Top 4 # Xem Nhiều Nhất Xem Du Lich Ky Thu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tuvanduhocsing.com

Kỳ Sơn Hòa Bình,Ky Son Hoa Binh, Du Lich Tay Bac

Kỳ Sơn – Hòa Bình

Kỳ Sơn là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hòa Bình, Việt Nam. Kỳ Sơn có huyện lỵ là thị trấn Kỳ Sơn, nằm chính giữa rìa phía Tây huyện, trên bờ sông Đà. Ngoài ra còn có các xã Hợp Thịnh, Hợp Thành, Phú Minh, Phúc Tiến, Dân Hòa, Mông Hóa, Dân Hạ, Độc Lập, Yên Quang (từ Lương Sơn chuyển sang vào ngày 14/7/2009).

Du Lịch Tây Bắc Thưởng Thức Những Món Ăn Ngon

Kỳ Sơn – Hòa Bình

Kỳ Sơn là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hòa Bình, Việt Nam. Kỳ Sơn có huyện lỵ là thị trấn Kỳ Sơn, nằm chính giữa rìa phía Tây huyện, trên bờ sông Đà. Ngoài ra còn có các xã Hợp Thịnh, Hợp Thành, Phú Minh, Phúc Tiến, Dân Hòa, Mông Hóa, Dân Hạ, Độc Lập, Yên Quang (từ Lương Sơn chuyển sang vào ngày 14/7/2009).

Địa lý

Huyện Kỳ Sơn rộng 210,76 km2, nằm ở vị trí 22o07′ – 26o00′ vĩ bắc, 105o48′ – 106o25′ kinh đông. Phía Tây và Tây Nam giáp thành phố Hòa Bình, phía Đông Nam giáp huyện Kim Bôi, phía Đông giáp huyện Lương Sơn, đều thuộc tỉnh Hòa Bình. Phía Bắc và Đông Bắc Kỳ Sơn giáp huyện Ba Vì và huyện Thạch Thất của thành phố Hà Nội. Phía Tây Bắc giáp các huyện của tỉnh Phú Thọ, kể từ bắc xuống nam là: Thanh Thủy (góc Tây Bắc), Thanh Sơn (mặt Tây Tây Bắc).

Kỳ Sơn là một huyện miền núi, nằm bên bờ hữu ngạn sông Đà, một con sông lớn của hệ thống sông Hồng, ở về phía hạ du của thủy điện Hòa Bình. Nửa phía bắc huyện là phần Nam của dãy núi Ba Vì, trên đó có một phần của vườn quốc gia Ba Vì. Điểm cực tây bắc của huyện, nằm trên bờ sông Đà, thuộc xã Hợp Thịnh, là ngã ba ranh giới của huyện (và của cả tỉnh) với thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ. Sông Đà ở đây, chảy ngược từ Nam lên Bắc tạo thành ranh giới tự nhiên phía Tây của huyện với tỉnh Phú Thọ và một phần với thành phố Hòa Bình.

Huyện Kỳ Sơn có địa hình đồi núi thấp, ít núi cao nhưng độ dốc lớn, từ 30 – 40o, theo hướng thấp dần từ đông nam đến tây bắc, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 200 – 300 m,.

Kỳ Sơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh, khô và ít mưa, mùa hè nóng và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21,8oC- 24,7oC, nhiệt độ cao nhất là 40 °C, nhiệt độ thấp nhất là 20 °C, lượng mưa trung bình 1.800 – 2.200 mm. Các ngọn núi cao có khí hậu mát mẻ, mùa hè có thể làm khu điều dưỡng, nghỉ ngơi.

Vùng đất Kỳ Sơn có cấu tạo địa chất tương đối phức tạp. Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng năm 1974, Kỳ Sơn có hai nhóm đất chính: đất đồi núi chiếm 78%, đất ruộng chiếm 22%. Ngoài ra còn các loại đất phù sa không được bồi, đất phù sa sông Đà được bồi.

