Top 7 # Xem Nhiều Nhất Tiềm Năng Du Lịch Văn Hóa Ở Việt Nam Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tuvanduhocsing.com

Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Của Việt Nam

Những năm gần đây, Việt Nam ngày càng coi trọng phát triển du lịch bền vững, dựa trên các tài nguyên du lịch phong phú. Đồng thời, nhiều biện pháp có hiệu quả được thực hiện để thúc đẩy phát triển ngành du lịch trở thành một ngành trụ cột của nền kinh tế quốc gia. Xây dựng thương hiệu du lịch văn hóa trở thành mục tiêu mang tính chiến lược dài hạn trong phát triển du lịch tại Việt Nam.

Nói về tài nguyên thiên nhiên thì Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Đường biên giới đất liền giáp với Trung Quốc là 1.281km, với Lào 2.130km và với Campuchia 1.229km; đường bờ biển dài 3444km thông ra Vịnh Bắc Bộ, Biển Đông và Vịnh Thái Lan. Diện tích hơn 331,212km 2, với ¾ là đồi núi được chia thành bốn vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn.

Các dãy núi cao là nguyên nhân chính hình thành vùng cao nguyên khí hậu ôn đới. Những hang động, thác nước và khu nghỉ dưỡng đã thúc đẩy sự phát triển du lịch của nhiều địa phương. Có hai vùng đồng bằng chính là Sông Hồng và Sông Cửu Long với đất đai mầu mỡ, khí hậu ôn hòa, được mệnh danh là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam. Địa hình của Việt Nam được chia thành ba phần: Bắc, Trung, Nam.

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, miền Nam có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô; miền Bắc có bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông; miền Trung có khí hậu gió mùa nhiệt đới điển hình. Việt Nam có 125 bãi biển rất đẹp, có lợi cho sự phát triển du lịch. Các bãi biển đẹp từ Bắc vào Nam có thể kể đến như: Trà Cổ, Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, … Và điều giá trị nhất để nhắc đến là trong năm 1994 và 2000, Vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới. Ngoài ra, Việt Nam còn có rất nhiều nguồn tài nguyên rừng, khoáng sản và thủy sản.

Nguồn tài nguyên nhân văn, Việt Nam với hơn bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang đã khai sinh ra nền văn hóa mang bản sắc dân tộc lâu đời và huy hoàng. Cho dù đó là thời chiến hay hòa bình, nhân dân Việt Nam vẫn luôn luôn duy trì một thái độ nghiêm túc, tinh thần làm việc chăm chỉ và ý chí mạnh mẽ. Mặc dù diện tích đất không lớn, nhưng từ Nam chí Bắc đều có sự phân bố 54 dân tộc với thói quen sinh hoạt khác nhau đã trở thành nguồn tài nguyên mang nhiều ưu thế cho để phát triển du lịch văn hóa. Tính đến tháng 8 năm 2014, Việt Nam có 40.000 di sản và danh lam thắng cảnh, trong đó có 3.000 địa danh liệt vào hàng di sản cấp quốc gia, 5000 di sản cấp tỉnh, chủ yếu ở 11 tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng, chiếm 70% tổng số di sản và danh lanh thắng cảnh trên toàn quốc.

Quần thể di tích Cố đô Huế luôn là điểm đến không thể thiếu của du khách trong và ngoài nước mối khi đến Huế

Các di sản quốc gia nổi tiếng bao gồm: quần thể di di sản Cố đô Huế, sườn phía bắc của hang động, dinh độc lập, hoàng thành Thăng Long, ATK Định Hóa Thái Nguyên, quần thể di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, khu di tích khởi nghĩa Yên Thế, thánh địa Mỹ Sơn, tam cố bích động Tràng An, văn miếu Quốc Tử Giám, vương quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, Đền Hùng, cố đô Hoa Lư, khu di tích Kim Liên, Côn Sơn Kiếp Bạc, nhà tù Côn Đảo, phủ Chủ tịch, khu di tích các mạng Tân Trào, nhà lưu niệm cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng, thành Nhà Hồ … Trong các di sản trên thì có bảy di sản được UNESCO vinh danh là Di sản thế giới, bao gồm: Thành Nhà Hồ, hoàng thành Thăng Long, quần thể di di sản Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn và Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng.

