Top 10 # Xem Nhiều Nhất Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam Trong Du Lịch Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tuvanduhocsing.com

Nét Đặc Trưng Trong Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam

22/05/2019

Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Đối với nhiều dân tộc, quốc gia, ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần. Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống…

Và mỗi khi nhắc đến đất nước Việt Nam xinh đẹp thì ẩm thực luôn là một đề tài thú vị. Ẩm thực của người Việt không chỉ là những món ăn, công thức chế biến mà đây là một nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Chúng được biết đến với những nét đặc trưng như: tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều loại nguyên liệu và gia vị khác nhau nhằm giúp tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ăn.

Với một đất nước có chiều dài lịch sử lâu đời và vị trí địa lý khác biệt, thì mỗi một vùng miền trên dải đất hình chữ S này lại có những món ăn đặc trưng, những món đặc sản riêng biệt không thể hòa lẫn.

Và trong số đầu tiên của Khám phá ẩm thực, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ẩm thực Việt Nam là gì? Và những nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người Việt trên đất nước Việt Nam. Tuy có ít nhiều có sự khác biệt giữa các vùng miền, dân tộc thì ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng người Việt.

Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra, lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam, cùng với đó là 54 dân tộc anh em. Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng – miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng. Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng. Đây là một văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau (luộc, xào, làm dưa, ăn sống); nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua, trong khi đó số lượng các món ăn có dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn. Những loại thịt được dùng phổ biến nhất là thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, các loại tôm, cá, cua, ốc, hến, trai, sò,…

Những món ăn chế biến từ những loại thịt ít thông dụng hơn như thịt chó, thịt dê, thịt rùa, thịt rắn, thịt ba ba,… thường không phải là nguồn thịt chính, nhiều khi được coi là đặc sản và chỉ được sử dụng trong một dịp liên hoan, tiệc nào đó với rượu uống kèm. Người Việt cũng có một số món ăn chay theo đạo Phật được chế biến từ các loại thực vật, không có nguồn thực phẩm từ động vật. Tuy nhiên, trong cộng đồng thì lại có rất ít người ăn chay trường, chỉ có các sư thầy trong các chùa hoặc người bị bệnh nặng buộc phải ăn kiêng.

Ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ. Bởi vậy trong hệ thống ẩm thực người Việt ít có những món hết sức cầu kỳ, hầm nhừ ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa, cũng không thiên về bày biện có tính thẩm mỹ cao độ như ẩm thực Nhật Bản, mà thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon, hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn thưởng thức rất thú vị dù không thực sự bổ béo (ví dụ như các món măng, chân cánh gà, phủ tạng động vật…).

Trong thực tế, nhiều người nhận thấy, một cách cảm tính, đặc trưng ẩm thực Việt Nam có sự khác biệt với các nền văn hóa ẩm thực khác trên thế giới: món ăn Trung Hoa ăn bổ dưỡng, món ăn Việt ăn ngon miệng, món ăn Nhật nhìn thích mắt. Tuy nhiên, đặc điểm này ngày càng phai nhòa trong thời hội nhập.

Theo ý kiến của Tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, ẩm thực Việt Nam có 9 đặc trưng:

– Tính hoà đồng hay đa dạng

Bắt đầu từ tính cách dễ dàng tiếp thu văn hóa, đặc biệt là văn hóa ẩm thực từ các dân tộc khác của người Việt, để từ đó chế biến thành của mình. Đây cũng là điểm nổi bật của ẩm thực của nước ta từ Bắc chí Nam.

– Tính ít mỡ.

Các món ăn Việt Nam chủ yếu làm từ rau, quả, củ nên ít mỡ (khá ít món ăn nấu ngập dầu), không dùng nhiều thịt như các nước phương Tây, cũng không dùng nhiều dầu mỡ như món của người Hoa.

– Tính đậm đà hương vị.

Khi chế biến thức ăn người Việt Nam thường dùng nước mắm để nêm, lại kết hợp với rất nhiều gia vị khác,… nên món ăn rất đậm đà. Mỗi món khác nhau đều có nước chấm tương ứng phù hợp với hương vị.

