẫn cách di chuyển, đi và đến đảo Nam Du, Kiên Giang

Hướng dẫn, kinh nghiệm di chuyển đến đảo Nam Du

Để đến được đảo Nam Du dễ dàng và thuận lợi nhất, bạn phải đến bến tàu Rạch Giá (Kiên Giang) theo kinh nghiệm du lịch bụi đảo Nam Du tự túc, tiết kiệm của mình, chúng tôi khuyên bạn nên đi xe khách từ bến xe Miền Tây và đi chuyến lúc 23h, vì như vậy bạn sẽ đến Nam Du vào lúc 6h sáng và đón luôn tàu sang đảo Nam Du, vừa tiết kiệm được thời gian, vừa tiết kiệm được tiền bạc. Nhưng có thể bạn sẽ hơi mệt, nhất là nếu bạn bị say sóng.

Tham khảo một số hãng tàu từ Rạch Giá đi đảo Nam Du:

Ngọc Thành (Tàu cao tốc)

Lịch trình: Rạch Giá – Nam Du.

Giờ xuất bến: Rạch Giá lúc 8h15 và Nam Du lúc 12h15.

Thời gian di chuyến: 2 tiếng.

Điện thoại: 077 3863019 – 0918914188.

Sông Hồng (Tàu cao tốc Helen, Goffrey)

Lịch trình: Rạch Giá – Hòn Tre – Hòn Sơn – Nam Du.

Giờ xuất bến: Rạch Giá lúc 8h10 và Nam Du lúc 12h10.

Thời gian di chuyển: 2 tiếng.

Điện thoại: 077 3814646.

Hồ Hải (Tàu thường)

Lịch trình: Rạch Giá – Nam Du.

Giờ xuất bến: Rạch Giá lúc 9h và Nam Du lúc 10h.

Thời gian di chuyển: 5 tiếng.

Điện thoại: 077 3863019.

Hòa Hợp (Tàu thường)

Lịch trình: Rạch Giá – Nam Du.

Giờ xuất bến: Rạch Giá 20h.

Thời gian di chuyển: 8 tiếng.

Kinh nghiệm, cách di chuyển khi đến đảo Nam Du

Tàu và xe máy là 2 phương tiện di chuyển chủ yếu ở đảo Nam Du. Trong đó, tàu là phương tiện để bạn di chuyển và thăm quan các hòn đảo, bãi biển lớn nhỏ trong quần thể đảo Nam Du; còn xe máy là để bạn di chuyển và thăm quan trên đảo.

Với kinh nghiệm du lịch đảo Nam Du tự túc, tiết kiệm, chúng tôi khuyên bạn nên đi tàu cùng với ngư dân. Thứ nhất là giá rẻ, thứ 2 là hiểu về cuộc sống của ngư dân ở đây, thứ 3 là nếu may mắn bạn sẽ được trải nghiệm 1 ngày làm ngư dân cùng với họ.

3. Kinh nghiệm thuê khách sạn giá rẻ, tiện nghi khi du lịch đảo Nam Du

Đảo Nam Du còn hoang sơ hơn cả đảo Cô Tô (Quảng Ninh) nên ở đây chỉ có nhà nghỉ và homestay thôi các bạn ạ. Giá phòng dao động từ 150.000VNĐ/người/đêm trở lên, tùy vào điều kiện của nhà nghỉ. Một kinh nghiệm quan trọng khi du lịch Nam Du tự túc ăn ở, đi lại mà bạn bắt buộc phải nhớ là nên gọi điện đặt phòng trước khi đến đảo, bởi số lượng nhà nghỉ và phòng ở rất hạn chế (Có kèm theo danh sách gợi ý bên dưới)

Gợi ý một số nhà nghỉ giá rẻ, chất lượng trên đảo Nam Du:

– Địa chỉ: ấp Bãi Giếng, xã An Sơn, Kiên Hải, Kiên Giang.