Việt Nam có 117 bảo tàng, chủ yếu ở hai thành phố lớn tập trung chủ yếu tại hai thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: Bảo tàng Lịch sử, bảo tàng Cách mạng, bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng Quân đội, bảo tàng Dân tộc học, bảo tàng Phụ nữ, … Hai bảo tàng quốc gia là Bảo tàng Cách mạng và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Việt Nam đã trưng bày và tái hiện đầy đủ và sâu sắc về lịch sử phát triển của Việt Nam.

Về nghệ thuật dân gian có đại diện nhất là nghệ thuật múa rối nước. Những con rối dưới sự điều khiển của những nghệ sỹ đứng ẩn sau bức màn sân khấu nước hòa cùng âm nhạc truyền thống đặc trưng bản sắc dân tộc Việt Nam đã thực sự hấp dẫn du khách mỗi khi đến với Hà Nội. Ngoài ra còn có những làn điệu chèo, quan họ, những ca khúc cải lương, tiếng đàn bầu, … đã làm say đắm lòng bao du khách trong và ngoài nước.

Về tài nguyên du lịch xã hội, Việt Nam một trong những quốc gia có nhiều lễ hội cấp quốc gia. Lễ hội truyền thống phát triển cùng lịch sử là sản phẩm tinh thần và đời sống văn hóa của người Việt. Từ xưa người Việt Nam đã có câu “Uống nước nhớ nguồn” và lễ hội là một biểu hiện truyền thống cao đẹp của nhân dân về câu nói này, ca ngợi hình tượng Thánh thần, trong đó có anh hùng lịch sử dân tộc và những anh hùng huyền thoại. Sự tưởng nhớ của người dân thông qua các lễ hội đã góp phần rất lớn tô đẹp thêm hình ảnh những người hùng dân tộc có công lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Bảo tàng dân tộc học hàng năm đón hàng triệu khách du lịch tới tham quan, tìm hiểu

Thống kê năm 2014 cho thấy, Việt Nam có 7.966 lễ hội, trong đó có 7039 lễ hội quốc gia (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%) . Ngày lễ quan trọng nhất của Việt Nam là Tết Nguyên Đán. Ngoài ra còn có tết Đoan Ngọ, tết Trung Thu, Quốc khánh, tết Nguyên tiêu,… Các lễ hội thường diễn ra vào dịp mùa Xuân và mùa Thu. Lễ hội tâm linh lịch sử thu hút nhiều người dân nhất là Giỗ tổ Hùng Vương (Quốc lễ),

Ngành du lịch Việt Nam qua gần 50 năm lịch sử phát triển và đã đạt được những thành quả rất lớn, trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của phát triển kinh tế quốc gia. Trước năm 1991, hệ thống tổ chức du lịch Việt Nam vẫn thiếu một quy mô tổ chức thống nhất. Từ sau năm 1991, khi bắt đầu áp dụng hàng loạt các chính sách mở cửa du lịch, ngành du lịch đã ngày càng được coi trọng phát triển. Trong những năm sau đó, Việt Nam tập trung vào việc tạo ra thương hiệu du lịch, các khái niệm về thương hiệu dần dần hình thành để phát triển một số sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch di sản, du lịch tâm linh, du lịch khám phá , … mở ra nhiều co hội cho phát triển du lịch văn hóa đã và đang thu hút hàng triệu du khách quốc tế mỗi năm đến với Việt Nam.

Tiềm Năng Du Lịch Văn Hóa – Làng Nghề Ở Ý Yên, Nam Định

Ý Yên là vùng đất cổ trên địa bàn huyện hiện có 499 đình, chùa, miếu, phủ là những di sản văn hóa mang đậm dấu ấn trong các giai đoạn lịch sử cách mạng của quê hương, trong đó có gần 40 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp bộ, cấp tỉnh và hàng chục di tích đang được nghiên cứu lập hồ sơ xếp hạng… Là một trong những “cái nôi” của phong trào cách mạng, đình Cát Đằng, xã Yên Tiến là một trong hai cơ sở của tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở tỉnh. Tại đây còn lưu giữ nhiều cổ vật, cổ thư và phong tục lễ hội của làng nghề sơn mài truyền thống.