– Tính tổng hoà nhiều chất, nhiều vị.

Các món ăn Việt Nam thường bao gồm nhiều lọai thực phẩm như thịt, tôm, cua cùng với các loại rau, đậu, gạo. Ngoài ra còn có sự tổng hợp của nhiều vị như chua, cay, mặn, ngọt, bùi béo…

– Tính ngon và lành.

Ẩm thực Việt Nam là sự kết hợp giữa các món, các vị lại để tạo nên nét đặc trưng riêng. Những thực phẩm mát như thịt vịt, ốc thường được chế biến kèm với các gia vị ấm nóng như gừng, rau răm… Đó là cách cân bằng âm dương rất thú vị, chỉ có người Việt Nam mới có…

– Dùng đũa.

Giống một vài nước châu Á khác thì việc sử dụng đũa là một nét đặc trưng rất thú vị của ẩm thực Việt, bạn có thể sử dụng đũa trong hầu hết các món ăn, từ kho, xào, chiên, hay thậm chí là cả canh. Đôi đũa Việt có mặt trong mọi bữa cơm gia đình, ngay cả khi quay nướng, người Việt cũng ít dùng nĩa để xiên thức ăn như người phương Tây. Kèm với đó thì gắp là một nghệ thuật, gắp sao cho khéo, cho chặt đừng để rơi thức ăn…

– Tính cộng đồng hay tính tập thể.

Tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong ẩm thực Việt Nam, bao giờ trong bữa cơm cũng có bát nước mắm chấm chung, hoặc múc riêng ra từng bát nhỏ từ bát chung ấy.

– Tính hiếu khách.

Trước mỗi bữa ăn người Việt thường có thói quen mời. Lời mời thể hiện sự giao thiệp, tình cảm, hiếu khách, mối quan tâm trân trọng người khác…

– Tính dọn thành mâm.

Người Việt có thói quen dọn sẵn thành mâm, dọn nhiều món ăn trong một bữa lên cùng một lúc chứ không như phương Tây ăn món nào mới mang món đó ra.

Đặc điểm ẩm thực Việt theo từng miền

Miền Bắc

Ẩm thực miền Bắc đặc trưng với khẩu vị mặn mà, đậm đà, thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Sử dụng nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến… và nhìn chung, do truyền thống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn, ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá. Nhiều người đánh giá cao ẩm thực Hà Nội một thời, cho rằng nó đại diện tiêu biểu nhất của tinh hoa ẩm thực miền Bắc Việt Nam với những món phở, bún thang, bún chả, các món quà như cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì… và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng.

Ẩm thực miền Nam, có thiên hướng hảo vị chua ngọt, đây là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, có đặc điểm là thường cho thêm đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa). Nền ẩm thực này cũng sản sinh ra vô số loại mắm khô (như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía…). Ẩm thực miền Nam cũng dùng nhiều đồ hải sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc (các loại cá, tôm, cua, ốc biển), và rất đặc biệt với những món ăn dân dã, đặc thù của một thời đi mở cõi, hiện nay nhiều khi đã trở thành đặc sản: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng trui…

Ẩm thực miền Trung

Đồ ăn miền Trung được biết đến với vị cay nồng, với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Các tỉnh thành miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Bình Định rất nổi tiếng với mắm tôm chua, các loại mắm ruốc hay các loạiđặc sản bánh kẹo Đà Nẵng, Huế. Đặc biệt, ẩm thực Huế do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, cho nên rất cầu kỳ trong chế biến và trình bày. Một mặt khác, do địa phương không có nhiều sản vật mà ẩm thực hoàng gia lại đòi hỏi số lượng lớn món, nên mỗi loại nguyên liệu đều được chế biến rất đa dạng với trong nhiều món khác nhau.

