Top 14 # Xem Nhiều Nhất Xích Lô Du Lịch Huế Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tuvanduhocsing.com

Đi Xích Lô “Lừa” Ở Huế

Những chiếc xích lô đã trở thành một nét văn hóa ở thành phố du lịch – Huế. Tuy nhiên, hình ảnh đẹp này đang bị một số người đạp xích lô làm xấu đi.

Hình ảnh xích lô Huế trên báo chí, trên văn chương đẹp là thế nhưng không phải là không có những “hạt sạn”. Vẫn có những anh đạp xích lô lừa khách, hét giá cao, vẫn có những anh xích lô Huế dẫn khách vào “dịch vụ lừa”. Và, vẫn có những người chủ xích lô chèo kéo, “bám” khách cho kì được. Đó quả thực là những “con sâu” khiến không ít khách du lịch đến Huế bị ấn tượng xấu về dịch vụ xích lô. Có vị khách đến Huế mà không dám gọi xích lô, không dám đi xích lô vì sợ bị lừa.

Những chiếc xích lô đậu trước khách sạn là chiếc bẫy cực kỳ nguy hiểm nếu lần đầu bạn đến Huế. Sẽ có trường hợp thỏa thuận một giá, khi trả tiền một giá vì lí do người đạp xe xích lô phải đợi hay dẫn khách đến một dịch vụ nào đó. Nếu là nam giới, khách du lịch dễ bị các bác “gạ gẫm” đến những dịch vụ như mát-xa, xông hơi, hay cà phê ôm. Tới đây, những vị khách tò mò sẽ bị chặt chém và ăn quả lừa mà không kêu được ai. Anh Hùng (Nam Định) nói: “Có lần mình vào Huế, vừa bước ra khỏi khách sạn đã có mấy anh xích lô gạ đi hát với các em. Tò mò, mình và anh bạn gật đầu rồi lên xe. Đến nơi, quán hát đâu không thấy, chỉ là một căn phòng nhỏ, rồi phải trả gần 2 triệu đồng cho mấy thứ đồ ăn lặt vặt”.

Trong câu chuyện khác, một hướng dẫn viên du lịch kể: “Trong kí ức của tôi, những bác đạp xích lô ở Huế là những người rất đáng kính, dù nghề của họ có thể với nhiều người chẳng là cái gì cả, nhưng tôi vẫn rất thích cái kí ức ấy, vì với tôi, nghề gì kiếm ra tiền bằng chính sức lao động, chính mồ hôi nước mắt và ko phạm pháp thì đều đáng trân trọng như nhau… Cho mãi tới bây giờ, khi tôi đã từng bị lừa, bị ăn chửi từ những bác đạp xích lô đáng kính ấy thì ‘mắt tôi sáng hơn một chút’. Những lần đầu dẫn tour vào Huế, tôi giới thiệu cho khách ngồi xích lô dạo quanh thành phố. Và khi khách trở về cũng là lúc tôi bị ăn chửi vì mấy bác xích lô lừa khách. Họ chở khách của tôi tới một điểm cách xa khách sạn, và bắt trả thêm tiền, nếu ko sẽ ko chở họ về”.

Anh Dũng, người có kinh nghiệm trong các chuyến đi phượt một mình cũng chia sẻ: “Vào Huế là phải lưu ý vụ xích lô vì các ông này chuyên lừa du khách và chặt chém vô tội vạ, nếu không biết đường mặc cả thì đi xích lô còn đắt gấp 3-4 lần taxi”.

Bạn Huyền – Sinh viên khoa Nhiếp ảnh – Trường SKĐA thì phàn nàn: “Một điều hết sức phiền phức ở Huế là nạn đeo bám khách du lịch của giới xích lô. Họ có thể đeo bám bạn suốt từ lúc bạn mới ra khỏi khách sạn cho đến khi bạn đi đến điểm tham quan. Rất bực mình, mặc dù bao lần mình khẳng định là không đi, mà họ vẫn không buông tha, cho đến khi mình đi gần tới nơi. Mình đi bộ cũng tới điểm du lịch mà họ đòi tới 50 ngàn đồng thì đúng là chặt chém rồi”.