Nhiều năm qua, di tích này đã được đầu tư, tôn tạo, xây dựng thành cụm di tích gồm: Đài tưởng niệm Bác Hồ, Nhà lưu niệm Bác Hồ với tượng Bác Hồ bằng đồng cao hơn 2m, Nhà bia Anh hùng liệt sỹ…

Từ di tích đình Thượng Đồng xuôi đường 57B đến di tích đình Đô Quan xã Yên Khang, thờ tướng Trần Nhân Trứ (thời Trần) có công đánh giặc Nguyên Mông. Công trình kiến trúc còn lưu giữ những mảng chạm khắc thời Lê, đặc biệt, có bệ đá đài sen thời Trần duy nhất trên đất Nam Định còn nguyên vẹn nét chế tác chạm khắc điêu luyện và những phù điêu mình người đầu chim tuyệt tác.

Xuôi theo đê sông Sắt đến di tích đền Mờm xã Yên Trị thờ tướng Đặng Dung, người có công đánh giặc Minh thời hậu Trần. Dọc theo triền đê về phía đông có đình thờ tướng Trần Khánh Dư, tới ngã ba Độc Bộ là đền Độc Bộ xã Yên Nhân thờ Triệu Việt Vương. Tương truyền tại ngã ba này xưa là cửa biển Đại Ác, vào thế kỷ thứ VI Triệu Việt Vương đã trẫm mình để giữ tròn khí tiết…

Ngoài ra, du khách có thể tới thăm phủ Quảng Cung (phủ Nấp) xã Yên Đồng được UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử văn hoá năm 2005. Theo thần phả đây là nơi giáng sinh của Mẫu Liễu Hạnh. Ngày nay phủ Quảng Cung đã được trùng tu xây dựng với cung đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, các đồ thờ tự có niên đại cổ như tượng Thánh Mẫu bằng đồng, bát hương đồng, chuông đồng, sắc phong, câu đối, đại tự, cửa võng đá, cột đá… Ngoài ra, du khách có thể tới thăm phủ Quảng Cung (phủ Nấp) xã Yên Đồng được UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử văn hoá năm 2005. Theo thần phả đây là nơi giáng sinh của Mẫu Liễu Hạnh. Ngày nay phủ Quảng Cung đã được trùng tu xây dựng với cung đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, các đồ thờ tự có niên đại cổ như tượng Thánh Mẫu bằng đồng, bát hương đồng, chuông đồng, sắc phong, câu đối, đại tự, cửa võng đá, cột đá…

Ngoài ra, du khách có thể tới thăm phủ Quảng Cung (phủ Nấp) xã Yên Đồng được UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử văn hoá năm 2005. Theo thần phả đây là nơi giáng sinh của Mẫu Liễu Hạnh. Ngày nay phủ Quảng Cung đã được trùng tu xây dựng với cung đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, các đồ thờ tự có niên đại cổ như tượng Thánh Mẫu bằng đồng, bát hương đồng, chuông đồng, sắc phong, câu đối, đại tự, cửa võng đá, cột đá…

Từ Yên Đồng ngược lên phía bắc tới làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên nổi tiếng với ngôi đình hiện còn lưu giữ nhiều mảng chạm khắc cổ. Nơi đây thờ Lão La Đại Thần Ninh Hữu Hưng, một tướng tài thời Đinh có công truyền nghề chạm khắc cho nhân dân địa phương. Các sản phẩm của làng nghề có mặt ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

Từ làng La Xuyên theo đường 57 du khách đến Thị trấn Lâm, trung tâm văn hóa chính trị của huyện thăm làng nghề đúc đồng Tống Xá, thăm đình ông tổ nghề đúc Nguyễn Minh Không, di tích được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Đến xã Yên Lợi có núi Ngô Xá xưa là Vạn Phong Thành Thiên, ngọn tháp được xây dựng từ thế kỷ XI đã bị quân Minh tàn phá.

