Top 12 # Xem Nhiều Nhất Xã Hội Hóa Du Lịch Là Gì Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tuvanduhocsing.com

Xã Hội Hóa Du Lịch

– Được kỳ vọng là khu vực hứa hẹn mang lại thương hiệu đẳng cấp cho du lịch Việt Nam, thế nhưng thực tế, miền Trung – Tây Nguyên vẫn chưa tạo ra bứt phá để trở thành điểm đến có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngay trong chính công tác quảng bá du lịch của khu vực vẫn tồn tại tư duy “có gì dùng nấy”.

Một bang của Úc chi tiền quảng bá gấp 40 lần Việt Nam

“Australia, Anh, hay các nước khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia… chi tiêu nhiều vào hoạt động quảng bá với hàng chục hoặc hàng trăm triệu USD. Chỉ riêng Ủy ban Du lịch khu vực Nam Australia cũng dành 80 triệu USD mỗi năm để quảng bá du lịch. Con số này ở Việt Nam là khoảng 2 triệu USD.

Bên cạnh ngân sách hạn hẹp thì cách thức quảng bá, nội dung quảng bá cũng là vấn đề. Việc tham gia các Hội chợ xúc tiến du lịch còn khá manh mún, rời rạc, chưa tập hợp được sức mạnh tập thể của các doanh nghiệp trong nước. Nội dung quảng bá còn nghèo nàn”.

Đó là những ý kiến được ông Đặng Minh Trường – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group nêu lên tại Hội nghị Du lịch miền Trung, Tây Nguyên được tổ chức mới đây ở Huế.

Cũng tại Hội nghị, chúng tôi Trần Đình Thiên – nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam thẳng thắn cho rằng, thời gian qua du lịch miền Trung – Tây Nguyên mới chỉ khai thác theo cách “tận khai”, “ăn sẵn” tức là “có gì dùng nấy” mà thiếu sự đầu tư đồng bộ trong quy hoạch và chính sách. Các sản phẩm du lịch còn khá đơn điệu và trùng lặp, dịch vụ phục vụ du lịch thiếu hụt. Đặc biệt, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch còn yếu, chưa tới tầm đã khiến ngành công nghiệp không khói khu vực chưa thể “cất cánh” như kỳ vọng.

Theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới, Việt Nam chỉ đứng thứ 80 trong danh sách 136 quốc gia về hiệu quả quảng bá cho du lịch. Chỉ số này thấp hơn nhiều các quốc gia khác trong khu vực, đứng sau cả Lào (xếp hạng 53) và Campuchia (xếp hạng 73).

Ông John Lindquist, Cố vấn cấp cao Boston Consulting Group (BCG), thành viên Hội đồng cơ quan Du lịch Vương quốc Anh cho rằng, để đưa du lịch Việt Nam lên tầm cao mới, cần phải đầu tư nhiều hơn và có các chiến dịch rộng hơn mang tầm thương hiệu quốc gia.

Để thấy được sự ảnh hưởng của một chiến lược quảng bá bài bản và nhất quán, đại diện BCG cũng dẫn chứng hai trường hợp tiêu biểu là Dubai và Malaysia.

Dubai hiện trở thành một trong những điểm đến thành công nhất thế giới. Không chỉ xây dựng được một thương hiệu mang tầm quốc gia, Dubai còn định hướng rõ ràng được ba trụ cột cần hướng tới là mua sắm, sang trọng – nghỉ dưỡng và giải trí gia đình. Điều này đã tạo ra sức bật rất lớn, giúp Dubai trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất thế giới.

Hay Malaysia cũng đã xây dựng định hướng giá trị rõ ràng, gồm đa dạng về văn hóa, sang trọng – hợp túi tiền, niềm vui gia đình và phiêu lưu với thiên nhiên. Nhờ một chiến dịch bài bản, Malaysia cũng đã thành công khi hướng tới những phân khúc khác nhau với nguồn thu cao nhất có thể.

Xã hội hóa quảng bá du lịch, tại sao không?

Đi tìm lời giải cho bài toán làm sao để công tác quảng bá du lịch miền Trung- Tây Nguyên nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung được hiệu quả, ông Đặng Minh Trường đề xuất, ngành du lịch các địa phương cần có cơ chế xã hội hóa công tác quảng bá để đạt được những hiệu quả cao nhất.