– Giá phòng Lạnh: phòng đơn 350k, phòng đôi 450k, Phòng quạt: phòng đơn 200k, phòng đôi 350k.

Nhà Nghĩ Hải Thúy

Địa chỉ : Ấp Củ Tron, Xã An Sơn, Huyện Kiên Hải. Vị trí rất gần bến tàu, Gần chợ thuận tiện cho việc ăn uống và mua hải sản, nhà nghĩ kèm theo các dịch vụ như: cho thuê tham quan các đảo nhỏ, xe tham quan trên đảo và ăn uống theo thực đơn của quý khách. Để đặt phòng bạn có thể gọi điện theo số: 0773 830 710 hoặc 0125.817 7709.

Giá Phòng Lạnh : + Phòng 1 giường dành cho 2 người 350K/ người

+ Phòng 2 Giường dành cho 4 người 450K/ người

Nhà nghỉ Huỳnh Hua – Địa chỉ: 56 Ấp Củ Tron, An Sơn. – Điện thoại: 0919 115543 – 077 3830709. – Giá phòng từ 200k – 350.000VNĐ. – Nhà nghỉ có kèm các dịch vụ ăn uống, cho thuê tàu và xe đi quanh đảo. Đặc biệt có phục vụ máy lạnh nên bạn không phải lo lắng trong những ngày nắng nóng.

Nhà Trọ Trung Ngân – Địa chỉ: Bãi Chệt, xã An Sơn. – Điện thoại: 0949 828273 – 077 3830707.

Nhà nghỉ Kim Yến – Địa chỉ: Xã An Sơn, huyện Kiên Hải. – Điện thoại: 0939 486262.

4. Kinh nghiệm ăn uống và vui chơi, tham quan khi du lịch đảo Nam Du

Đảo Nam Du có rất nhiều điểm tham quan, nếu bạn có nhiều thời gian thì không sao, nhưng nếu quỹ thời gian quá eo hẹp thì những du khách có kinh nghiệm du lịch phượt đảo Nam Du giá rẻ, an toàn khuyên nên đi những địa điểm sau:

Du lịch, tham quan các đảo: Hòn Lớn, Hòn Dấu, Hòn Nồm, Hòn Mấu, Hòn Ngang, Hòn Sơn, Hòn Hai Bờ Đập, Bãi Ngự, Bãi Chệt, Bãi Chướng. Có thể thuê thuyền để đi.

Thông Tin Về Định Hướng Quy Hoạch Đất Phú Quốc Đến Năm 2030

4.3

/

5

(

6

bình chọn

)

Theo chỉ đạo từ Trung Ương, quy hoạch sử dụng đất huyện đảo Phú Quốc đến năm 2030 sẽ được đồng bộ lại và nhất quán để tránh tình trạng vi phạm pháp lý trong thời gian qua tiếp tục xảy ra. Bên cạnh đó, những định hướng quy hoạch sử dụng đất Phú Quốc đến năm 2030 sẽ phát triển huyện đảo theo hướng tích cực và toàn diện hơn.

Tiến trình triển khai quy hoạch sử dụng đất Phú Quốc đến năm 2030

Bước 1: Lựa chọn và chỉ định thuê đơn vị tư vấn lập quy hoạch đất Phú Quốc.

Đồng ý về nguyên tắc này, UBND tỉnh Kiên Giang đã thực hiện thủ tục để tiến hành công khai đấu thầu đồ án lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Phú Quốc theo Luật Đấu Thầu và Nghị định số 30/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Bước 2: Lập mới quy hoạch đất Phú Quốc, định hướng phát triển tổng thể đến năm 2030.

Việc lập quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Quốc phụ thuộc vào định hướng phát triển huyện đảo của UBND tỉnh Kiên Giang. Sau khi nghiên cứu và thành lập quy hoạch, UBND tỉnh sẽ gửi định hướng xuống UBND huyện Phú Quốc để tiến hành công khai quy hoạch đảo cho những người quan tâm đến quy hoạch sử dụng đất tham khảo.