Các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn huyện Ý Yên đều có giá trị về lịch sử – văn hoá, kiến trúc nghệ thuật. Nhiều năm qua, việc tổ chức lễ hội gắn với di tích đã phát huy giá trị các di tích. Trong các lễ hội thường diễn ra lễ rước kiệu, tế, tổ chức giao lưu văn nghệ, diễn các tích trò và các trò chơi dân gian như kéo lửa, chọi gà, cờ tướng, bắt trạch trong chum… Nét độc đáo của du lịch văn hoá ở Ý Yên còn là sự hình thành, phát triển các làng nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời như làng nghề sơn mài Cát Đằng, chạm khắc gỗ La Xuyên, đúc đồng Tống Xá… Các sản phẩm của các làng nghề truyền thống mang ý nghĩa bản địa độc đáo, thể hiện tinh hoa của đất và người nơi đây. Việc phát triển làng nghề truyền thống ở Ý Yên nhiều năm qua không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn phát triển tiềm năng du lịch – dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, tạo điều kiện để các giá trị văn hoá truyền thống được gìn giữ, phát huy.

Tuy vậy, để tiềm năng du lịch văn hóa Ý Yên được phát huy, cần có sự đầu tư cho hạ tầng cơ sở và dịch vụ du lịch song song với việc tăng cường tuyên truyền quảng bá giá trị các di sản văn hóa. Huyện Ý Yên khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, phát triển loại hình du lịch văn hoá, đẩy mạnh phong trào xã hội hoá các hoạt động văn hoá và thu hút mọi nguồn lực đầu tư phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của quê hương.

Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch Từ Tài Nguyên Văn Hóa

(QBĐT) – Quảng Bình là vùng đất chứa đựng rất nhiều di sản văn hóa gồm các di tích lịch sử, hệ thống hang động, lễ hội văn hóa và ẩm thực độc đáo cùng các làn điệu dân ca, dân vũ đặc trưng ở những vùng, miền… Chính sự phong phú về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể là điều kiện quan trọng để tỉnh khai thác, phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên, việc phát huy giá trị của di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh ta thời gian qua chưa tương xứng với giá trị, tiềm năng vốn có. Tiềm năng chờ được khai mở

Quảng Bình là địa phương có sự giao lưu và hội tụ văn hóa đa dạng trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Vì vậy, nơi đây chứa đựng nhiều di sản văn hóa đặc sắc. Một số di tích lịch sử, văn hóa đã trở thành điểm đến yêu thích của khách du lịch, như: Khu mộ và nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đài tưởng niệm Thanh niên xung phong, hang Tám Cô, núi Thần Đinh, đền Công chúa Liễu Hạnh, chùa Hoằng Phúc, làng chiến đấu Cảnh Dương… Song, bên cạnh đó còn rất nhiều di sản chưa được khai thác thành sản phẩm du lịch để thu hút du khách trong nước và quốc tế.

Ông Lê Hùng Phi, Chủ tịch Hội Di sản tỉnh cho biết: Về văn hóa vật thể, tuy số lượng không nhiều, song tỉnh ta hội tụ đủ 4 loại hình di tích: di tích lịch sử văn hóa, di tích khảo cổ, di tích kiến trúc, nghệ thuật, di tích danh thắng. Đó là các di sản tiêu biểu, như: đảo Chim, bãi biển Đá Nhảy, suối Bang, hệ thống hang động, di tích khảo cổ học Bàu Tró, hệ thống lũy Đào Duy Từ, chùa Hoằng Phúc, làng chiến đấu Cự Nẫm, ngầm Trạ Ang, bến phà Xuân Sơn… Hệ thống di tích Quảng Bình được kết nối liên hoàn theo hai chiều Bắc-Nam và Đông-Tây.