Đồng quan điểm, chúng tôi Phạm Trung Lương, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch cũng cho rằng, để miền Trung – Tây Nguyên trở thành điểm sáng du lịch mang tầm khu vực, thế giới thì ngoài việc phát triển các sản phẩm du lịch, hạ tầng cơ sở, cần phải có cơ chế để thúc đẩy xúc tiến, quảng bá một cách hiệu quả.

Xã hội hóa quảng bá du lịch cũng không khác gì xã hội hóa trong đầu tư phát triển hạ tầng du lịch những năm gần đây. Sự tham gia của kinh tế tư nhân vào những lĩnh vực này đã khiến du lịch nhiều địa phương khởi sắc. Đà Nẵng là một ví dụ. Giai đoạn 10 năm 2007-2017, lượng du khách đến Đà Nẵng tăng gấp 5 lần, từ 1,2 triệu lượt lên gần 7 triệu lượt, doanh thu xấp xỉ 20 ngàn tỷ đồng. Số lượng khách sạn trong 10 năm qua cũng tăng 10 lần và du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Đà Nẵng trở thành “thủ phủ du lịch miền Trung”.

Khi nhắc đến thành công của Đà Nẵng, người ta không thể không nhắc đến các công trình sản phẩm đẳng cấp và chất lượng của Tập đoàn Sun Group, đã mang về những kết quả kinh doanh ấn tượng, những danh hiệu quốc tế cao quý nhất, làm nên niềm tự hào của Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung. Như Sun World Ba Na Hills với cây Cầu Vàng đưa Đà Nẵng vươn ra thế giới, Sun World Danang Wonders, Lễ hội pháo hoa DIFF, các khu nghỉ dưỡng sang trọng hàng đầu thế giới như InterContinental Danang Sun Peninsula Resort khiến cả thế giới ngưỡng mộ… dấu ấn của “sếu đầu đàn” Sun Group là minh chứng cho việc, kinh tế tư nhân, xã hội hóa trong đầu tư du lịch sẽ mang đến những hiệu quả bất ngờ.

Việt Nam phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là nhóm nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực. Để đạt được mục tiêu này, rõ ràng những nỗ lực trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch chất lượng thôi chưa đủ mà cần phải có chính sách quảng bá, xúc tiến hiệu quả, mang tầm quốc tế. Từ câu chuyện thay đổi diện mạo của du lịch Đà Nẵng nhờ kinh tế tư nhân thì lời giải cho bài toán này có lẽ cũng đã hai năm rõ mười. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian và sự quyết tâm của chính quyền các địa phương và lãnh đạo ngành mà thôi.

Huyền Thanh

Xã Hội Hóa Giáo Dục Là Gì? Lợi Ích Của Người Dân Khi Nhà Nước Áp Dụng

Một chủ trương giáo dục nào đó được thực hiện trên một vùng lãnh thổ hoặc cả quốc gia được gọi là xã hội hóa giáo dục (XHHGD). Chủ trương giáo dục đặc biệt này không chỉ được thực hiện mạnh ở những quốc gia có nền kinh tế kém phát triển mà ngay cả ở những nước phát triển cũng đã và đang áp dụng rất thành công. Trong bài này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu khái niệm về xã hội hóa giáo dục là gì và những đặc điểm cơ bản của chủ trương này.

Xã hội hóa là gì?

Trước khi đi tìm hiểu về XHHGD thì ta cần hiểu về thuật ngữ “xã hội hóa” (XHH). Khái niệm xã hội hóa xuất hiện vào thời kỳ đầu của thế kỷ 20. Thuật ngữ này được các nhà khoa học sử dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau.

Xã hội hóa là một quá trình mà cá nhân được hòa nhập vào trong xã hội hoặc vào trong một nhóm người thông qua việc học các quy tắc, giá trị đối với từng nhóm xã hội đó. XHH còn được hiểu là quá trình biện chứng, trong đó mỗi thành viên trong nhóm người đều có năng lực hành động và duy trì nó để tái xuất xã hội. Hiểu nôm na theo một cách ngắn gọn thì xã hội hóa là sử dụng các tư liệu sản xuất để trao đổi giá trị thành của công.