Từ hai bước trên, quy hoạch đất Phú Quốc đã được triển khai một cách nhất quán và đồng bộ. UBND tỉnh Kiên Giang đã công bố bản chi tiết quy hoạch đất Phú Quốc lên cổng thông tin truyền thông của tỉnh cho tất cả mọi người quan tâm đến đất đai Phú Quốc đều nắm được Theo Quyết định số 868/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/6/2015 phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc đến năm 2030.

Bước 3: Dự đoán nguồn ngân sách cần chi trả. Từ đó huy động các nguồn kinh phí để thực hiện đề án.

Từ những bước trên, UBND huyện Phú Quốc sẽ dự trù nguồn ngân sách, báo cáo UBND tỉnh Kiên Giang để thực hiện đề án các kế hoạch sử dụng đất hàng năm của đảo, kế hoạch phát triển, định hướng đầu tư phát triển kinh tế – xã hội.

Thay đổi quy hoạch đất Phú Quốc và định hướng đến năm 2030

Theo công bố thông tin quy hoạch đất Phú Quốc, quy mô sử dụng đất đai toàn đảo đến năm 2030 được điều chỉnh theo hướng như sau:

Đất du lịch khoảng 4.003 ha;

Đất khu phức hợp du lịch, dịch vụ dân cư khoảng 3.325 ha;

Đất lâm nghiệp khoảng 37.430 ha (trong đó, đất rừng phòng hộ khoảng 6.666 ha);

Đất nông nghiệp khoảng 3.953 ha (trong đó, đất sản xuất nông nghiệp khoảng 2.719 ha, đất ở nông thôn làng nghề khoảng 1.234 ha).

Mặt khác, thị trấn Dương Đông được định hướng phát triển để trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu của huyện đảo. Các công trình được xây dựng và hoàn thiện tại trung tâm thị trấn gồm có: hệ thống quản trường, tượng đài Bác Hồ, Cảng Dương Đông,…

Các xã có tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội trong đảo đều đã được chú ý đển quy hoạch sao cho hợp lý, đồng bộ hơn. Chẳng hạn các vị trí du lịch từ xã Bãi Thơm, xã Gành Dầu sẽ được điều chỉnh sao cho thu hút nhiều khách du lịch nhất. Tuyến đường từ Dương Đông toả ra các xã lân cận sẽ được cải tạo lại, đảm bảo giao thông nhất quán, người dân di chuyển được thuận lợi hơn.

Đồng thời, đồ án quy hoạch sử dụng đất Phú Quốc bổ sung quy hoạch tuyến cáp treo từ thị trấn An Thới ra đảo Hòn Thơm, xã Hòn Thơm; bổ sung khu đất có chức năng dịch vụ du lịch giải trí phức tạp và sân golf quy mô diện tích 2.090 ha tại khu vực Đồng Cây Sao và Bắc sông Cửu Cạn, xã Cửa Cạn. Trên cơ sở chuyển đổi chức năng 1.718 ha diện tích đất nông nghiệp và 372 ha đất rừng phòng hộ; bổ sung khu đất có chức năng du lịch nghỉ dưỡng, giải trí thể thao quy mô 142 ha tại phía Bắc rạch Vũng Bầu trên cơ sở chuyển đổi chức năng 142 ha từ đất nông nghiệp; điều chỉnh chức năng sân golf, quy mô 102 ha tại khu đất du lịch sinh thái Cửa Cạn thành đất du lịch sinh thái.

Thông Tin Cần Biết Về Đảo Bình Ba

Bình Ba là một đảo nhỏ, diện tích trên 3 km 2, thuộc xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Cách Nha Trang 60 km, cách thành phố Hồ Chính Minh tầm 390 km. Muốn đến Bình Ba, chúng ta đi từ Sân Bay Cam Ranh hoặc từ Nha Trang vào cảng Cam Ranh. Từ đó đi tàu hoặc cano để qua đảo Bình Ba.