Ẩm thực thể hiện văn hóa tinh thần người Việt

Văn hóa tinh thần của người Việt trong ẩm thực chính là sự thể hiện nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, là sự cư xử giữa người với người trong bữa ăn, làm vui lòng nhau qua thái độ ứng xử lịch lãm, có giáo dục. Việc ăn uống đều có những phép tắc, lề lối riêng, từ bản thân, đến trong gia đình, rồi các mối quan hệ ngoài xã hội.

Bản thân mỗi người phải biết giữ gìn, thận trọng trong khi ăn, cũng như đề cao danh dự của mình: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, hay “ăn phải nhai, nói phải nghĩ.

Trong gia đình: ăn chung mâm, ưu tiên thức ăn ngon cho người lớn tuổi, trẻ nhỏ”kính trên nhường dưới”, thể hiện sự kính trọng, tình cảm yêu thương. Bữa cơm hàng ngày được xem là bữa cơm xum họp gia đình, mọi người quây quần bên nhau, cùng nhau vui vầy sau một ngày làm việc mệt nhọc.

Ngoài xã hội: việc mời khách đến nhà thể hiện nét văn hóa giữa người với người trong xã hội. Khi có dịp tổ chức ăn uống, gia chủ thường làm những món ăn thật ngon, nấu thật nhiều để đãi khách. Chủ nhà thường gắp thức ăn mời khách, tránh việc dừng đũa trước khách, và có lời mời ăn thêm khi khách dừng bữa. Bữa cơm thiết không chỉ đơn thuần là cuộc vui mà còn thể hiện tấm lòng hiếu khách đặc trưng của người Việt.

Ẩm thực Việt Nam là một bức tranh đầy màu sắc, nêu bật lên bản sắc riêng của từng dân tộc, vùng miền nhưng chúng vẫn mang trong mình cốt cách, linh hồn Việt đồng nhất. Đậm đà vị dân tộc không thể xóa nhòa.

Khai Thác Văn Hóa Ẩm Thực Trong Du Lịch

Thời gian gần đây, ẩm thực Việt được quan tâm đưa vào các sự kiện lớn nhằm quảng bá rộng rãi ra với du khách, cộng đồng quốc tế. Nhiều món ăn đã được định vị từ tên gọi, nguồn gốc.

Tuy nhiên, trong thực tế khai thác khách du lịch thì mảng ẩm thực chưa có được vị trí tương xứng với tiềm năng phong phú và sự hấp dẫn, độc đáo; cũng như chưa được chú trọng đặt nó trong những không gian văn hóa cụ thể để hướng đến cái phần hồn cốt, tinh túy nhất của ẩm thực Việt.

Săn chuột đồng trong trang trại lúa hữu cơ ở Đồng Tháp.

Nếu chỉ nói phần chung nhất, phần “đại diện” thôi thì ẩm thực Việt Nam đã vô cùng đa dạng, phong phú, như: ẩm thực 3 miền, ẩm thực các dân tộc, ẩm thực xưa và nay… có thể nói không quá, đó là cả một thế giới đa sắc màu văn hóa.

Ở đó, có sự cầu kỳ, tinh tế lẫn sự mộc mạc hoang sơ; sự kết nối giữa quá khứ đến hiện tại, sự giao thoa giữa dân tộc và thế giới, mà mỗi món ăn là một câu chuyện ly kỳ của lịch sử, văn hóa và những nét đẹp truyền thống về phong tục tập quán của dân tộc và vùng miền.

Tuy nhiên, phần lớn chúng ta chưa khai thác được cái thế mạnh đặc biệt này; trong khi ẩm thực chính là một cấu thành cực kỳ quan trọng trong mỗi chuyến lữ hành của du khách.

Xin nói “gọn gọn” ở khu vực đồng bằng Nam Bộ và một số định hướng đang mở ra niềm hy vọng lớn từ những tài nguyên du lịch sẵn có, nhưng có thể tạo nên sự hấp dẫn mới lạ, sự khác biệt.

Đương nhiên, trong việc thiết kế tour để chào bán cho du khách, trong đó có ẩm thực, chúng ta phải tùy phân khúc, tùy dạng khách Âu, Á, Mỹ… mà có sự linh hoạt để phù hợp với “khẩu vị” của từng dạng khách, từng đoàn khách.