Thiết nghĩ Huế có thể đón nhiều du khách hơn nữa. Nhưng chính những điều tiếng về du lịch kiểu này của Huế sẽ trở thành cái “loa” cho người đã đến, làm cho người định đến sẽ không dám đến. Hoặc có đến cũng vội về vì ấn tượng xấu về dịch vụ ở đây. Đây cũng là điều mà Sở VHTT và Du lịch Huế, các Nghiệp đoàn xích lô ở Huế cần quan tâm, quản lí tốt hơn, để xích lô mãi là nét đẹp ở thành phố cố đô này.

Xích Lô Huế Nhiều Chiêu Bắt Chẹt Khách

Gửi lúc 03:29′ 29/08/2014

Nếu không chấn chỉnh, xích lô xứ Huế sẽ mất đi hình ảnh đẹp với du khách

Xế xích lô kiêm “cò” dịch vụ

Anh N.Đ.L – hướng dẫn viên du lịch, thường xuyên đưa khách đi tour ở Huế kể, một lần sau khi dẫn khách nghe ca Huế trên sông Hương về, đoàn khách của anh gặp một nhóm xích lô ở bến thuyền Tòa Khâm mời đi tham quan Huế về đêm và ăn chè. Với kinh nghiệm nghề nghiệp, anh đoán trước tình huống sẽ có sự mời mọc mua đặc sản Huế ở những cơ sở “tay trong” của cánh xích lô với giá chặt chém, nên anh đã lưu ý mọi người trong đoàn tuyệt đối không nên mua gì.

Khi khách đã yên vị ăn chè, anh ra ngoài hút điếu thuốc thì nghe bên ngoài to tiếng: “Tau đã nói là chở thằng hướng dẫn viên đó đi chỗ khác mà không nghe, lát chở nó ra cầu Tràng Tiền rồi đuổi nó xuống”. Bực mình, nhưng “đất khách quê người”, anh N.Đ.L cố giữ bình tĩnh chờ xem cánh xích lô “cò mồi” làm gì tiếp theo.

Sau khi rời quán chè, những người xích lô mời được đoàn khách đi tham quan địa điểm may áo dài và khi đoàn ngồi lên xe, chiếc xe chở anh N.Đ.L cứ đi chậm dần và tách hẳn với đoàn. “Khi biết mình bị tách đoàn, tôi yêu cầu dừng xe để tôi xuống, người đạp xích lô cứ cắm cúi đạp đi. Tôi bèn nhảy xuống xe, điện trực tiếp cho trưởng đoàn, liền bị người đạp xích lô buông lời đe dọa.

Đoàn khách của tôi không mua bất cứ thứ gì trong quá trình dạo phố, nên khi trả khách ở khách sạn, những người xích lô này đòi khách phải trả thêm tiền. Khách không chịu trả thì những tên này bắt đầu sừng sộ”- anh N.Đ.L kể.

Lần đó, trong đoàn khách có nhiều người cứng cỏi đã đề nghị cánh xích lô giải tán, “nếu không sẽ gọi cảnh sát”. Thấy vậy, những “Xế lô” liền hạ giọng xin thêm mỗi xe 10.000 đồng để “uống nước”.

Mất tiền triệu vì muốn “ôm Huế vào lòng”

Một lần, đoàn khách đi dạo về, có hai vị khách nam trong đoàn tỏ ra rất bức xúc. Hỏi chuyện, anh N.Đ.L mới biết, hai vị khách này đang đi dạo bộ thì một người đàn ông đạp xích lô rủ đi “ôm Huế vào lòng”. Khi hai vị du khách tỏ ra không hiểu “ôm Huế vào lòng” là thế nào thì nhận được câu trả lời: “Cứ lên xe em chở miễn phí”.

