Từng là một làng chài hẻo lánh, ngày nay Thượng Hải đã trở thành một đô thị sầm uất và hiện đại bậc nhất trên thế giới. Giữa một mê cung nhà chọc trời, không khó để bắt gặp bóng dáng những nét kiến trúc cổ kính, đầy hoài niệm. Thượng Hải là thế đó, hiện tại và quá khứ cứ thế song hành, tạo ra một nét quyến rũ rất riêng cho vùng đô thị rộng lớn này. Bài viết sau đây mình sẽ chia sẻ một số Kinh nghiệm du lịch Thượng Hải tự túc trong 5N4D.
Sỡ hữu khí hậu cận nhiệt đới ẩm, Thượng Hải có 4 mùa rõ rệt, trong đó mùa đông và mùa hạ dài, mùa thu và mùa xuân ngắn. Nhưng mùa hè và mùa đông không phải là thời gian tốt nhất để du lịch Thượng Hải.
Mùa hè nóng, hay có mưa và cũng là mùa cao điểm du lịch. Mùa đông lạnh, nhiệt độ ban đêm có thể xuống dưới 0 °C. Nếu may mắn các bạn có thể săn được tuyết rơi, nhưng mà trong 1 năm chỉ có vài ngày tuyết rơi thôi.
Thời điểm tốt nhất để du lịch Thượng Hải là vào mùa thu từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 11, thời tiết mát mẻ dễ chịu. Kỳ du lịch Thượng Hải vào đầu tháng 11, thời tiết lúc này rất lý tưởng, không quá nóng mà cũng không lạnh quá (chỉ tầm 17 – 22 độ).
Tránh du lịch Thượng Hải vào các ngày lễ lớn của Trung Quốc như Lễ Lao Động 01/05 và Dịp Quốc Khánh 01/10. Vì vào những dịp này khách Trung Quốc đổ về các điểm du lịch không phải đông, mà là RẤT ĐÔNG (chính xác là không có chỗ đứng luôn đó).
Chỉ có duy nhất Vietnam Airlines khai thác đường bay thẳng Hà Nội – Thượng Hải, nhưng giá vé rất cao. Air Macau và Air Asia giá vé rẻ nhưng sẽ phải bay đêm và transit rất mệt.
Kỳ canh vé máy bay chương trình Khuyến mãi Mùa thu của Vietnam Airlines nên mua vé máy bay chỉ mất có 7,7 triệu / khứ hồi (rẻ hơn cả mấy hãng phải transit nữa mà giờ bay rất hợp lý).
* LƯU Ý:
Ở Thượng Hải có 2 sân bay: Sân bay Phố Đông (là sân bay quốc tế chính) và Sân bay Hồng Kiều (chủ yếu phục vụ các chuyến bay nội địa hoặc các chuyến bay từ Hongkong hoặc Macau)
Khi nhập cảnh ở sân bây Phố Đông (và các sân bay khác của Trung Quốc), khách nước ngoài sẽ phải tự làm thủ tục lấy dâu vân tay trên máy và điền thông tin vào from nhập cảnh.
Cách này rất vất vả vì các bạn sẽ phải đi xe giường nằm lên Nam Ninh (Trung Quốc), rồi từ Nam Ninh mua vé tàu hoặc xe buýt đến Thượng Hải.
Nếu không đi được tiếp option đường bộ, các bạn có thể chuyển sang đi máy bay tiếp, vì những chặng bay nội địa Trung Quốc giá khá rẻ.
3. Đặt phòng ở đâu khi du lịch Thượng Hải tự túc
Mấy ngày đầu đến Kỳ ở khách sạn Shanghai Holland Hotel, gần MRT Zhongsan Bei. Khách sạn này gần nhà bạn mình và là khu vực dân sinh, nên xung quanh rất ít các hàng ăn. May là ngay cạnh khách sạn có 2 cái siêu thị mini nên cần gì chạy ra mua cũng tiện.