Ý nghĩa của xã hội hóa là tăng tính cộng đồng, giảm thiểu tối đa chủ nghĩa cá nhân trong các lĩnh vực trong xã hội.

Xã hội hóa giáo dục là gì?

Xã hội học tập (XHHT) có nghĩa là tất cả mọi người trong xã hội đều làm giáo dục, giáo dục lẫn nhau và tất cả mọi người đều được giáo dục. Xã hội học tập đảm bảo được quyền lợi học tập của con người, đưa giáo dục trở thành một phần của không thể thiếu của nhân quyền. XHHT hướng tới sự phát triển của nhân cách, tôn trọng quyền tự do của con người và những quyền cơ bản tối thiểu của con người. XHHT giúp cho giáo dục trở thành trách nhiệm của tất cả mọi người. UNESCO đã bày tỏ rõ quan điểm về giáo dục trong thế kỷ 21 đó là mọi người đều được giáo dục và mọi người đều làm giáo dục.

Phi tập trung hóa giáo dục gồm có:

Thực hiện phân chia rõ quyền hạn cũng như trách nhiệm từ cấp trung ương cho tới địa phương. Các quyền hạn được chỉ đích danh, rõ ràng từ các cấp cao nhất cho tới các cấp thấp hơn.

Huy động toàn cộng đồng từ các tổ chức phi chính phủ lẫn các tổ chức quần chúng đều cần tham gia vào việc phát triển giáo dục.

Rất nhiều nước phát triển đều tham gia mô hình này như: Đức, Mỹ, Anh,…

Từ đó chúng ta có thể thấy rằng quan điểm về xã hội hóa giáo dục không thực sự thống nhất cả về tư tưởng cũng như tên gọi của nó ở tất cả mọi nơi. Tuy nhiên, một số đặc điểm chung mà ta có thể rút ra trong khi thực hiện xã hội hóa giáo dục sau:

XHHGD phải hướng tới lợi ích chung của cộng đồng

XHHGD nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của toàn xã hội với tư tưởng chung là phát triển giáo dục

Giáo dục là việc rất cần thiết của một đất nước, từ các cấp chính quyền, chính phủ đến các cá nhân mà chính phủ tin tưởng ủy nhiệm để phục vụ cho nhân dân, cộng đồng

Từ những khái niệm trên, có thể thấy rằng xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam hiện nay được áp dụng để chuyển giao các công việc, trách nhiệm giáo dục trước đây vốn chỉ thuộc về nhà nước sang các tổ chức và nguồn lực khác trên toàn xã hội cà ngoài nhà nước. Đưa giáo dục trở thành nhiệm vụ của cả quá trình cổ phần hóa, tư nhân hóa. Các cơ sở giáo dục của nhà nước cũng dần được chuyển giao cho các tổ chức dân lập, tư nhân. Tóm lại là nhà nước đang chuyển giao một phần lớn công việc từ xưa đến nay do nhà nước thực hiện cho các cá nhân và tổ chức dân lập. Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm lớn hơn trong việc quản lý thực hiện của các tổ chức này.

Xã hội hóa giáo dục hoàn toàn khác so với tư nhân hóa giáo dục. Vì tư nhân hóa giáo dục biến trách nhiệm giáo dục cho tư nhân đảm nhiệm, biến giáo dục thành hàng hóa tư nhân. XHHGD tức là nhà nước vẫn cần phải chăm lo, quản lý và đảm bảo chất lượng cung cấp các dịch vụ giáo dục cho người dân. Nhà nước không cần phải trực tiếp thực hiện cung cấp dịch vụ này mà chuyển giao cho các tổ chức khác thực hiện nhưng sẽ cần phải đảm bảo được tuân theo các yêu cầu và chuẩn mực nhà nước đặt ra. Nhà nước sẽ có trách nhiệm đảm bảo thanh tra, giám sát thực hiện, đảm bảo chất lượng của các dịch vụ giáo dục mà người dân đang được cung cấp.

Có thể nói XHHGD là một bước đột phá, bước tiến lớn trong ngành giáo dục, nó giải quyết được tình trạng thiếu hụt tài chính từ ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu giáo dục. Giảm bớt sự can thiệp của nhà nước đến việc giáo dục nhưng lại giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.