Huyện Kỳ Sơn có nguồn tài nguyên nước dồi dào với 20 km sông Đà chảy qua thị trấn Kỳ Sơn và các xã Dân Hạ, Hợp Thành, Hợp Thịnh, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trên địa bàn huyện còn có nhiều con suối lớn nhỏ có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Trước kia, do quá trình điều tiết dòng chảy, sông Đà thường gây ra lũ lụt làm hai bên bờ bị xói lở mạnh. Đập nhà máy thủy điện Hòa Bình hoàn thành đã chủ động được trong việc điều tiết dòng chảy, hạn chế được lũ lụt và hạn hán.

Thảm rừng Kỳ Sơn khá phong phú, cung cấp rất nhiều loài gỗ quý như lim, lát… các loại cây dược liệu như sa nhân, hoài sơn, thổ phục linh, ngũ gia bì,… và nhiều loại lâm sản như măng, mộc nhĩ, nấm hương… Tuy nhiên, việc khai thác bừa bãi của con người đã làm cho diện tích và trữ lượng các thảm rừng bị suy thoái nghiêm trọng, cần phát huy phong trào trồng mới, bảo vệ rừng.

Ở Kỳ Sơn có mỏ đất sét khoảng 2 triệu m3 và các mỏ cát ở Hợp Thành, Hợp Thịnh, rất thuận lợi cho việc sản xuất nguyên vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những nguồn tài nguyên quý đó chưa được khai thác phục vụ cho cuộc sống.

Du lịch

Địa hình Kỳ Sơn núi non trùng điệp, rừng quốc gia đan xen rừng nguyên sinh với các rặng núi đá vôi, Sông Đà chảy qua tạo bức tranh sơn thủy hữu tình, là sự hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư du lịch cũng như khách du lịch trong nước và quốc tế. Với vị trí địa lý tự nhiên lại kề cận Thủ đô, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc và có văn hóa cộng đồng đa dạng, Kỳ Sơn có tiềm năng du lịch lớn. Trong đó, Thác Thăng Thiên, Suối Bùi, Hồ Đồng Bến, Hồ Suối Chọi, Hồ Rợn, tổ hợp “Kỳ Sơn xanh”, cùng với Sân gôn Phượng Hoàng… là ưu thế của Kỳ Sơn, tạo điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, câu cá hồ, suối, đi bộ, đi xe thưởng ngoạn cảnh trí thiên nhiên, phục vụ các kỳ nghỉ cuối tuần:

Khu biệt thự sinh thái Melody Suối Bùi, tọa lạc tại xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn là một quần thể sinh thái, biệt thự, khách sạn nghỉ dưỡng nổi tiếng – Một sản phẩm nghỉ dưỡng được Tập đoàn Đất nhà vườn – INT Group đầu tư công phu với khái niệm mới lấy thiên nhiên là trung tâm, con người là một bộ phận không thể tách rời. Vị trí địa lý thuận lợi, INT đã tạo ra một tuyệt phẩm thiên nhiên với Khu biệt thự nghỉ dưỡng tựa núi Melody và Khu biệt thử nghỉ dưỡng nhìn ra bờ suối Melody. Ngoài ra, INT còn xây dựng hệ thống sân tennis đất nện, bể bơi, nhà hàng, phòng nghỉ khép kín và khách sạn phục vụ cho nhu cầu vui chơi của khách du lịch. Một nhà văn nổi tiếng khi bước chân tới nơi này đã nhận xét như sau: “Gió núi, thảm cỏ, rừng cây yên bình trong ánh trăng dịu dàng e ấp. Du khách chân trần, chăn mỏng thưởng thức tiệc vườn với đèn nến, cây rừng, giữa thiên nhiên bao la… Vợ hiền, con thơ, người thân, bạn quý… chuyện trò lan man bất tận trong khúc biến tấu êm đềm của tự nhiên, đưa con người trở về tắm mình trong dòng sông hồi ức – Một thời trẻ trung, một thời trong sáng, một thời thơ ngây…”

Khu du lịch sinh thái thác Thăng Thiên cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 53 km về phía Tây Nam trên trục đường Quốc lộ 6, nằm ở dãy núi Viên Nam với diện tích hơn 350ha trong quần thể hệ sinh thái rừng tự nhiên đa dạng và phong phú. Nơi đây có dòng suối Anh nước trong xanh mát lành, dọc theo con suối có 4 thác nước từ độ cao vài chục mét đến hàng trăm mét đổ xuống ào ào tung bọt trắng xóa. Cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ kỳ vĩ khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm hấp dẫn du khách tới tham quan và nghỉ dưỡng.