Đây là điều hết sức quan trọng trong phát triển du lịch theo hai tuyến: con đường di sản miền Trung (theo hướng Bắc-Nam) và hành lang Đông-Tây (Việt Nam-Lào-các tỉnh Đông Bắc Thái Lan). Ngoài ra, tỉnh ta còn có nhiều giá trị văn hóa phi vật thể gồm các lễ hội truyền thống và các làn điệu dân ca, dân vũ độc đáo.

Thực tế cho thấy, không ít tiềm năng chờ được khai mở và phát huy hiệu quả, như: tuyến đường Hồ Chí Minh, đường 12A với hàng chục di tích lịch sử ghi dấu hai cuộc kháng chiến trường kỳ và anh dũng của dân tộc (đèo Đá Đẽo, ngầm Khe Rinh, cầu Khe Ve, cổng trời Cha Lo, trận địa Nguyễn Viết Xuân…).

Việc đầu tư các mô hình du lịch cộng đồng để tìm hiểu, khám phá nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người Bru Vân Kiều, người Chứt, hay các hoạt động khác, như: du lịch tìm hiểu làng nghề truyền thống (nghề làm nón, nghề đan lát, nghề mộc chạm, rèn đúc… ở khắp các làng quê trong tỉnh); tìm hiểu các lễ hội văn hóa (lễ hội cầu ngư các xã vùng biển, lễ hội mồng 10 tháng ba làng Thổ Ngọa (Ba Đồn), lễ hội rằm tháng giêng làng Văn La (Lương Ninh, Quảng Ninh) và đưa các làn điệu dân ca, dân vũ (hò khoan Lệ Thủy, ca trù, hò biển, hát Kiều…) vào hoạt động du lịch chưa được quan tâm đúng mức.

Hội bài chòi là một trong những điểm nhấn của lễ hội chùa Hoằng Phúc (di tích lịch sử cấp quốc gia) ở xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy.

Theo thống kê, tỉnh ta hiện có 120 di tích được xếp hạng (gồm 52 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 68 di tích xếp hạng cấp tỉnh) và các di sản văn hóa phi vật thể gồm lễ hội, nghệ thuật diễn xướng, các ngành nghề thủ công truyền thống, văn hóa ẩm thực… Đây là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển du lịch bền vững.

Tuy nhiên, việc khai thác các giá trị của di sản văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh ta còn nhiều hạn chế. Điều dễ nhận thấy là cơ sở hạ tầng du lịch ở tỉnh ta chưa đồng bộ, sản phẩm du lịch từ di sản còn đơn điệu, chủ yếu mới phát huy những yếu tố lợi thế sẵn có, ít tính sáng tạo, do vậy giá trị chưa cao. Không ít di tích lịch sử, văn hóa đã xuống cấp nghiêm trọng như: Sở chỉ huy cơ bản của Bộ Tư lệnh 559 (xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh), lăng mộ Trung Bình hầu Trần Bình Ngũ (Trường Thủy, huyện Lệ Thủy), đền Song Trung (Phù Hóa,Quảng Trạch), đình Vịnh Sơn (Quảng Đông, Quảng Trạch), miếu thờ Hiệp biện Đại học sĩ, Thái học Đường Trần Cảnh Huống (Văn Hóa, Tuyên Hóa)… Một số làn điệu dân ca, dân vũ ở các địa phương đã bị mai một hoặc đang đứng trước nguy cơ thất truyền.

Khai thác song song với bảo tồn

Tại hội thảo khoa học “Nghiên cứu khai thác tiềm năng du lịch Quảng Bình từ tài nguyên văn hóa” được Hội Di sản tỉnh tổ chức gần đây, nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu cho rằng: Di sản văn hóa là tài sản chung của quốc gia, nên việc khai thác tiềm năng di sản vào phát triển du lịch phải tính đến sự bền vững để bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản. Và để đạt được điều đó cần có sự bắt tay chặt chẽ giữa những người làm du lịch và những người làm công tác quản lý di sản.