Xã Hội Hóa Trong Phát Triển Du Lịch

Xã hội hóa trong phát triển du lịch

Nói đến xã hội hóa trong phát triển du lịch, không chỉ nhấn mạnh đến nhân tố động lực là kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư nhằm hình thành nên các khu, điểm, tổ hợp du lịch – dịch vụ; mà còn chú trọng đến vai trò của người dân bản địa, những người đang góp phần tạo dựng nên môi trường du lịch an toàn, lành mạnh, thân thiện và ấn tượng đối với du khách.

Lúa chín vàng giữa đại ngàn Pù Luông.

Từ một cộng đồng…

Du lịch là khái niệm có ngoại diên rộng, nên đối lượng “làm du lịch” cũng không chỉ giới hạn trong những tổ chức, đơn vị có tính chuyên nghiệp. Với nhiều loại hình khác nhau, du lịch mang đến khả năng tiếp cận công việc và thu nhập cho nhiều nhóm đối tượng. Du lịch sinh thái – cộng đồng là một hình thức như vậy, khi mà người dân bản địa có thể kiêm luôn nhiều nhiệm vụ, là người đón tiếp, hướng dẫn du khách đến người bảo vệ môi trường tự nhiên, gìn giữ môi trường văn hóa – xã hội làm cơ sở cho du lịch phát triển lâu dài. Gia đình anh Hà Văn Minh (bản Nủa, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước) là một trong những hộ đầu tiên làm du lịch homestay tại Bá Thước. Anh kể: Năm 2010, gia đình anh và một số hộ dân trong bản được dự án FFI (Tổ chức phi chính phủ Hà Lan) tập huấn kiến thức làm du lịch cộng đồng (nấu ăn, hướng dẫn viên địa phương…) và hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh, bể nước, chăn ga gối đệm. Thời gian đầu khách đến chưa nhiều, nên làm homestay chỉ là việc “làm thêm”, cũng là vừa làm vừa tích luỹ kinh nghiệm. Dần dà, các hộ đã kết nối được với một công ty lữ hành để có nguồn khách thường xuyên hơn. Hiện, mỗi năm gia đình anh đón được khoảng 200 lượt khách, trong đó, đa phần là khách nước ngoài. Nhờ vào nguồn thu nhập tương đối ổn định, anh đã đầu tư thêm nhiều đồ dùng gia đình, cải tạo, nâng cấp phòng tắm, nhà vệ sinh. Đặc biệt, gần đây gia đình đã đầu tư xây dựng nhà sàn mới, rộng hơn gần 100m2 để đón và phục vụ khách du lịch tốt hơn.

Với tiềm năng du lịch tương đối phong phú, đa dạng, huyện Bá Thước xác định phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng và du lịch cộng đồng là hướng đi phù hợp, nhằm đưa Bá Thước trở thành điểm đến hấp dẫn, đủ sức cạnh tranh với các điểm đến khác trong cùng khu vực. Để hiện thực hóa mục tiêu này, bên cạnh sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương trong quảng bá, xây dựng sản phẩm, hoàn thiện hạ tầng…; thì công tác xã hội hóa được xem là giải pháp trọng tâm, gắn với việc kêu gọi các nhà đầu tư và sự tham gia của chính người dân bản địa. Ông Lê Văn Sự, Phó Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Bá Thước, cho biết: Toàn huyện hiện có 47 hộ tham gia làm du lịch theo hình thức homestay. Nhằm động viên, khuyến khích và hỗ trợ các hộ, địa phương đang tạo điều kiện cho các hộ tự thu tự chi, mà chưa phải đóng bất kỳ khoản thuế, phí nào. Bên cạnh đó, một số hộ còn được hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn, thay mái nhà. Ngoài ra, hằng năm, huyện còn tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về du lịch cộng đồng cho từ 70 – 100 lượt người. Được biết, trước đây, hình thức homestay tại Bá Thước chủ yếu là hoạt động tự phát. Đến nay, khi số hộ tham gia ngày càng tăng và nhất là khi huyện xây dựng đề án “Phát triển du lịch cộng đồng huyện Bá Thước đến năm 2025, tầm nhìn 2030”, du lịch homestay đang và sẽ được quản lý chặt chẽ hơn về điều kiện hoạt động kinh doanh, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự… Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cộng đồng trên địa bàn. Cũng theo ông Lê Văn Sự, hầu hết các hộ làm du lịch có thu nhập cao hơn nhiều so với mặt bằng chung (đạt từ 15-20 triệu đồng/hộ/tháng). Đây là cơ sở để địa phương tiếp tục khuyến khích, vận động nhằm tăng thêm 25% số hộ tham gia làm du lịch cộng đồng đến năm 2020.