Tuy nhiên, đối với dạng khách chuyên đề, chính là lúc chúng ta cần phát huy tối đa ý tưởng để có thể xây dựng những chương trình ẩm thực thật đặc biệt, để giới thiệu trọn vẹn cái “phần xác” lẫn “phần hồn” của văn hóa ẩm thực.

Và cao hơn nữa là một chiến lược quảng bá thương hiệu mang tính vùng miền, quốc gia đối với văn hóa ẩm thực trong du lịch.

Cũng cần ghi nhận trong nhiều năm qua, các công ty du lịch của Vĩnh Long đã có nhiều sáng kiến xây dựng các tour riêng biệt nhằm tạo nên sự hấp dẫn cho du khách trong quá trình thưởng thức các món ăn bản địa.

Du khách tham gia thu hoạch tôm càng xanh trong trang trại lúa- tôm của anh Huỳnh Chí Phương ở Kiên Giang.

Trong đó, đáng chú ý như các tour: tát mương bắt cá, mò ốc, mò cua, hay như các tour dỡ chà, chài lưới…, những món ăn được chế biến từ chính sản phẩm mà du khách đánh bắt được.

Tuy nhiên, dòng đời sản phẩm đến lúc nào đó cũng được kết thúc, khi mà câu chuyện được dẫn dắt như “diễn tuồng” hơn là sự thâm nhập thực tế vào đời sống, sinh hoạt văn hóa thực sự của một vùng đất.

Ngược lại, nếu một tour thực tế được tổ chức trong môi trường sinh thái thiên nhiên thì sẽ tạo nên sự cuốn hút thực sự và du khách hiểu sâu hơn lịch sử, văn hóa thông qua không gian câu chuyện được dẫn dắt bởi những món ăn.

Điển hình như chuyện giăng câu, cắm câu, chài lưới trong trang trại lúa mùa của ông Lê Quốc Việt ở Minh Lương (Kiên Giang); chuyện săn chuột đồng trong trang trại lúa của anh Tiếng ở Đồng Tháp.

Ấn tượng như tour tham gia mùa thu hoạch tôm càng xanh trong ruộng lúa của Công ty ADS của anh Huỳnh Chí Phương ở Kiên Giang…

Món ăn không đơn thuần được dọn sẵn lên bàn, mà được chính tay du khách khai thác trong môi trường sinh thái thực sự, tái hiện lại đúng như không gian Nam Bộ xưa, bên cạnh những ruộng lúa mênh mông, những bầy trâu đang ngâm mình trong nước; chính người miền Tây còn cảm thấy vô cùng hứng thú với những hoạt động này.

Món ăn lúc này nó thể hiện trọn vẹn phần “vật thể” và “phi vật thể” của văn hóa ẩm thực trong một chương trình du lịch.

Khai thác văn hóa ẩm thực theo hướng này nó cũng phù hợp với định hướng khai thác cái thế mạnh nông nghiệp trong du lịch đối với vùng đất ĐBSCL.

Và nó thực sự là thế mạnh đối với những trang trại nông nghiệp kết hợp khai thác tour du lịch. Gần đây, một doanh nghiệp ở Vĩnh Long đang triển khai một mô hình bảo tàng nông nghiệp với quy mô lớn, hướng đến khai thác du lịch cùng với hệ thống nhà hàng, khách sạn, các cụm homestay liên hoàn, là một tín hiệu đáng mừng của ngành du lịch.

Hy vọng đây sẽ là định hướng mang tính bứt phá, tạo nên sự khác biệt rất đặc biệt khai thác được thế mạnh nông nghiệp và văn hóa ẩm thực Nam Bộ trong tương lai không xa.