Do tính hiếu kỳ, lại được mời ngồi xích lô miễn phí, họ đã lên xe và dừng lại tại một quán cafe đèn mờ ở trong hẻm nhỏ không có tên đường. Họ gọi 2 ly cafe đá và được hai cô gái ăn mặc hở hang ra tiếp, ngồi bên cạnh uốn éo, ôm vai khoác tay. Ngồi khoảng 1 giờ đồng hồ, khi gọi thanh toán thì khách “sốc” khi được biết giá của 2 ly cafe lên đến tiền triệu. Một cuộc cãi vã xảy ra, nhưng nhanh chóng được một số tên mặt bặm trợn, tay cầm dùi cui “dằn mặt” nên hai vị khách đành “cay đắng” trả tiền cho yên chuyện. Ra cổng tìm, người đàn ông xích lô hồi nãy đã… lặn mất tăm.

Anh N.Đ.L bức xúc: “Nhiều lần đến Huế, tôi đã chứng kiến cánh tài xế xích lô chửi bới nhau để giành giật khách. Có khách lên ngồi xe này rồi lại bị buộc xuống lên xe khác, khiến khách cảm thấy khó chịu…”.

Công Bố Giá Cước Xích Lô Khi Tham Quan Huế

Thời gian qua, ngoài các công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di tích; triển khai các lễ hội như Lễ hội Hip hop Urban JAM, Ngày hội Lân Huế, mở rộng các loại hình du lịch khác như du lịch tâm linh, du lịch sinh thái… thì việc làm mới các sản phẩm du lịch, trong đó có xích lô Huế cũng đã được ngành tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm. Vào tháng 4/2016, đội xe Xích lô Huế “5 không” đã ra mắt với 66 chiếc đầu tiên, hoạt động với phương châm “5 không – 5 luôn”. Theo nhiều chuyên gia du lịch, việc sử dụng xích lô Huế phục vụ du khách không chỉ đem lại hiệu quả về mặt kinh tế như tạo điều kiện công ăn việc làm cho người dân mà còn góp phần bảo vệ môi trường, tránh gây ách tắc giao thông, làm đẹp thêm hình ảnh về du lịch Huế.

Trên địa bàn TP. Huế có hơn 2.000 xích lô hoạt động, trong đó lực lượng tham gia Nghiệp đoàn xích lô – xe thồ chỉ khoảng hơn 350 chiếc, một số ít xích lô do các đơn vị du lịch khai thác, số còn lại là xích lô tự do. Khi đến với Huế, du khách rất hào hứng khi trải nghiệm tham quan thành phố Huế trên chiếc xe xích lô, đi thong dong trên các tuyến phố đầy cây xanh để ngắm nhìn cảnh đẹp đất kinh kỳ. Tuy nhiên, hình ảnh thú vị này đang bị một số người lái xe xích lô “trục lợi”.

Để du khách khi đến Huế có thể sử dụng dịch vụ xe xích lô trải nghiệm, Liên đoàn Lao động thành phố Huế đã công bố nhận diện xe xích lô do Nghiệp đoàn xích lô Huế quản lý thông qua áo đồng phục, bảng tên và biển số xe. Về áo đồng phục xe xích lô do Nghiệp đoàn xích lô Huế sẽ có màu xanh lam, logo Công đoàn phía trước và tên Nghiệp đoàn xích lô – xe thồ Huế ở phía sau lưng. Mỗi Đoàn viên Nghiệp đoàn xích lô – xe thồ Huế đeo bảng tên do LĐLĐ thành phố Huế cấp. Mỗi xe xích lô của Nghiệp đoàn xích lô – xe thồ Huế đeo biển số 75XL-xxx-xx để du khách dễ dàng nhận diện. Ngoài ra, Nghiệp đoàn xích lô – xe thồ Huế đã công bố bảng giá chi tiết cho từng chặng để du khách và người dân biết.