Có thể nói, làm du lịch không chỉ mang lại sinh kế cho nhiều hộ dân, mà việc trao quyền cho họ cũng là một giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực từ phát triển du lịch đến môi trường, cũng chính là khiến họ trở nên có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường văn hóa bản địa, để du lịch phát triển một cách bền vững. Để tạo điều kiện cho người dân tham gia một cách trách nhiệm và hiệu quả hơn trong phát triển du lịch, từ năm 2016 đến nay, tỉnh ta đã tập trung xây dựng và triển khai nhiều đề án phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tại các huyện Lang Chánh, Cẩm Thủy, Bá Thước, Như Thanh, Vĩnh Lộc… Trên cơ sở đó, hình thành nên nhiều điểm đến và sản phẩm du lịch thu hút khách du lịch như làng Năng Cát (huyện Lang Chánh); bản Hiêu, bản Đôn (huyện Bá Thước); bản Hang (huyện Quan Hóa); bản Ngọc (huyện Cẩm Thủy)…

… đến toàn xã hội

Mặc dù có mặt tại Thanh Hóa chưa lâu, trong định hướng phát triển tại Thanh Hóa, Vietravel sẽ tiếp tục đầu tư về mặt thương hiệu để gia tăng và chiếm lĩnh thị phần; khai thác các sản phẩm du lịch và hỗ trợ Thanh Hóa trong hoạt động xúc tiến và tư vấn du lịch; gia tăng nhu cầu du lịch và kích cầu du lịch phát triển. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ phối hợp với các hãng hàng không từ Cảng Hàng không Thọ Xuân, để khai thác thêm việc thuê charter kết nối điểm đến, cũng như tạo thêm sản phẩm độc quyền du lịch bằng đường hàng không. Về lâu dài, doanh nghiệp sẽ hỗ trợ địa phương trong phối hợp xây dựng các tuyến sản phẩm, điểm đến, gia tăng thêm các loại hình dịch vụ đi kèm; hỗ trợ truyền thông, quảng bá điểm đến Thanh Hóa tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và các địa phương có Chi nhánh Vietravel. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ chú trọng xây dựng dòng sản phẩm khác biệt cho riêng Thanh Hóa để thu hút du khách, tạo thêm thu nhập và việc làm tại địa phương, cũng như hỗ trợ các hoạt động xã hội.

Có thể khẳng định, xã hội hóa trong phát triển du lịch gắn với việc khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào du lịch, nhằm tạo ra hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa dạng và mang tính chuyên nghiệp cao, là động lực để du lịch nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như định hướng. Xác định rõ điều đó nên những năm qua, tỉnh ta luôn quan tâm, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá, bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, các giá trị văn hóa phi vật thể… nhằm tạo bước đột phá cho du lịch phát triển. Bên cạnh đó, tỉnh cũng có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, thuế, hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch; tạo môi trường đầu tư – kinh doanh thông thoáng, minh bạch; thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trong cấp giấy chứng nhận đầu tư; hướng dẫn thủ tục đầu tư, xây dựng và triển khai dự án…

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận xã hội hóa chỉ dưới góc độ huy động nguồn lực kinh tế, thiết nghĩ là chưa đủ. Nghị quyết 92/NQ-CP ngày 8-12-2014 của Chính phủ về “Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới”, đã đặt ra yêu cầu đối với các địa phương trong việc tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, vận động nhân dân tự giác và tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự, tôn trọng pháp luật; xây dựng phong trào ứng xử văn minh, có thái độ cởi mở, chân thành đối với khách du lịch. Điều đó cho thấy tính cộng đồng trách nhiệm trong phát triển du lịch là rất lớn. Cộng đồng ở đây bao gồm các cộng đồng nhỏ gắn với mỗi cá nhân và cả cộng đồng xã hội lớn. Bởi, con số hàng triệu lượt khách và hàng nghìn tỷ đồng doanh thu du lịch mỗi năm, không chỉ là kết quả của những chính sách vĩ mô, những dự án đầu tư, hay các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện đại, mà còn từ sự nỗ lực tưởng chừng nhỏ bé, của từng cá nhân, ở mỗi khâu, đoạn. Đó có thể đến từ sự tận tình, chu đáo và kỹ năng chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên du lịch; cũng có thể từ sự thân thiện trong cử chỉ, lời nói, thái độ của mỗi người dân… Tất cả đều là những nhân tố đang hàng ngày, hàng giờ góp phần làm nên diện mạo và chất lượng cho du lịch Thanh Hóa.