Hôm sau mình chuyển ra khách sạn Baron Business Hotel, gần đường Nam Kinh và khu bến Thượng Hải. Đây là lựa chọn rẻ nhất và có 2 giường đơn tại thời điểm mình đặt phòng. Buồn một cái là đến nơi lễ tân lại xếp phòng 1 giường đôi vì hết phòng, hại mình phải ngủ dưới đất một đêm.
Theo kinh nghiệm du lịch Thượng Hải tự túc của mình, các bạn nên ở gần phố đi bộ Nam Kinh và gần bến metro để tiện đi chơi. Ở xa tuy có rẻ hơn nhưng đi chơi về rất mệt, và lễ tân mấy khu này không giỏi tiếng Anh cho lắm.
* LƯU Ý:
Nếu chưa tìm được khách sạn ưng ý, các bạn có thể đăng ký link sau để được Giảm €46 cho lần đặt phòng và trải nghiệm đầu tiên trên Airbnb
a. Tàu Maglev: Đây là chuyến tàu cao tốc phục vụ riêng cho hành trình từ sân bay phố Đông về trung tâm Thượng Hải. Với vận tốc lên đến 430 km/h, chỉ mất 8 phút là các bạn đến trung tâm.
Nhưng nếu mang nhiều hành lý như mình thì đi kiểu này rất vất vả. Vì sau khi dừng ở ga Longyang Rd xong, sẽ phải chuyển sang line tàu điện ngầm để đi về khách sạn. Mà ga Longyang cũng không gần trung tâm thành phố với chỗ bọn mình ở lắm.
* LƯU Ý:
Theo kinh nghiệm du lịch Thượng Hải tự túc của mình, các bạn chỉ nên đi thử tàu Maglev cho biết thôi chứ nên đi taxi cho lành.
a. Tàu điện ngầm: Đây là phương tiện mình sử dụng nhiều nhất vì có thể đi đến nhiều địa điểm du lịch Thượng Hải và giá cũng rất rẻ (từ 3 – 6 ¥ / 1 chặng).
* LƯU Ý:
Trước khi vào mỗi ga tàu điện ngầm, các bạn sẽ được soi chiếu và kiểm tra túi.
So với Bắc Kinh thì lượng người sử dụng phương tiện công cộng giờ cao điểm ở Thượng Hải vẫn dễ thở hơi nhiều.
b. Taxi: có thể bắt ở khắp mọi nơi trong thành phố. Có rất nhiều bạn review với mình là taxi ở Thượng Hải mắc nhưng thực ra giá cả rất phải chăng chỉ tầm 15 – 20 ¥ cho 1 chặng đi.
Nằm bên dòng sông Hoàng Phố, bến Thượng Hải từng là thương cảng nổi tiếng thế giới thời kỳ dân quốc. Dọc bến là một phố Tây với những tòa nhà cổ kính mang đậm dấu ấn thuộc địa và một phố Đông đối nghịch với ma trận các tòa nhà chọc trời. Tất cả đã thể hiện lên một Thượng Hải hiện đại trẻ trung, sôi động nhưng vẫn đầy hoài niệm.
Trong bất kỳ tấm ảnh check-in nào của thành phố Thượng Hải, cũng sẽ xuất hiện hình ảnh của một công trình có hình dáng đặc biệt. Đó chính là Tháp Truyền hình Đông phương minh châu, biểu tượng của Thượng Hải.
Lấy cảm hứng từ câu thơ “Đại châu tiểu châu lạc ngọc bàn” trong bài “Tì Bà Hành” của Bạch Cư Di. Tháp truyền hình Đông phương minh châu được thiết kế tựa như những viên minh châu từ trên trời rơi xuống dòng sông Hoàng Phố.
Lúc chưa đến Thượng Hải, Kỳ nghĩ cái tháp này xanh xanh đỏ đỏ trông chả ra sao cả. Nhưng phải đến tận nơi nhìn tận mắt mới thấy tháp thực sự đẹp, nhất là lúc lên đèn vào buổi tối.