Trước đây, Bình Ba là đảo quân sự, hạn chế dân ở ngoài vào đảo. Bây giờ, luật lệ đã được nới lỏng, nhưng vẫn cấm người ngoại quốc. Đây cũng là lý do, vì sao bây giờ đảo Bình Ba mới nổi tiếng! Ngoài ra, nếu không muốn bị đuổi khỏi đảo sớm, bạn cũng không nên tò mò đến những vùng bị quân đội cấm hoặc có những hành động gây rối, quá khích.

Để đến được với đảo Bình Ba, cũng mất một chặng đường dài để được đặt chân lên đảo. Đi tàu giá mỗi khách 30.000/ lượt. Nếu đi cano giá 100.000/ lượt. tại Bình Ba hiện đã xây dựng rất nhiều nhà nghỉ để phục vụ khách du lịch đến với đảo. Hiện tại số lượng khách du lịch đến với Bình Ba đang tăng lên từng ngày, nhiều lúc quá tải dẫn đến tình trạng không đáp ứng đủ. Nếu không muốn gặp tình trạng không mong muốn, bạn có thể tham khảo tour đảo Bình Ba của Let’s Fly Travel.

Từ Nha Trang bạn có thể sử dụng tour Bình Ba từ Nha Trang của chúng tôi.

CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA BÌNH BA THU HÚT KHÁCH DU LỊCH

1. NƯỚC BIỂN TRONG XANH

Tour Đảo Bình Ba – Let’s Fly Travel.

Mang đặc điểm của vùng đảo hoang sơ, ở Bình Ba có rất nhiều bãi biển đẹp với cát trắng, nước trong veo, phản chiếu trời xanh ngắt. Vùng biển này cũng chưa được đưa vào khai thác dịch vụ du lịch nên mọi thứ đều nguyên sơ. Thiên nhiên trên đảo mang đến cảm giác bình yên, thư thả, vô cùng thích hợp để nghỉ ngơi, tránh khỏi sự xô bồ của thành thị. Đặc biệt, người dân ở đây rất có ý thức bảo vệ môi trường sống, các bãi biển, cầu cảng đều rất sạch và hiếm thấy rác.

2. BÃI TẮM SẠCH SẼ

Hiện tại Bình Ba đang có rất nhiều bãi tắm đẹp, nước biển trong xanh và sạch sẽ. Bây giờ bạn sẽ đám chìm vào cảnh đẹp không muốn rời xa. 3 bãi biển nổi tiếng ở Bình Ba là Bãi Chướng, Bãi Nồm và Bãi Nhà Cũ. Mỗi bãi đều có đặc điểm riêng để du khách khám phá tùy theo sở thích. Nếu như Bãi Chướng là nơi ngắm bình minh tuyệt đẹp, thì căng lều nằm thưởng thức cảnh hoàng hôn ở Bãi Nồm cũng là lựa chọn hay. Bãi Nhà Cũ được yêu thích bởi nước trong veo khá sâu, quang cảnh xung quanh thơ mộng. Bãi Nhà Cũ cũng được nhiều người chọn để lặn biển ngắm san hô, thử tài bắt hải sản.

Bãi Chướng

Bãi biển nơi đây khá sâu, cảnh đẹp nhưng sóng to, nhiều san hô chết dạt vào bờ cộng với việc nằm cách xa dân cư khoảng 15 phút đi bộ nên cũng ít du khách lui tới. Tuy nhiên, nơi đây lại là nơi đón bình minh sớm nhất trên đảo. Các bạn có thể dựng trại ngủ ở đây để sáng dậy đón bình minh.

Bãi Nồm

Bãi Nồm là địa điểm tắm biển lựa chọn hàng đầu, với bãi cát mịn, nước biển trong xanh. Tại đây có dịch vụ dù, ghế, bạn có thể thoải mái tắm biển và nghỉ ngơi.