Ngoài ra, huyện Kỳ Sơn còn nhiều núi đá, hang động, hồ nước, rừng thông khá hấp dẫn và nhiều danh thắng đẹp có thể phát triển du lịch như hồ Ngọc, hồ Đồng Bãi, hồ Đồng Bến, động Can (xã Độc Lập)…

Chính quyền huyện Kỳ Sơn cũng đang triển khai việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Mường, xây dựng làng, bản văn hóa gắn với nông thôn mới. Hiện, 9/10 xã, thị trấn có đội cồng chiêng với 18 đội được tổ chức thường xuyên tham gia biểu diễn trong các dịp lễ tết, đón khách đặc biệt. Có nhiều gia đình, mọi thành viên đều biết sử dụng các nhạc cụ truyền thống, hát dân ca Mường. Có nhiều xóm, bản nếu được đầu tư về hạ tầng cơ sở và tổ chức dịch vụ du lịch tốt, có thể tổ chức du lịch cộng đồng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tới lưu trú, tham quan tìm hiểu văn hóa dân tộc ít người.

Kinh tế

Theo ông Đinh Đăng Điện- Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn: “Trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Kỳ Sơn đạt 12,4%, trong đó: Nông – lâm nghiệp chiếm 28,5%; công nghiệp – xây dựng 36,9%, Dịch vụ 34,6%; thu nhập bình quân 25,1 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,27% theo tiêu chuẩn mới”.

Giao thông

Đường bộ có quốc lộ 6 chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, từ huyện Lương Sơn, cắt ngang huyện, qua thị trấn Kỳ Sơn, rồi men theo bờ sông Đà sang thành phố Hòa Bình.

Tỉnh lộ 446 nối quốc lộ 21A và quốc lộ 6 có điểm đầu gần cầu Vai Réo thuộc địa phận xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội và điểm cuối tại ngã ba Bãi Nai thuộc địa phận xã Mông Hóa.

Tháng 3 năm 2010, Đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình được khởi công. Dự án có tổng mức đầu tư 9.940 tỷ đồng dự kiến hoàn thành sau 36 tháng sẽ cắt địa bàn huyện qua các xã Yên Quang, Phúc Tiến, Dân Hạ, Mông Hóa và thị trấn Kỳ Sơn.

Tháng 4 năm 2014, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo về việc đầu tư xây dựng dự án đường Hòa Lạc – Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 (QL) đoạn Xuân Mai – Hòa Bình theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT).

Tháng 4 năm 2014, Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc – Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai – Hòa Bình theo hình thức BOT. Dự kiến, việc nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 6 sẽ được khởi công từ tháng 5/2014; hoàn thành và thu phí từ năm 2015. Đường Hòa Lạc – Hòa Bình dự kiến khởi công từ đầu năm 2015; hoàn thành và bắt đầu thu phí từ năm 2017.

Nguồn Wikipedia.

Ký Sự Du Lịch Bắc Việt Thượng Lào,Ky Su Du Lich Bac Viet Thuong Lao

KÝ SỰ DU LỊCH BẮC VIỆT – THƯỢNG LÀO

Một vài cảm nhận chung của tôi về chuyến đi vừa rồi: có đi mới biết vẻ đẹp của đất nước mình tuyệt vời như thế nào, và có đi mới biết được tình cảm keo sơn giữa nhân dân Việt nam và Lào như thế nào, có đi mới biết không ngẫu nhiên mà du lịch Lào lại đang trở nên phát triển và là điểm đến thú vị của dân Phượt…

KÝ SỰ DU LỊCH BẮC VIỆT – THƯỢNG LÀO (PHẦN 2)

Một con người mê rong ruổi, theo đuổi và khám phá những điều mới, điều đơn giản của cuộc sống này thì…đến bất cứ nơi đâu, tôi luôn muốn ghi lại những gì mình thấy trên hành trình của chính bản thân mình như: thói quen thấy hồ, thấy nước là nghĩ tới chuyện câu hay những điều giản dị mà tôi được trải nghiệm khi homestay.