Lúc xem qua các địa điểm du lịch ở Thượng Hải, mình vô tình bắt gặp hình ảnh một cây cầu thép đứng hiên ngang giữa lòng thành phố hiện đại, và hình ảnh đó đã gợi lại biết bao nhiêu ký ức. Chắc các bạn xem phim “Tân dòng sông ly biệt” rồi sẽ nhớ đoạn Triệu Vy nhảy cầu tử tự, và cầy cầu đó có hình dáng y hệt chiếc cầu Waibaidu này. Chính vì thế mà mình gọi đây là cầu Triệu Vy tự tử luôn.
Cầu Waibaidu là cây cầu được xây dựng hoàn toàn bằng thép đầu tiên tại Trung Quốc. Với nhiệm vụ chính nối liền 2 quận Hoàng Phố và Hồng Khẩu, cầu Waibaidu đã chứng kiến biết bao nhiêu sự kiện lịch sự của thành phố Thượng Hải.
Khi đi dạo qua cầu vào buổi tối, bất ngờ mình lại nghe được giai điệu của bài hát “Tình sâu thẳm, mưa bụi nhòa”. Cảnh Lục Y Bình và Hà Thư Hoàn trao nhau nụ hôn vẫn như đâu đây còn đó vậy.
Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, đường Nam Kinh vẫn giữ nguyên danh hiệu “Trung Hoa đệ nhất lộ”. Dọc chiều dài 5,5 km là vô số các cửa hàng với đủ các chúng loại hàng hóa, từ nội địa truyền thống cho tới các thương hiệu nổi tiếng thế giới. Lúc nào tại phố đi bộ Nam Kinh cũng tấp nập người qua lại.
Mặc dù các cửa hàng hiện đại với đèn điện bảng hiệu thi nhau mọc lên, nhưng không vì thế mà các cửa hàng truyền thống mất đi vị thế của mình.
Nếu có cơ hội du lịch Thượng Hải, các bạn hãy dạo phố Nam Kinh lúc nửa đêm khi không có người qua lại để chầm chậm nhìn ngắm những vết tích thời gian còn sót lại tại tòa Bách hóa số 1, Kho Thực phẩm số 1, Công ty thời trang Thượng Hải và Tòa nhà Thương mại Hoa Liên.
Khu vực Lục Gia Chủy là nơi tập trung các tòa nhà cao tầng hiện đại bậc nhất tại thành phố Thượng Hải. Trong số đó, nổi bật nhất vẫn là tòa nhà Shanghai Tower cao 128 tầng. Đây là tòa nhà cao nhất ở Trung Quốc và cao thứ hai thế giới.
Các bạn có thể mua vé lên đài quan sát ở tầng 118 Shanghai Tower để ngắm tòan cảnh thành phố Thượng Hải. View trên này khá mờ do bị mấy cái kính che. Kỳ đi lúc hoàng hôn nhưng nhìn chả rõ gì cả, phải đợi đến lúc cả thành phố lên đèn mới đẹp. Có thể book vé online hoặc mua tại quầy cũng được (xếp hàng mất 10 phút).
Địa chỉ: 501 Yincheng Middle Rd, Lu Jia Zui, Lujiazui Residential District, Pudong Xinqu
Giờ mở cửa: 8:30 – 21:30
Cách đi: Metro Line 2 – Lujiazai – Exit 6
Điểm du lịch Thương Hải này sẽ cho bạn cảm giác được trở về thời dân quốc. Bởi hầu hết các công trình được tái hiện gần như là nguyên bản so với bản gốc. Các bạn sẽ bắt gặp Tòa nhà Bách hóa số 1, cầu Ngoại Bạch Độ hay khu phố Tân Thiên Địa …
Không chỉ mở cửa cho khách tham quan, tại phim trường vẫn diễn ra các cảnh quay (nhưng nếu có quay phim cả khu vực quay sẽ bị chặn hết không thăm quan được). Nếu cần thêm thông tin gì về Phim trường Thượng Hải, các bạn có thể tham khảo bài review sau.