Bài, ảnh: NGỌC TRẢNG

Văn Hóa Ẩm Thực An Giang

Sức hút của ẩm thực An Giang là sự pha trộn của một nền văn hóa ẩm thực đa dạng nhưng mỗi món ăn đều mang bản sắc riêng. Điều kiện môi sinh và thổ nhưỡng với hệ thống chi chít sông, ngòi, ao, hồ, kênh, rạch… khiến cho sản vật dồi dào, nguồn lương thực, thực phẩm phong phú, đa dạng, tạo nên cuộc sống dư giả, phóng khoáng của cư dân nơi đây.

Lúa gạo là nguồn lương thực chính của người dân An Giang. Nguồn thực phẩm chính được sử dụng để chế biến món ăn chủ yếu là các loài thủy sản đánh bắt được như cá, tôm, cua, ốc, ếch, lươn, rắn, chuột… cùng với một số loại rau đồng. Sự giàu có, đa dạng của sản vật đã tạo nên tính chất phóng khoáng cho văn hóa ẩm thực An Giang. Tính phóng khoáng được thể hiện từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến khâu chế biến và cách thưởng thức. Trong quá trình chế biến, tùy theo sở thích, thói quen hay hoàn cảnh gia đình mà có cách kết hợp các loại thủy sản với các loại rau khác nhau. Không cầu kỳ về nguyên liệu và gia vị, không có nguyên tắc chính thống về phương thức chế biến nhưng ẩm thực của người dân An Giang vẫn đảm bảo sự tươi ngon, hấp dẫn của từng món ăn. Bữa ăn của người dân An Giang rất mộc mạc và đơn giản nhưng lại có giá trị dinh dưỡng cao và đẹp mắt.

Có thể nói, những món ăn, thức uống được chế biến từ thốt nốt đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền ẩm thực của An Giang. Đường thốt nốt của người Khmer An Giang có vị ngọt thanh, mùi thơm đặc trưng, được người tiêu dùng ưa chuộng. Nước thốt nốt, thạch thốt nốt, bánh bò thốt nốt, bia chua thốt nốt… là những đặc sản vùng Bảy Núi đáp ứng nhu cầu khám phá văn hóa ẩm thực của du khách.

An Giang còn nổi tiếng với nhiều món ăn gắn liền với các địa danh và luôn có sức hấp dẫn đối với thực khách. Bánh canh Vĩnh Trung (huyện Tịnh Biên) được làm bằng gạo lúa sóc nên cọng bánh mềm, dai có mùi thơm đặc trưng cùng độ dẻo tự nhiên. Bò bảy món Núi Sam (thành phố Châu Đốc) với lòng bò luộc, bò đun bánh hỏi, cháo bò, bò khìa bánh mì, bò xào lá giang, bò lúc lắc và bò bít tết luôn được đánh giá là thơm ngon và mềm, ngọt. Xôi phồng Chợ Mới (huyện Chợ Mới) ăn kèm gà quay được đánh giá là món ăn thơm ngon, hấp dẫn du khách. Bò leo núi Tân Châu (thị xã Tân Châu) lôi cuốn bởi tên gọi, cách chế biến, cách thưởng thức, độ mềm mại và sự thơm ngọt. Bánh xèo Núi Cấm (huyện Tịnh Biên) lôi cuốn thực khách bởi hơn 20 loại rau rừng ăn kèm. Thưởng thức bánh xèo Núi Cấm thực khách sẽ được nếm các loại rau với đủ mùi vị, tất cả hòa trộn thành một hương vị rất đặc biệt.