Cũng chính vì lẽ đó, đẩy mạnh xã hội hóa để huy động các nguồn lực, song càng phải tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ du lịch; cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm gắn với quyền lợi của họ mới là cơ sở bền vững thúc đẩy du lịch phát triển. Tuy nhiên, cũng cần khách quan nhìn nhận, các cơ chế thu hút nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, hiện vẫn chưa thực sự tạo được cú hích lớn. Điều đó khiến cho việc huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư vào du lịch còn hạn chế. Hơn nữa, việc xây dựng cộng đồng du lịch văn minh, thân thiện trong ứng xử với du khách, hiện vẫn là một khâu khó và yếu ở các địa phương có tiềm năng du lịch.

Văn Hóa Du Lịch Là Gì?

Ngày nay, cuộc sống của con người càng được nâng cao và cải thiện với những công nghệ tiên tiến, hiện đại. Tuy nhiên chính sự phát triển đó dường như đã khiến mọi người luôn phải ở trong trạng thái bận rộn, quay cuồng với công việc.

1. Văn hóa du lịch là gì?

Văn hóa du lịch được hiểu là sự thể hiện nội dung văn hóa trong lĩnh vực du lịch, được tích lũy và sáng tạo trong hoạt động du lịch bởi bốn chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch là khách du lịch, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư nơi diễn ra hoạt động du lịch và chính quyền các cấp.

Bên cạnh đó, văn hóa du lịch còn được hình thành và phát triển cùng với hoạt động du lịch và là một phạm trù lớn, vừa thể hiện những giá trị văn hóa của hoạt động quản lý, nghiên cứu, kinh doanh, trải nghiệm du lịch, vừa góp phần tuyên truyền, quảng bá các giá trị tốt đẹp của văn hóa và nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp ấy.

2. Văn hóa vật thể

Văn hóa là kết quả sáng tạo, sự tiến hóa, thích nghi của xã hội loài người. Có hai loại hình văn hóa du lịch được thế giới thống nhất, trong đó có văn hóa vật thể. Đây là kể quả của hoạt động sinh hoạt, sáng tạo, thiết kế, tạo ra những tác phẩm và giá trị mang tính hiện hữu, vật chất.

Những tác phẩm của văn hóa vật thể có thể nhắc đến như các tác phẩm tranh ảnh, nghệ thuật, văn học, dụng cụ. Việt Nam là một trong những quốc gia sở hữu những văn hóa vật thể được công nhận trên thế giới như trống đồng Đông Sơn, cồng chiêng Tây Nguyên.

3. Văn hóa phi vật thể

Văn hóa du lịch là gì? là một trong câu hỏi khiến nhiều khách du lịch phải băn khoăn và suy nghĩ. Văn hóa du lịch là những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc được thể hiện thông qua hoạt động du lịch giúp gắn kết cộng đồng làm du lịch, cộng đồng cư dân địa phương, chủ nhân các tài nguyên du lịch, góp phần xây dựng con người của quốc gia dân tộc.

Ngoài văn hóa vật thể thì loại hình du lịch văn hóa phi vật thể cũng được thế giới thống nhất với nhau. Văn hóa phi vật thể là tất cả những giá trị văn hóa về mặt tin thần, hay còn gọi là vô hình, những thứ không cầm nắm được, là đời sống tâm linh của con người.

Các loại hình văn hóa phi vật thể có thể kể đến như ca dao tục ngữ, các câu chuyện thần thoại trong dân gian, các hình thức diễn xướng, ca hát, làn điệu nghệ thuật. Một trong những di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO công nhận là Nhã nhạc cung đình Huế, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Dân ca quan họ Bắc Ninh.