Ông Đặng Đông Hà, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho hay: Để các di tích tiêu biểu trở thành điểm đến hấp dẫn du khách, việc xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Du lịch. Dưới góc nhìn du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp thì điểm đến du lịch phải đáp ứng đồng bộ các dịch vụ bổ trợ, như: khu nghỉ dưỡng, hàng lưu niệm, thưởng thức văn hóa, ẩm thực địa phương… Vì vậy, cần phải xây dựng các sản phẩm, loại hình du lịch hấp dẫn, như: du lịch về nguồn, du lịch hoài niệm, du lịch tâm linh, du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử, du lịch cộng đồng… phù hợp với giá trị của các di tích; đồng thời, đưa các loại hình văn hóa phi vật thể vào khai thác nhằm làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch. Qua đó, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị của tài nguyên văn hóa trong phát triển du lịch.

Và để văn hóa “bắt tay” với du lịch, thời gian tới, ngành du lịch tỉnh ta sẽ tập trung triển khai nhiều hoạt động, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng các di tích tiêu biểu gắn với điểm đến và sản phẩm du lịch; đồng thời đẩy mạnh công tác quảng bá, liên kết du lịch… từng bước phát huy các giá trị của tài nguyên văn hóa để thúc đẩy du lịch phát triển theo hướng bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra.

Tiềm Năng Du Lịch Của Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, tiềm năng ấy thể hiện ở các thế mạnh sau:

Di tích

Tính đến tháng 8 năm 2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam.

Những Di tích quốc gia đặc biệt ở Việt Nam được Thủ tướng chính phủ ra quyết định xếp hạng ở 2 đợt đầu gồm: Cố đô Hoa Lư, Di tích Pác Bó, Dinh Độc Lập, Hoàng thành Thăng Long, Khu căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Khu di tích ATK Thái Nguyên, Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế, Khu di tích Kim Liên, Khu di tích Phủ Chủ tịch, Khu di tích Tân Trào, Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng, Nhà tù Côn Đảo, Quần thể di tích Cố đô Huế, Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn, Thắng cảnh Tràng An – Tam Cốc – Bích Động, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long, Đô thị cổ Hội An và Đền Hùng.

Tới năm 2014, có 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Việt Nam bao gồm: Quần thể danh thắng Tràng An, Thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng Long, Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, và Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

Việt Nam có 117 bảo tàng trong đó các bộ, ngành quản lý 38, các địa phương quản lý 79. Hai bảo tàng lịch sử mang tính quốc gia là Bảo tàng Cách mạng Việt Nam và Bảo tàng lịch sử Việt Nam hiện đang đề xuất thêm Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Tuy nhiên, hầu hết các bảo tàng đều vắng khách tham quan, đất công đôi khi bị lạm dụng và sử dụng trái mục đích.

Danh thắng

Tính đến hết năm 2010 Việt Nam được UNESCO công nhận 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới đó là Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Đồng Nai, Cù lao Chàm, Cần Giờ. Cà Mau và biển Kiên Giang

Hiện nay Việt Nam có 30 vườn quốc gia gồm Ba Bể, Bái Tử Long, Hoàng Liên, Tam Đảo, Xuân Sơn, Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương, Xuân Thủy, Bạch Mã, Bến En, Phong Nha-Kẻ Bàng, Pù Mát, Vũ Quang, Bidoup Núi Bà, Chư Mom Ray, Chư Yang Sin, Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Côn Đảo, Lò Gò-Xa Mát, Mũi Cà Mau, Núi Chúa, Phú Quốc, Phước Bình, Tràm Chim, U Minh Hạ, U Minh Thượng.

Việt Nam có 400 nguồn nước nóng từ 40-150 độ. Nhiều suối có hạ tầng xây dựng khá tốt như: Suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông, Lâm Đồng; suối nước nóng Kim Bôi Hòa Bình, suối nước nóng Bình Châu Bà Rịa-Vũng Tàu, suối nước nóng Kênh Gà, Ninh Bình, suối nước nóng Quang Hanh Quảng Ninh.

Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp. Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang.