Hôm nay, tôi xin chia sẻ với mọi người một số hình ảnh mà tôi ghi lại được từ chuyến đi vụi Bắc Việt – Thượng Lào vừa qua.

Một vài cảm nhận chung của tôi về chuyến đi vừa rồi: có đi mới biết vẻ đẹp của đất nước mình tuyệt vời như thế nào, và có đi mới biết được tình cảm keo sơn giữa nhân dân Việt nam và Lào như thế nào, có đi mới biết không ngẫu nhiên mà du lịch Lào lại đang trở nên phát triển và là điểm đến thú vị của dân Phượt…

Bắc Việt – Thượng Lào du k‎ý!

Đến hẹn lại lên, kỳ nghỉ phép bắt buộc năm nay tôi cũng phải tìm chỗ nào đó để đi đây đó, tìm hiểu thăm thú cảnh vật, con người của vùng đất nào đó. Tôi tự xác định và mong muốn phải đi, đến, tìm hiểu và biết tất cả các tỉnh thành của đất nước Việt Nam mến yêu. Sau chuyến ‘phượt’ Đông Bắc năm ngoái, tới nay, tôi còn sót lại vài tỉnh thành chưa biết tới nên chuyến rong chơi này tôi nhắc các bạn đồng hành những điểm mình chưa biết để còn lên chương trình.

Xếp lịch vài lần rồi cũng thống nhất trước được 3 tuần để tìm hiểu lộ trình, địa điểm sẽ đi, nơi nghỉ chân… nhóm tôi quyết định sẽ đi theo một cung đường hoàn toàn mới mẻ với chúng tôi. Nghe sơ bộ thì mù tịt, nhưng không sao, đã lăn lóc bụi bặm thì ‘một khi đã máu thì đừng hỏi bố cháu là ai’. Quả thật, chương trình ‘Chẳng biết ngày mai ra sao nữa, mà có ra sao cũng chẳng sao’ đem lại nhiều trải nghiệm thật đã, thật cảm giác. Những dòng ghi chép sau chuyến đi cả tuần lễ nhưng với tôi nó như mới ngày hôm qua.

Ngày 1: Sài Gòn – Hà Nội – Mai Châu: Bản Lác

Đập xả tràn thủy điện Hoà Bình.

Bên trên đập.

Một góc hồ Hoà Bình nhìn từ thân đập chính, chỗ này có lẽ cấm câu. Đứng ở đây nhìn xuống thấy cá quẫy rất nhiều, tôi còn kịp nhìn thấy một chú cá gì không biết như đứa trẻ quẫy nước nghe ầm.

Xa xa bên kia bờ bên dưới đập xả, một bác đang câu. Đem theo ống kính, lấy gần hết cỡ mà cũng chỉ thấy được chừng này.

Tiếp tục hành trình theo hướng Sơn La, điểm đến nghỉ đêm sẽ là Bản Lác, một bản làng người Thái ở Mai Châu, Hoà Bình. Bản này khá nổi tiếng làm du lịch theo kiểu tìm hiểu, hoà mình vào cộng đồng, với dịch vụ ăn ngủ ngay tại nhà người dân địa phương (homestay) rất thú vị.

Xe tôi chạy trước, chạy khá xa mà chẳng thấy bạn đồng hành đâu, dừng lại hỏi thăm thì mới biết các bạn gặp mấy chú cảnh sát giao thông hỏi thăm. Bị mấy chú bắn tốc độ! Ôi thôi, nào là năn nỉ ỉ ôi, khóc lóc đủ kiểu mà xui sao hôm nay gặp mấy chú trên tỉnh xuống làm, các chú ấy kiên quyết bắt quay lại lại Hoà Bình nộp phạt. Dù kiên quyết thế nhưng có lẽ các chú ấy hơi áy náy nên các chú ấy cũng hỏi han, tám chuyện đủ điều với một vài bạn ở lại chờ. Mất hết gần tiếng rưỡi đồng hồ, nhóm tôi chạy tiếp, gặp đường bị chặn vì phải dọn đất đá trên núi, mất thêm nữa tiếng nữa. Mất khá nhiều thời gian ngoài dự kiến, trời đã tối hẳn, bọn tôi tranh thủ chạy thật nhanh nhưng cũng không nhanh được trên đường đèo dốc quanh co, trơn trợt trong mưa và sương mù. Hơn 8h tối, Bản Lác chào đón bọn tôi trong cơn mưa như trút nước.