Địa chỉ: 4915 Beisong Hwy, Chedunzhen, Songjiang Qu.
Giờ mở cửa: 08:30 – 16:30
Cách đi: Các bạn bắt mentro line 1 từ trung tâm thành phố đi đến bến cuối Xinzhuang, rồi chuyển sang line 5 đi tiếp đến bến Minhang Development Zone. Sau đấy bắt taxi đi ra Phim trường Thượng Hải.
Web: http://www.shfilmpark.com/en
Tân Thiên Địa (hay Xintiandi) là khu vực phố cổ tập trung rất nhiều nhà hàng, khu giải trí và mua sắm tại trung tâm Thượng Hải.
Với phong cách kiến trúc Thạch Khố Môn – có nghĩa “Cổng đá”, những căn nhà ở khu phố này mang những nét rất riêng khó có thể tìm thấy ở bất kể đâu trong thành phố. Nếu đang tìm kiếm hình ảnh của một Thượng Hải cổ kính, hãy đi dạo quanh các con ngõ nhỏ ở Tân Thiên Địa và ngắm nhìn những ngôi nhà cổ.
Giữa những tòa nhà cao tầng hiện đại ở thành phố, đâu đó vẫn thấp thoáng những nét kiến trúc cổ kính từ thời nhà Minh, đang được bảo tồn tại khu vực Miếu Hoàng Thành.
Mặc dù tên gọi là miếu, nhưng thực chất bên trong khu phố này không hề có một ngôi miếu nào cả. Toàn bộ khu vực này là một quần thể nhà và 2 khu vườn được xây dựng vào thế kỷ thứ 15.
Hiện nay phần lớn các tòa nhà thuộc khuôn viên Miếu Hoàng Thành đã được tận dụng trở thành những nhà hàng, cửa hàng thời trang và khách sạn. Xung quanh điểm du lịch Thượng Hải này lúc nào cũng tấp nập người qua lại. Bật mí cho các bạn biết Miếu Hoàng Thành buổi tối lên đèn rất lung linh, đã thế lại còn nhiều món ăn hấp dẫn nữa.
Mình đã đi Disneyland ở Hong Kong và cũng hết cái tuổi mơ mộng công chúa và hoàng tử, nên mình không đi Disneyland Thượng Hải làm gì nữa. Ngoài ra, xét về quy mô và Disneyland Thượng Hải lớn hơn HongKong rất rất nhiều. Cho nên lượng khách đến đấy mỗi ngày rất đông, các bạn nên đi ngày thường, còn đi cuối tuần sẽ phải chen chúc rất mệt.
Ngày 1:
10:15 – 14:15: Bay Hà Nội – Thượng Hải (Sân bay Phố Đông)
15:00 – 17:00: Di chuyển về khách sạn
18:30: Ăn tối
19:45: Công viên phố Đông
Ngày 2:
9:00 – 10:30: Phố đi bộ Nam Kinh
11:30 – 14:00: Tân Thiên Địa
14:30 – 17:00: Kikyo Space
18:00: Ăn tối
19:30 – 20:30: Cầu Waibaidu
Ngày 3:
09:00 – 15:00: Phim trường Thượng Hải
16:00 – 19:00: Shanghai Tower
19:30 – 21:00: Miếu Hoàng Thành
Ngày 4:
10:00 – 14:30: Bảo tàng Bảo Long
15:30 – 18:00: Bảo tàng Ánh sáng
19:00 – 21:00: Chill ở Flair Rooftop
22:30: Ăn lẩu Haidilao
Ngày 5:
11:30: Đi ra sân bay
15:25 – 18:00: Bay Thượng Hải (Sân bay Phố Đông) – Hà Nội