Từ sự ưu đãi về thiên nhiên và đặc trưng văn hóa của từng tộc người mà An Giang đã có nhiều món ăn mang đậm phong vị địa phương và có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Trong đó, văn hóa ẩm thực của người Chăm An Giang có nhiều nét riêng biệt và có sức hấp dẫn du khách rất cao. Người Chăm An Giang không ăn thịt heo nên sử dụng thịt bò, gà, dê, cá là chủ yếu. Trong các món ăn của người Chăm, hầu như món nào cũng sử dụng nước cốt dừa và liều lượng chỉ gia giảm tùy theo từng món ăn. Cà ri, cà púa hay cà rìng, cơm nị là món ăn truyền thống, đặc trưng trong những ngày lễ, tết của dân tộc mang lại cho người thưởng thức những nét hấp dẫn rất riêng. Bên cạnh đó, tung lò mò (lạp xưởng bò) là món ăn truyền thống nổi tiếng lâu đời của người Chăm. Tung lò mò được làm từ thịt bò xay trộn cùng cơm nguội và nhiều loại gia vị bí truyền. Đây là món ăn ngon, bổ dưỡng và thường có mặt trong mâm cơm tiếp đãi khách của người Chăm. Những nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực và phong cách ăn uống cùng yếu tố thẩm mỹ của các món ăn là các yếu tố góp phần tăng giá trị về mặt tài nguyên du lịch của các làng Chăm.

Tận dụng nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên, người Khmer đã tạo nên một nền ẩm thực độc đáo và hấp dẫn. Tuy không cầu kỳ và bắt mắt trong phong cách trang trí nhưng văn hóa ẩm thực của người Khmer An Giang rất phong phú, đa dạng và mang bản sắc riêng, thể hiện được cách ứng xử linh hoạt của con người với thiên nhiên. Trong đó, có các món tiêu biểu như cốm dẹp, mắm bò hóc, canh sim lo… có hương vị đậm đà, đặc trưng, được các tộc người cộng cư ưa thích và dần trở thành những món ăn quen thuộc trong đời sống của người dân An Giang.

An Giang còn nổi tiếng với nhiều món ăn mang tính giao lưu tiếp biến văn hóa của các dân tộc như khô, mắm, gỏi sầu đâu, gà hấp lá chúc, bún cá… Đây là những món ăn ngon nổi tiếng của vùng đất An Giang, được nhiều du khách yêu thích. Thành phố Châu Đốc được mệnh danh là vương quốc mắm vì hầu hết các chợ trong vùng đều có một khu dành riêng bán các loại mắm: mắm chốt, mắm sặt, mắm trèn, mắm thái… Mắm Châu Đốc nổi tiếng với mùi đặc trưng, có vị rất đặc biệt và được đánh giá cao về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, ẩm thực mùa nước nổi chỉ có ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó An Giang là nơi đầu tiên nhận con nước về và có mùa nước nổi kéo dài nên ẩm thực mùa nước nổi ở An Giang có phần nổi tiếng hơn các địa phương khác trong khu vực.

Các món ăn được chế biến từ các sản vật địa phương không chỉ phục vụ cho nhu cầu ăn uống của người dân địa phương, mà đã trở thành những đặc sản ưa thích của du khách, trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn của địa phương.

Ths. Nguyễn Thị Mỹ Duyên

Nét Độc Đáo Trong Văn Hóa Ẩm Thực Nhật Bản

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản có gì độc đáo

Sự kết hợp, giao thoa của nhiều nền ẩm thực

Nét độc đáo của ẩm thực Nhật Bản được hình thành từ sự giao thoa của các nển ẩm thực. Đó chính là sự pha trộn tinh tế, hài hòa trong các món ăn của Nhật cùng các quốc gia khác trên thế giới. Vì vậy khi du lịch Nhật ngoài các món ăn truyền thống bạn sẽ thấy trong các khẩu phần ăn còn có thêm bánh mì, xúc xích,…

Triết lý ẩm thực

Trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản, ở tất cả các món ăn đều được chế biến theo quy tắc” tam ngũ“. Nó được hiểu là:

Ngũ sắc: trắng – vàng – đỏ – xanh – đen

Ngũ vị: ngọt – chua – cay – đắng – mặn

Ngũ pháp: sống – ninh – nướng – chiên – hấp

Hầu như các món ăn Nhật đều không sử dụng gia vị, người đầu bếp chủ yếu tận dụng các hương vị tự nhiên có sẵn trong các món ăn như: cá, rong biển, gạo, đậu nành, rau.