Không cần phải làm gì khác, lạnh và bụng đói, bọn tôi chỉ muốn ăn cái gì đó. Rất may đã dặn một chủ nhà dân trước, đồ ăn đã được chuẩn bị sẵn.

Thịt nướng, cá suối, măng ớt, cơm trắng…, ôi chao, sao mà ngon quá!

Cộng với chút sinh tố gạo và trà đá bọt trong bữa tối, bọn tôi qua đêm rất ngon trên nhà sàn của một người Thái địa phương. Một ngày nhiều sự kiện và thử thách.

Ngày 2: Hoà Bình – Mộc Châu – Sơn La

Sáng thức dậy, tôi rảo một vòng thăm thú bản làng người dân nơi đây. Công bằng mà nói, người dân tộc Thái địa phương thật thà, sạch sẽ, cách làm du lịch của họ có lẽ nhiều địa phương khác cần phải học hỏi.

Một góc Bản Lác

Sinh hoạt thường ngày

Cánh đồng Bản Lác

Theo quốc lộ 6, điểm đến là Sơn La, lộ trình ngày này sẽ đi qua cao nguyên Mộc Châu, một nơi nơi nổi tiếng với những sản phẩm nông nghiệp vùng Tây Bắc. Để ngắm cảnh vật trên đường, bọn tôi rẽ qua đèo Hua Tat, đèo trên đường 6 với cảnh sắc rất đẹp.

Một bản người Thái nhìn từ trên cao

Vài căn nhà người H’mông dưới thung lũng

Một góc cao nguyên Mộc Châu nhìn từ đèo Hua Tat

Cao nguyên Mộc Châu nhìn từ quốc lộ 6

Trên đường đi, thấy bảng chỉ vào thác Dải Yếm, rẽ vào cho biết. Lăn ra cái chòi của ai đó, mát mẻ lắm, nghỉ trưa được một lát, sướng!

Mùa này nuớc lớn, lười đi xuống xa, chỉ chụp được cái chân thác.

Tiếp tục lên đường, cảnh vật trên đường khá đẹp. Một cánh đồng xanh muớt, trải dãi giữa hai dãy núi.

Túc tắc đến 7 giờ tối, nhóm tôi đã có mặt tại thành phố Sơn La, điểm dừng chân ngày thứ 2. Ngay sát nơi nghỉ là quán thịt trâu và ngựa, làm nồi thắng cố và dĩa trâu né cộng thêm chút cay cay, rất ổn cho bữa tối.

Ngày 3: Sơn La – Điện Biên – Tây Trang – Phongsaly

Ngày hôm nay, nhóm tôi sẽ lên Điện Biên, điểm dự định sẽ nghỉ đêm. Buổi sáng tranh thủ lòng vòng Sơn La để tìm hiểu đời sống nguời dân.

Sản vật địa phương: táo mèo, sắn nuớc, me rừng… và trái gì quên mất tên rồi.

Đường lên Điện Biên sẽ phải qua đèo Pha Đin, một trong tứ đại đèo của vùng núi Tây Bắc gồm Ô Quy Hồ, Khau Phạ, Mã Pìn Lèng, và Pha Đin. Các đèo tôi đã đi qua, quả đúng danh xưng tứ đại đèo, đường đi hiểm trở, dốc núi liên tục và dựng đứng. Chạy xe máy trên những cung đường như thế này thật sự đem lại cho tôi những cảm giác và trải nghiệm khó quên. Con người quá nhỏ bé trước thiên nhiên, cảnh vật thật ấn tượng và khó có thể nào miêu tả hết sự hùng vĩ của núi non, rừng cây. Phải nín thở và chậm rãi để có thể chiêm nghiệm, nhìn ngắm những cung đường quanh co giữa núi rừng trùng điệp.

Bảng giới thiệu đèo Pha Đin.

