Top 5 # Xem Nhiều Nhất Vườn Du Lịch Hoàng Anh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tuvanduhocsing.com

Vườn Quốc Gia Hoàng Liên

Khám phá hệ thực vật đa dạng ở vườn quốc gia Hoàng Liên

Nằm cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 20km, du khách phải vượt qua những con đường dốc quanh co trên đèo Ô Quy Hồ và đèo Hoàng Liên để đặt chân đến Vườn quốc gia Hoàng Liên.

Đứng trên độ cao 1.000m so với mực nước biển, khách tham quan sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Những dãy núi trùng điệp ngập tràn một màu xanh của rừng đại ngàn, điểm xuyết trên đó là những đám mây trắng xóa, lẫn trong tiếng gió thổi vi vu là tiếng thác gầm gào. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên vừa hoang sơ vừa trữ tình thôi thúc du khách tiếp tục khám phá.

Vườn Quốc gia Hoàng Liên được xem là một trong những khu rừng đặc dụng quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Với tổng diện tích vùng lõi lên đến 29.845ha, trong đó bao gồm một hệ thống núi cao thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Fansipan cao 3.143m và diện tích vùng đệm là 38.724 ha.

Khu vườn này trải dài từ huyện Sa Pa, huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai sang tận 2 xã thuộc huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

Tới vườn Quốc gia Hoàng Liên, bạn sẽ được khám phá một hệ động thực vật rừng vô cùng phong phú. Nơi đây có khoảng hơn 2.000 loài thực vật trong đó 66 loài được ghi vào trong Sách Đỏ như: Bách xanh, Thiết sam, Thông tre, Thông đỏ…

Bên cạnh hệ thực vật phong phú, vườn Quốc gia còn có những loài động vật đa dạng với 66 loài thú, 347 loài chim, 41 loài lưỡng cư và 61 loài bò sát, trong đó 16 loài quý hiếm được ghi vào trong Sách Đỏ, trong đó có ếch gai.

Với một hệ sinh thái rừng phong phú như vậy, vườn Quốc gia Hoàng Liên được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học vào bậc nhất của nước ta.

Nếu có dịp ghé qua nơi đây, bạn đừng bỏ qua cơ hội đến với địa điểm thăm quan Sa Pa thú vị này.

Những trải nghiệm độc đáo ở vườn Quốc gia Hoàng Liên

Đến với Vườn Quốc gia Hoàng Liên, ngoài việc được thưởng thức cảnh đẹp, du khách còn được những trải nghiệm vô cùng thú vị. Tại đây, bạn sẽ cảm nhận 4 mùa xuân – hạ – thu – đông chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ.

Sáng sớm khi mặt trời còn chưa phá tan các vầng mây, bao phủ toàn bộ không gian vườn quốc gia là sương mù. Đến gần trưa, những tia nắng bắt đầu xuyên qua từng tán lá rậm rạp chiếu xuống những thảm cỏ xanh tươi tốt trông như những viên ngọc quý.

Du khách không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên nơi đây mà còn được lưu trú qua đêm trên lưng chừng núi để cảm nhận trọn vẹn được vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ. Bên cạnh đó, du khách cũng có thể tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa – văn nghệ với đồng bào dân tộc trong các bản làng.

Đặc biệt, hàng năm, nơi đây còn diễn ra Giải leo núi “Chinh phục đỉnh Phan Si Păng” với qui mô cấp quốc gia thu hút được sự quan tâm của các vận động viên trong và ngoài nước. Việc tổ chức Giải nhằm mục đích giới thiệu du lịch Sa Pa nói chung và vườn Quốc gia Hoàng Liên nói riêng đến bạn bè gần xa.

Cùng với đèo Ô Quý Hồ và Cổng Trời, vườn Quốc gia Hoàng Liên là điểm nhấn thú vị trong hành trình du lịch Sa Pa của du khách. Trong tương lai với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch sinh thái, vườn quốc Gia sẽ trở thành địa điểm thăm quan Sa Pa hấp dẫn du khách gần xa.

Bộ Trưởng Hoàng Tuấn Anh Lạc Quan Về Du Lịch Việt Nam

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã trả lởi chất vấn của các ĐBQH.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết, mức góp GDP của ngành du lịch đang gia tăng. Năm 1995, chỉ số này chỉ là hơn 3% và năm 2012 gần 6%, giải quyết việc làm cho 1,4 triệu người. Du lịch Việt Nam mới phát triển từ năm 1990 với 100.000 lượt khách quốc tế và 1 triệu lượt khách nội địa. Song năm 2012 đã có 6,8 triệu lượt khách quốc tế, chi tiêu và thời gian lưu trú của khách tăng hơn.