Bãi Nhà Cũ

Bãi tắm đẹp nhất với rạn san hô gần bờ, dòng nước ấm chạy xen kẽ với những bãi đá ẩn nổi trên mặt nước, biển êm, bãi rộng tha hồ tắm và ngắm hoàng hôn lúc chiều tà. Bãi Nhà Cũ khá đặc biệt và khác biệt với những bãi còn lại bởi có nhiều san hô và cầu gai cũng như màu nước biển, gam màu xanh biếc của những con sóng khi dần tiến vào bờ thì chuyển thành xanh nhạt.

Hòn Rùa

Bạn có thể đi xe máy, tuk tuk để ngắm Hòn Rùa, chụp ảnh tuyệt đẹp. Nếu được bạn thuê tàu ra tắm biển tại Hòn Rùa cũng rất tuyệt. Các địa điểm này đều có trong tour đảo Bình Ba 1 ngày của công ty, bạn có thể tham khảo.

THỜI ĐIỂM DU LỊCH BÌNH BA

Hiện tại Bình Ba là điểm đến hấp dẫn nhất hiện nay, nên những ngày lễ, tết lượng khách tập trung về rất đông, nếu bạn có thời gian nhiều thì có thể tránh những ngày đó ra, để mình có thể khám phá đảo được trọn vẹn và vui vẻ hơn.

Chúng ta có thể khám phá đảo Bình Ba quanh năm, tuy nhiên tháng 10, 11 có mưa, sẽ ảnh hưởng đến chuyến du lịch của bạn. Tốt nhất là mùa hè từ tháng 3 đến tháng 8, thời tiết đẹp.

PHƯƠNG TIỆN ĐI ĐẾN BÌNH BA

Máy Bay: Bạn có thể đi máy bay tới sân bay Cam Ranh, từ đó bắt taxi đến Cảng Cam Ranh tầm 200k.

Xe du lịch: Rất nhiều hãng xe du lịch đi từ Sài Gòn ra, Khi đến Cam Ranh bạn có thể đi xe ôm, hoặc taxi vào Cảng Cam Ranh.

Còn phượt thì ta đi xe máy là hay nhất. Thoải mái ngắm cảnh và hóng gió. Hiện tại công nghệ hiện đại, bạn chỉ cần mở GPS lên là thoải mái đi đến tận cùng luôn.

CHỖ Ở KHI ĐẾN BÌNH BA

Hiện tại Bình Ba đang dần phát triển, nhà nghỉ được xây dựng khá nhiều và hiện đại. Khi lên đảo bạn có thể thả bước trên đảo và chọn nhà nghỉ mình yêu thích nhất chi phí khoảng 100.000đ/người/đêm. Hoặc bạn có thể ở nhà dân với chi phí rẻ hơn chút xíu. Với các Tour Bình Ba của Let’s Fly Travel bạn sẽ không phải lo lắng về chổ ở, chúng tôi có khách sạn với chất lượng phòng tốt nhất.

ĂN GÌ TẠI BÌNH BA

TÔM HÙM LÀ ĐẶC SẢN NỔI TIẾNG TẠI BÌNH BA.

Đảo Bình Ba được mệnh danh là đảo Tôm Hùm. Với chất lượng tôm tuyệt vời, giá lại rẻ hơn rất nhiều so với thành phố. Có 3 loại tôm hùm tại Bình Ba: Tôm Xanh, Tôm Đỏ, Tôm Bông. Với giá phải chăng, bạn có thể mua tôm hùm còn sống, giãy đành đạch với giá tầm 1tr2/kg. hoặc Tôm hùm ngộp thì rẻ hơn, giá tầm 50% giá tôm sống.

Tôm hùm được chế biến khá đơn giản, để giữ được độ ngọt của Tôm, có thể nướng, luộc, hoặc nấu cháo. Tuyệt vời là từ để diễn tả ngay lúc này ????

Cùng với tôm hùm là rất nhiều loại hải sản phong phú, được chế biến rất ngon, như Gỏi Cá mai, Tả Pín lù, các loại ốc…

Bạn có thể thưởng thức Tôm Hùm với của công ty với chi phí tour phải chăng.