Núi đồi Tây Bắc nhìn từ đỉnh đèo.

Đường đèo quanh co nhìn từ trên cao.

Chạy xe máy và tận hưởng cảm giác đổ đèo trên những con đèo này là một trong những trải nghiệm cực phiêu lưu và hoang dã của vùng núi Tây Bắc. Ghé quán nuớc bên đường nghỉ trưa chốc lát rồi tiếp tục hành trình lên Điên Biên.

Cửa khẩu Tây Trang.

Cột mốc biên giới, chính thức buớc chân qua đất bạn Lào.

Làm thủ tục xuất cảnh và nhập cảnh mất khá nhiều thời gian do vô ngày Chủ Nhật, thêm nữa, mấy bạn cán bộ Lào mắc đi chơi bi sắt nên tìm một hồi mới được các bạn mà giúp dùm.

Trời chuẩn bị tối khi mọi thủ tục đã xong, bọn tôi cắm đầu cắm cổ mà chạy. Hoàn toàn là đường đèo núi hoang vu và vắng ngắt; vô gần rằm Trung thu nhưng trời nhiều mây tối thui nên có vẻ như chỉ có mỗi nhóm tôi trên đường, lâu lâu mới gặp được một vài nhà dân chỉ mong sao gặp thị trấn hay phố xá nào đầu tiên để nghỉ đêm. Một cảm giác hơi rờn rợn giữa núi rừng tối như mực ở một đất nuớc xa lạ lần đầu tiên mới đặt chân đến, trong nhóm tôi một chữ Lào bẻ đôi cũng chẳng ai biết. Bọn tôi cứ chạy chầm chậm dò dẫm trong bóng tối phần vì xa lạ phần vì đường quanh co và còn đá dăm rất nhiều, chạy không khéo té như chơi.

Khoảng 7h30, may quá, lờ mờ trong bóng tối là vài bóng đèn heo hắt. May hơn nữa, thấy một bảng hiệu quán ăn để tiếng Việt, nhóm tôi ghé lại hỏi thăm ngay, chủ quán người Yên Bái rất nhiệt tình chỉ dẫn. Rồi cũng tìm được chỗ nghỉ đêm ở ngày đầu tiên trên đất bạn Lào, thị trấn Muong May, tỉnh Phongsaly…

Còn tiếp…..

10 Lưu Ý Cực Kỳ Quan Trọng Khi Du Lịch Malaysia ,10 Luu Y Cuc Ky Quan Trong Khi Du Lich Malaysia

10 lưu ý cực kỳ quan trọng khi du lịch Malaysia

7 điều nên biết trước khi đến Malaysia

Số 3. Hết sức cảnh giác để ý toàn bộ giấy tờ thủ tục xuất nhập cảnh, tránh trộm cắp, dễ đánh mất như: visa, vé máy bay, thẻ ngân hàng, tiền mặt… và các tài sản này mang theo người, tuyệt đối không để lại ở phòng tránh rủi ro không may có thể xảy ra.

Số 4. Để tránh bị lạc đường, quý vị nên lấy bản đồ tại sân bay hoặc khách sạn.

Số 6. Khi đến bất cứ 1 điểm thăm quan nào, bạn phải đi theo hướng dẫn của HDV. Lưu ý là bạn tuyệt đối phải theo đoàn, không tách riêng, nếu cần tách đoàn vì việc riêng nên báo cho trưởng đoàn, hoặc HDV. Một điều vô cùng quan trọng nữa là bạn phải tuân thủ đúng các quy định nơi công cộng, không hút thuốc và xả rác nơi công cộng, điểm thăm quan có thể bị phạt do vi phạm.