Khu du lịch quốc gia

Việt Nam hiện có 21 khu du lịch quốc gia tính đến năm 2008, là những trọng điểm để đầu tư thúc đẩy phát triển du lịch. Các khu du lịch đó là:

Khu du lịch nghỉ dưỡng Sa Pa (Lào Cai)

Khu du lịch sinh thái hồ Ba Bể (Bắc Kạn)

Khu du lịch vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà (Quảng Ninh, Hải Phòng)

Khu du lịch suối Hai (Hà Nội)

Khu du lịch văn hóa Hương Sơn (Hà Nội)

Khu du lịch văn hóa Cổ Loa (Hà Nội)

Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình)

Khu di tích lịch sử Kim Liên (Nghệ An)

Khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình)

Khu du lịch đường mòn Hồ Chí Minh (Quảng Trị)

Khu du lịch Lăng Cô – Hải Vân – Non Nước (Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng)

Khu du lịch phố cổ Hội An (Quảng Nam)

Khu du lịch vịnh Vân Phong – mũi Đại Lãnh (Khánh Hòa)

Khu du lịch biển Phan Thiết – Mũi Né (Bình Thuận)

Khu du lịch Đankia – Suối Vàng

Khu du lịch hồ Tuyền Lâm (Lâm Đồng)

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh)

Khu du lịch sinh thái – lịch sử Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Khu du lịch biển Long Hải (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Khu du lịch sinh thái biển đảo Phú Quốc (Kiên Giang)

Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau (Cà Mau)

Khu du lịch sinh thái Măng Đen (KonTum)

Văn hóa

Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng về văn hoá, phong tục tập quán và lối sống riêng. Ngành du lịch và các địa phương đã nỗ lực xây dựng được một số điểm du lịch độc đáo, như du lịch cộng đồng Sa Pa, du lịch Bản Lát ở Mai Châu…

Tuy nhiên, từ hơn 20 năm phát triển du lịch, Việt Nam vẫn chưa có được một sân khấu, nhà hát biểu diễn nghệ thuật dân tộc nào đủ lớn để giới thiệu đến du khách quốc tế, để đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Ngoại trừ múa rối nước, hiện có 1 sân khấu nhỏ tại Hà Nội và sân khấu múa rối nước Rồng Vàng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Một số di sản văn hóa phi vật thể trên thế giới tại Việt Nam như Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Quan họ, Ca trù, Hội Gióng, Hát xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ).

Các vùng du lịch

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của các cơ quan quản lý xác định rõ Việt Nam có 7 vùng du lịch như sau:

Vùng trung du và miền núi phía Bắc: Bao gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang gắn với các hành lang kinh tế và các cửa khẩu quan trọng với Trung Quốc và Thượng Lào. Các địa bàn trọng điểm: TP. Lào Cai – Sa Pa – Phan Xi Păng; TP. Điện Biên Phủ và phụ cận; TP. Lạng Sơn và phụ cận Đền Hùng, vùng ATK.

Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc: Gồm Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Các địa bàn trọng điểm: thủ đô Hà Nội và phụ cận, Đồ Sơn – Cát Bà – Hạ Long – Bái Tử Long.

Vùng Bắc Trung Bộ: Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế gắn với hệ thống cửa khẩu quốc tế với Lào, với du lịch hành lang Đông Tây và hệ thống biển, đảo Bắc Trung Bộ. Các địa bàn trọng điểm: Huế và phụ cận; Kim Liên – Vinh – Cửa Lò – Cầu Treo.

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: gồm các tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với hệ thống biển đảo Nam Trung Bộ. Các địa bàn trọng điểm: Đà Nẵng – Quảng Nam, Nha Trang – Ninh Chữ, Phan Thiết – Mũi Né.

Vùng Tây Nguyên: gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng gắn với Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia. Các địa bàn trọng điểm: TP Đà Lạt và phụ cận, TP. Buôn Mê Thuột và phụ cận; Khu vực Bờ Y- TX. Kon Tum – TP. Pleiku.

Vùng Đông Nam Bộ: gồm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hành lang du lịch xuyên Á. Các địa bàn trọng điểm: Thành phố Hồ Chí Minh – Tây Ninh, Vũng Tàu – Côn Đảo.