Trước yêu cầu của ĐBQH so sánh sự phát triển du lịch Việt Nam với Thái Lan, Malaysia, Singapore, trong khi, tiềm năng du lịch Việt Nam lớn hơn các nước này rất nhiều, với 9 di sản được thế giới công nhận, Bộ trưởng nói, đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu thu hút 10 triệu lượt khách, đạt doanh thu 18 – 20 tỷ USD. Để đạt mục tiêu này, cần tuyên truyền để người dân không chèo kéo khách, cần có sản phẩm đặc trưng, tạo sức hấp dẫn lớn hơn cho du lịch Việt Nam…

Phân tính cơ sở hỗ trợ du lịch phát triển, Bộ trưởng cho biết các nước Campuchia, Malaysia, Thái Lan, Myamar… đã có cảnh sát du lịch. “Việt Nam chưa có lực lượng này thì cần huy động cảnh sát trật tự hỗ trợ bảo vệ du khách, các vùng trọng điểm cần lắp camera và có đường dây nóng”, ông Hoàng Tuấn Anh đề nghị.

Cũng theo Bộ trưởng VHTT&DL, Bộ đã trao đổi với Bộ Công an nhưng đây là vấn đề lớn nên phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Trong lúc chưa có lực lượng này, ngành du lịch rất cần sự hỗ trợ, hợp tác của lực lượng cảnh sát trật tự để tạo môi trường du lịch tốt hơn.

“Tiềm năng du lịch rất lớn, song biến thành hiện thực thì phải phấn đấu nhiều, cần chung tay góp sức của người dân, địa phương”, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhận định.

Bộ trưởng VHTT&DL thừa nhận vẫn còn hiện tượng “chặt chém”, chèo kéo, gây ảnh hưởng xấu tới du khách. Nguyên nhân chưa thể chữa khỏi “căn bệnh trầm kha” này, theo Bộ trưởng, là do việc phối hợp liên ngành chưa tốt, việc kiểm tra giám sát những điểm có nguy cơ chưa cao, hình thức xử phạt còn thấp.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho rằng, hiện tượng này không nhiều. Người đứng đầu ngành VHTT&DL cũng hoan nghênh một số địa phương đã quyết liệt để xử lý vấn nạn trên. Chẳng hạn, tỉnh Thanh Hóa lập đường dây nóng và tổ thường trực tiếp nhận phản ánh của khách hàng để có thể xử lý ngay sự việc xảy ra. Bộ sẽ đề xuất Chính phủ ban hành nghị định tăng mức xử phạt hành chính với hành vi chặt chém, chèo kéo khách.

“Có tình trạng chặt chém, lừa gạt khách du lịch, song không phải phổ biến và đã được cấp bách xử lý. Du lịch Việt Nam vẫn có hình ảnh tốt với du khách”, Bộ trưởng khẳng định.

Về vấn đề quốc hoa, Bộ trưởng cho biết có một vấn đề bất cập là Hiến pháp không công nhận cấp thẩm quyền nào phê duyệt Quốc hoa nên Thủ tướng giao cho Bộ phối hợp các đài báo tuyên truyền, tôn vinh trong nhân dân.

Nhật Thanh

Bổ Nhiệmhoàng Anh Huy Làm Hiệu Trưởng Trường Đại Học Tn&Amp;Mt Hà Nội

– Sáng 9/1, tại Hà Nội đã diễn ra lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng trường Đại học TN&MT Hà Nội. Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân tới dự và trao quyết định cho tân Hiệu trưởng Hoàng Anh Huy. Tham dự buổi lễ còn có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, cán bộ, giáo viên nhà trường.

Theo Quyết định số 3899/QĐ-BTNMT của Bộ tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà bổ nhiệm chúng tôi Hoàng Anh Huy, Phó Hiệu trưởng trường Đại học TN&MT Hà Nội (kiêm nhiệm Giám đốc Phân hiệu của Trường tại tỉnh Thanh Hóa) giữ chức Hiệu trưởng Trường Đại học TN&MT Hà Nội kể từ ngày 01/01/2019.

Phát biểu giao nhiệm vụ đối với tân Hiệu trưởng, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cho biết: “Được bổ nhiệm Hiệu trưởng trường Đại học TN&MT Hà Nội là vinh dự lớn, đồng thời cũng là trách nhiệm cao đối với chúng tôi Hoàng Anh Huy. Trong bối cảnh hiện nay, khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đòi hỏi các trường đại học nói chung và Nhà trường nói riêng phải đào tạo được nguồn nhân lực có các kỹ năng mới và trình độ cao hơn so với trước đây để đáp ứng được yêu cầu của xã hội, của thị trường lao động”.

Thứ trưởng chỉ đạo, trong thời gian tới Nhà trường tiếp tục năng động, sáng tạo trong việc xây dựng và phát triển theo Chiến lược phát triển Trường, phấn đấu đến năm 2025 trở thành trường đại học trọng điểm về đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực TN&MT trình độ đại học cho cả nước. Ổn định tổ chức bộ máy của Nhà trường và Phân hiệu tại tỉnh Thanh Hóa để có kế hoạch tuyển sinh thật tốt trong năm 2019 và các năm tiếp theo.