Số 7. Tại mỗi khách sạn đều có trang thiết bị khác nhau, khi nhận phòng bạn nên kiểm tra nếu thấy hỏng hoặc thiếu thì phải báo ngay cho HDV , nếu không khi trả phòng bạn phải bồi thường cho những đồ đạc bị hư hỏng hay thiếu mà có thể bạn không gây ra. Phải chú ý các quy định của khách sạn, không nên tự tiện sử dụng các dịch vụ trong khách sạn nếu chưa được biết trước về dịch vụ đó vì nhiều dịch vụ phải trả tiền chẳng hạn như Internet, Dịch vụ ủi đồ,…

Số 8. Trong suốt quá trình du lịch ở nước ngoài sẽ không có thời gian nghỉ trưa ở khách sạn. Hành trình diễn ra từ sáng, ăn trưa tại các điểm du lịch, tối mới về khách sạn, mặt khác hành trình du lịch đã được sắp xếp hợp lý vì vậy bạn nên thu xếp việc riêng để không làm ảnh hưởng đến cả đoàn. Luôn đi theo đoàn, tránh trường hợp bị lạc.

Số 9. Thức ăn theo khẩu vị người Hoa, người Ấn. Bạn nên mang theo chà bông hoặc mì gói, phòng khi món ăn không hợp khẩu vị.

Số 10. Đối với khách mang hộ chiếu nước ngoài, cần chuẩn bị đầy đủ hộ chiếu, các loại visa đến nước sở tại hoặc visa nhập cảnh lại Việt Nam sau chuyến đi.

Hình Ảnh Du Lịch Singapore Thông Qua Lễ Kỷ Niệm 50 Năm Quốc Khánh,Hinh Anh Du Lich Singapore Thong Qua Le Ky Niem 50 Nam Quoc Khanh

Hình Ảnh Du Lịch Singapore Thông Qua Lễ Kỷ Niệm 50 Năm Quốc Khánh

Tính từ thời điểm này chỉ còn chưa đầy một tuần nữa là đất nước Singapore sẽ chính thức tổ chức lễ kỷ niệm lịch sử, hoành tráng nhân ngày Quốc khánh (9/8/1965-9/8/2015) với tên gọi “Golden Jubilee”- tức “Năm Thánh vàng”. Cùng với sự kiện này sẽ góp phần quảng bá hình ảnh và con người Singapore tới đông đảo bạn bè quốc tế.

Trải nghiệm quán cà phê Hard Rock ở Sentosa

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, du lịch Singapore từ “một vùng sình lầy” đã vươn lên thành một quốc gia phát triển vào loại nhanh nhất trên thế giới, một trung tâm tài chính hàng đầu. Để đánh dấu sự kiện trọng đại này, chính phủ Singapore đã quyết định dành khoản ngân sách 40 triệu USD cho các chương trình của lễ hội.

Cùng với đó là hàng loạt các hoạt động, chương trình diễn ra trong khuân khổ lễ kỉ niệm. nhìn chung các hoạt động này được tổ chức quy mô lớn trên cả đất liền, trên biển và trên không. Song song với đó, 50 máy bay chiến đấu sẽ trình diễn một vở ballet trên không, xếp hình số 50 trên bầu trời; hơn 160 máy bay cũng sẽ tham gia biểu diễn. Ban Tổ chức cũng sẽ huy động 8 tàu hải quân, gấp đôi so với mọi năm để tham gia cuộc biểu dương lực lượng trên Vịnh Marina. Mặt khác, chính phủ Singapore cũng sẽ tái hiện buổi diễu hành, diễu binh đầu tiên cách đây 50 năm khi nước này chính thức độc lập (1965). Nhân dịp này, mỗi công dân và khoảng 1,25 triệu hộ gia đình Singapore sẽ nhận được một món quà và đồ cổ vũ vào đúng ngày trọng đại. Tại các khu dân cư, đường phố cũng như các khu nhà ở hiện đã được trang hoàng lộng lẫy, tràn ngập màu đỏ-trắng, vốn là màu cờ mang biểu tượng của Singapore…

Như vậy, đây chính là thời điểm tuyệt vời để vui chơi, khám phá và trải nghiệm Quốc đảo Sư tử này khi hàng loạt các ưu đãi hấp dẫn nhằm mang đến trải nghiệm đặc biệt dành cho du khách đang được các trung tâm thương mại, các doanh nghiệp và các hãng du lịch triển khai. Hi vọng nhân dịp kỉ niệm ngày quốc khánh Singapore năm nay, mảnh đất Singapore xinh đẹp sẽ hút một lượng khach du lich không nhỏ tới tham quan, đồng thời quảng bá hình ảnh đất nước cũng như con người Singapore mến khách.