Chuyến 1: Cửa Hiển Nhơn – Bến xe

40.000 VNĐ/lượt

Chuyến 2: Cửa Hiển Nhơn – Đinh Tiên Hoàng – Lê Duẫn – Kim Long – Thiên Mụ

80.000 VNĐ/lượt

Chuyến 3: Cửa Hiển Nhơn – Đoàn Thị Điểm – Đặng Thái Thân – Yết Kiêu – Cầu Vạn Xuân – Phú Mộng – Thiên Mụ

80.000 VNĐ/lượt

Chuyến 4: Từ Khách sạn – quanh Đại Nội (trả khách trước Đại Nội)

100.000 VNĐ/lượt

Chuyến 5: Từ Khách sạn – Chợ Đông Ba – Mai Thúc Loan – Đặng Thái Thân – Cửa Quảng Đức

100.000 VNĐ/lượt

Chuyến 6: Cửa Hiển Nhơn – Hồ Tịnh Tâm – trả khách tại cửa Hiển Nhơn

50.000 VNĐ/lượt

Chuyến 7: Đặng Thái Thân – Yết Kiêu – Nguyễn Trãi – Bến xe Nguyễn Hoàng

70.000 VNĐ/lượt

Qua việc công bố bộ nhận diện đội ngũ xích lô được đào tạo các kỹ năng chuyên nghiệp, tính kỷ luật cao, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với du khách tốt, hy vọng rằng du lịch Thừa Thiên Huế sẽ làm hài lòng du khách khi đến Huế. 

Huế Gắn Giỏ Đựng Rác Lên Xe Xích Lô Du Lịch

Những giỏ đựng rác được thiết kế gọn, thẩm mỹ treo trên các xe xích lô du lịch để du khách có thể bỏ rác thải sau khi sử dụng nước uống hay thức ăn khi đang đi tham quan thành phố Huế.

Hiện nay, Nghiệp đoàn Xích lô Du lịch Huế được Liên đoàn Lao động thành phố Huế hỗ trợ 160 giỏ đựng rác treo trên các xe xích lô của thành viên trong nghiệp đoàn.

Theo ông Nguyễn Tấn Xuyên, Chủ tịch Nghiệp đoàn Xích lô Du lịch Huế, hành động này nhằm ưởng ứng phong trào “Chung tay vì Thừa Thiên Huế sạch đẹp”. Việc trang bị giỏ đựng rác được thiết kế gọn, thẩm mỹ treo trên các xe xích lô đã góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cũng như cùng du khách đi xích lô bảo vệ môi trường, ông Xuyên chia sẻ.

Bằng việc trang bị giỏ đựng rác treo trên các xe xích lô, các bác tài đã góp phần hạn chế hành vi xả rác bừa bãi ra lề đường, bảo vệ môi trường cũng như truyền tải hình ảnh du lịch “xanh” của tỉnh Thừa Thiên-Huế đến với du khách trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, từ chính các du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan Huế bằng xe xích lô sẽ góp phần tuyên truyền rộng rãi thông điệp “Nhặt một cọng rác, bạn đã làm cho Huế đẹp hơn” đến với bạn bè quốc tế.

Có thể nói, xích lô là phương tiện mà du khách trong và ngoài nước rất thích thú khi đi tham quan, ngắm cảnh nước non xứ Huế. Vì vậy việc đào tạo và huấn luyện một số kỹ năng du lịch và bảo vệ môi trường cho các bác tài xích lô rất quan trọng vì họ được xem như là những hướng dẫn viên không chuyên, ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên-Huế nói. Ông chia sẻ thêm việc treo giỏ rác trên xe xích lô là một trong những hoạt động giúp phục vụ du khách tốt hơn. Trước đó, các tài xế xích lô đã được các cơ quan chủ quản mở các lớp bổ túc kiến thức về văn hóa, danh lam thắng cảnh và khả năng giao tiếp để phục vụ du khách tốt hơn.

Nhân Tâm