Theo Thứ trưởng, Nhà trường cũng cần quan tâm xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo, tài liệu, giáo trình; hoàn thiện đề án mở mới các ngành, tập trung nguồn lực để đào tạo trình độ tiến sĩ ngành khoa học môi trường nâng cao vị thế của Nhà trường; từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, điều kiện dạy và học, trong đó chú trọng nâng cấp các phòng thí nghiệm, thực hành, giảng đường, ký túc xá và các khu giáo dục thể chất cho các em sinh viên. Triển khai Dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 của Nhà trường tại Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong năm 2019.

Thứ trưởng đề nghị Nhà trường tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước; tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp, địa phương để thực hiện tốt công tác tuyển sinh và đào tạo theo nhu cầu thiết thực của đơn vị sử dụng nguồn nhân lực; đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học, xây dựng trung tâm thư viện của trường đủ mạnh nhằm đáp ứng nhiệm vụ đào tạo đại học và đào tạo sau đại học.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Hiệu trưởng trường Đại học TN&MT Hà Nội – chúng tôi Hoàng Anh Huy cho biết: Được bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học TN&MT Hà Nội đối với mình là một vinh dự lớn, đồng thời cũng là trách nhiệm lớn lao.

Với vai trò là người đứng đầu Nhà trường, tân Hiệu trưởng nguyện sẽ đem hết năng lực, nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm cùng với tập thể lãnh đạo tiếp tục phát huy những thành quả của nhiệm kỳ trước và kế thừa những kinh nghiệm của các đồng chí lãnh đạo nhà trường tiền nhiệm, duy trì sự ổn dịnh để phát triển nhà trường trên cơ sở đoàn kết nội bộ, phát huy tinh thần hợp tác, làm việc sáng tạo của mỗi thành viên trong Trường. Nhằm hướng tới 2 mục tiêu chính: nâng cao vị thế của nhà trường và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường.

Minh An (T/h)

“Để thực hiện tốt các nội dung vừa nêu, tập thể lãnh đạo, toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên nhà trường cùng với tôi suy nghĩ, tập trung sức lực và trí tuệ để thực hiện có kết quả các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể về phát triển đội ngũ, đào tạo, khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, cơ sở vật chất, thu nhập” – chúng tôi Hoàng Anh Huy đề nghị.

Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Hoàng Tuấn Anh Làm Việc Tại Huế

Ảnh: Minh Hạnh

Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh và các thành viên trong Đoàn đã có buổi làm việc tại Văn phòng UBND Tỉnh về công tác quản lý, phát triển văn hóa, thể thao, du lịch và kế hoạch tổ chức Festival Huế 2008. Sau khi nghe báo cáo, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chỉ đạo: Từ nay đến tháng 6/2008, các Ban, Ngành của Tỉnh cần khẩn trương, tập trung chuẩn bị cho Festival Huế 2008; cần thay đổi địa điểm tổ chức lễ khai mạc và bế mạc, hạn chế các hoạt động sân khấu hoá và chú trọng hơn đến các lễ hội cộng đồng để công chúng có thể tham gia thưởng thức như lễ hội chợ quê, tổ chức giải bóng đá tranh cúp Festival… Đặc biệt, Huế là thành phố Festival đặc trưng của Việt , do đó phải chấm dứt tình trạng ăn xin, bán hàng rong đeo bám khách gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội và quấy nhiễu du khách. Về phía Bộ, trong Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch 2008, Festival Huế sẽ là một trong những sự kiện quốc gia quan trọng; Bộ sẽ nghiên cứu tổ chức một hội chợ du lịch tại hành lang kinh tế Đông – Tây trong những ngày diễn ra Festival kết hợp với hội thảo kêu gọi đầu tư nhằm quảng bá cho Festival Huế; đưachương trình Festival Huế vào trang Web của Tổng cục Du lịch cũng như toàn bộ những ấn phẩm giới thiệu Festival Huế vào các hội chợ quốc tế.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Hồ Xuân Mãn – Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Thừa Thiên – Huế kiến nghị: Bộ có ý kiến điều chỉnh quy hoạch di tích Huế để đến năm 2010 phải hoàn chỉnh những công trình di tích cơ bản với mục tiêu bảo tồn phải hài hoà với thiên nhiên và gắn với việc bảo vệ môi trường di tích. Ngoài ra, để Festival Huế thực sự là điểm nhấn du lịch quan trọng của quốc gia trong năm 2008, Bộ nên nghiên cứu, góp ý để các chương trình và lễ hội tại Festival có nhiều nét mới, nhằm tạo ấn tượng hấp dẫn và thu hút du khách.