Ý nghĩa văn hóa của các món ăn Nhật

Với người dân Nhật các món ăn đều mang ý nghĩa đặc biệt, như một lời chúc tốt lành muốn gửi đến thực khách thưởng thức nó. Ví dụ như:

Chúc về sức khỏe: món đậu phụ

Chúc thịnh vượng, sung túc: món Sushi cá trap biển

Chúc trường thọ: món Tempura; Các món tôm cũng tượng trưng cho sự trường thọ (người Nhật tin rằng lưng tôm càng cong thì càng trường thọ).

Chúc gia đình đông vui: món trứng cá tuyết nướng

Chúc kéo dài tuổi thọ, trừ tà khí: rượu sake

Rượu sake để trừ tà khí và kéo dài tuổi thọ

Dinh dưỡng trong các món ăn Nhật

Chế độ dinh dưỡng chuẩn ẩm thực của Nhật Bản được gọi là “ichi ju san sai“, có nghĩa là nghĩa là “1 súp, 3 món, ăn với cơm“, có từ thời Muromochi.

Trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản, đậu nành là món không thể thiếu trong các bữa ăn và cùng với đó là các món được chế biến từ hải sản, rau củ,…các món này rất ít calo nhưng lại có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe.

Văn hóa bàn ăn

Trong các bữa ăn người dân Nhật cũng đề cao các quy chuẩn và phép tắc. Bạn có thể hình dung theo các giai đoạn sau:

+ Trước khi ăn, họ sẽ dùng thành ngữ “Itadakimasu – xin mời“, có hàm ý xin phép.

+ Sau khi ăn xong, họ dùng thành ngữ “Gochiso sama deshita – cảm ơn vì món ăn ngon”.

+ Nếu mòi rượu sake thi sẽ rót cho mọi người trước, cuối cùng mới rót cho mình. Ngoài rượu, người Nhật cũng sử dụng cả bia, rượu shochu trong bữa ăn.

Người dân Nhật Bản thích sử dụng chén dĩa có nhiều họa tiết bắt mắt, chất liệu chủ yếu là gốm và sơn mài. Các loại chén, dĩa cũng được sử dụng khác nhau theo các mùa khác nhau trong năm.

Sushi

Sushi là một trong những món ăn được người dân Nhật và du khách ưa thích. Theo văn hóa ẩm thực Nhật Bản món sushi ở Nhật sẽ được chế biến theo 4 mùa trong năm, mỗi mùa là mỗi món tương ứng khác nhau. Cụ thể như:

Mùa xuân: thời tiết dễ mát mẻ, trong tiết trời mùa xuân người dân Nhật thường ăn 5 món sushi hải sản là: sayori (từ cá biển); hama-guri (từ trai biển vỏ cứng); miru-gai (từ tôm, cua, trai, sò, vẹm; tori-gai (từ sò trứng Nhật);); kisu (từ cá biển đen Nhật).

Mùa hạ: ăn 4 món sushi hải sản là: aji (từ cá ngừ Nhật); uzuki (từ cá vược biển); awabi (từ bào ngư); anago (từ cá chình biển Nhật).

Mùa thu: ăn 3 món sushi hải sản là: kampachi (từ cá kampachi); saba ( từ cá thu); kohada (từ cá trích, cá mòi có chấm).

Mùa đông: thời tiết lạnh và có tuyết rơi người Nhật sẽ ăn 4 món sushi hải sản: ika (từ cá nục); aka-gai (từ trai biển lớn); hirame (từ cá bơn); tako (từ bạch tuộc)

Ngoài ra, người dân Nhật còn thường ăn các món sushi làm từ: nhím biển, cá ngừ, tôm hùm, trứng,…quanh năm.

Hiện nay, văn hóa ẩm thực Nhật Bản ngày càng nổi tiếng trên khắp thế giới. Nếu có dịp đến với xứ sở hoa anh đào, bạn đừng quên thưởng thức và cảm nhận nền ẩm thực độc đáo này. Bạn cũng có thể tham khảo các tour du lịch Nhật Bản của Du lịch Việt Nam để chọn cho mình một chuyến đi trải nghiệm ẩm thực nhiều thú vị.