Top 11 # Xem Nhiều Nhất Xu Hướng Du Lịch Của Người Việt Nam Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Tuvanduhocsing.com

Xu Hướng Du Lịch Nhật Bản Của Người Việt Nam

Số lượng người Việt Nam đến Nhật năm 2017 lên đến khoảng 80.000 người là con số cao nhất từ trước đến nay. Trào lưu này bắt đầu từ năm 2010, và sau 8 năm số lượng người đã tăng lên một cách đáng kể. Việc mở rộng các đường bay trực tiếp từ Nhật Bản đến 3 thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cũng góp một phần cho việc giải thích sự gia tăng trên. Thực tế các hoạt động thu hút khách du lịch Việt Nam có sự tăng trưởng cao hơn so với hoạt động thúc đẩy du lịch tới Nhật Bản mà các công ty tại Việt Nam đang thực hiện. Năm 2012 có khoảng 55.000 lượt khách và năm 2017 là 309.000, tăng lên gần 6 lần.

Lượng khách sang du lịch chỉ chiếm 30% số người Việt Nam đến Nhật Bản

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy số lượng người Việt Nam đến Nhật bao gồm 30% số người đến với mục đích du lịch, 20% với mục đích công việc và 50% là với mục đích khác. Trong số 50% mục đích khác này phần lớn là du học sinh và thực tập sinh.

Riêng mảng du lịch, năm 2017 so với năm 2016 số lượt khách du lịch lên đã tăng 39%. Thêm vào đó, lượng du học sinh hay thực tập sinh dù sống trong thời gian ngắn hay dài, đối tượng này biết được cái đẹp của đất nước Nhật Bản. Đây chính là cầu nối dẫn đến quyết định chọn Nhật Bản là điểm đến trong tương lai. Xét theo vùng, tỉ lệ du học sinh và thực tập sinh đến từ Hà Nội có tỷ lệ khá cao, trong đó số lượt khách sang du lịch đến từ thành phố Hồ Chí Minh là 60%.

Độ tuổi trung bình có xu hướng du lịch nước ngoài của người Việt Nam là 30 tuổi [/su_heading]

Hiện tại Việt Nam có những nét khá tương đồng với Nhật Bản của những năm 1960 ~ 1980. Ví dụ như mọi người ở độ tuổi 30 sẽ yêu thích việc du lịch nước ngoài, các vấn đề ô nhiễm không khí đang trở nên khá nghiêm trọng. Hay việc mở cửa hàng ăn nhanh McDonald’s đầu tiên vào năm 2014, cửa hàng tiện lợi 7-eleven vào năm 2017. Tóm lại thị trường Việt Nam còn khá trẻ và khá tiềm năng nhất là trong mảng du lịch. Nếu là tầng lớp thượng lưu thì người Việt Nam có xu hướng du lịch đến các nước Âu Mỹ, còn tầng lớp trung lưu hoặc giới trẻ thường lựa chọn điểm đến là các nước không cần phải có visa như Đông Nam Á, hay lựa chọn điểm đến đẹp thì trong đó có Nhật Bản.

Về đặc điểm du lịch, nếu là lần đầu tiên thì mọi người có xu hướng đi theo các tour du lịch vì lý do phải có visa. Trung bình người Việt Nam có xu hướng chọn tour 5 hoặc 4 ngày đêm. Chi phí cho một chuyến đi 4 ngày 3 đêm vào khoảng 20 triệu đồng. Các thông tin được chia sẻ bởi những người có kinh nghiệm khá nhiều tuy nhiên nơi mà có được những thông tin hữu ích nhất vẫn là các trung tâm, đại lý du lịch. Ngoài ra, Facebook là một trong những công cụ tìm kiếm của phần lớn người Việt Nam nên các công ty du lịch cũng sử dụng công cụ này một cách tích cực.

Thoải mái đến Nhật Bản với LCC [/su_heading]

Gần đây xu hướng du lịch với dịch vụ hàng không giá rẻ (Low-cost carrier hay viết tắt là LCC) đang ngày càng trở nên phổ biến. Trong đó có Jetstar Pacific Airlines (2017/9) hay VietJet (2018/11) đã mở những chuyến bay trực tiếp đầu tiên giữa Việt Nam – Nhật Bản. Nếu sử dụng những chuyến bay như vậy thì giá rẻ tương đối so với việc đi theo tour. Nó cũng khá phù hợp nếu đi du lịch cả công ty từ 30 ~ 5 0 người hay việc du lịch theo hình thức cá nhân. Khách du lịch người Việt Nam quan tâm nhiều nhất đó chính là ẩm thực và kèm theo đó là các hoạt động như ngắm hoa, trượt tuyết, leo núi Phú Sĩ, mua sắm… Chí phí trung bình của một người là 183.236 yên tương đương với 37 triệu đồng, trong đó mua sắm chiếm khoảng 40%. Lý do đó là sự tin tưởng vào hàng hoá mang thương hiệu Nhật Bản. Một phần trong mua sắm là do họ được người thân, bạn bè giới thiệu.

Việt Nam là một trong các nước Đông Nam Á khá quen thuộc đối với Nhật Bản, nếu như khả năng ngôn ngữ Nhật của người Việt tăng lên, sự ảnh hưởng của phim hoạt hình, ấn tượng về cuộc sống và đất nước Nhật Bản xinh đẹp sẽ là tiềm năng phát triển lớn ngành du lịch.

Những Xu Hướng Du Lịch Mới Của Thế Giới Và Việt Nam

“Du lịch xanh, du lịch bền vững trên nền tảng du lịch xanh sẽ là con đường phát triển xuyên suốt trong 10 năm tới của ngành du lịch Việt Nam.”

Tuy là xu hướng không mới trên thế giới và phát triển theo dòng chảy tòan cầu, nhưng lại một lần nữa vấn đề này được lãnh đạo ngành khẳng định tại hội thảo Xu hướng phát triển du lịch của thế giới và tác động đối với du lịch Việt Nam, diễn ra sáng nay (ngày 20/8), tại Hà Nội.

Dự báo từ Tổ chức Du lịch thế giới

Tổ chức Du lịch thế giới – UNWTO nhận định, đến năm 2030, khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe, tôn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng khách du lịch; với mục đích thăm quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; với mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15%.

Theo này dự báo trong thời gian tới, du lịch toàn cầu tiếp tục tăng trưởng theo các xu hướng chủ đạo như: Nhu cầu du lịch toàn cầu bùng bổ, đặc biệt trong giới trung lưu đang tăng lên tại Trung Quốc, tạo cơ hội kinh tế đáng kể cho các điểm đến khu vực Đông Nam Á. Đất nước tỷ dân trở thành thị trường nguồn lớn nhất thế giới và sẽ tác động mạnh đến chính sách phát triển du lịch của nhiều quốc gia.

Trong giai đoạn 2018-2028, nhu cầu du lịch sẽ tăng 4% hàng năm, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương được dự báo đón 535 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2030, đứng đầu thế giới.

Tuy mục đích của đa số thị trường khách vẫn là thăm quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, song nhiều nhu cầu mới sẽ hình thành. Du khách ngày càng quan tâm tới nhu cầu trải nghiệm hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính khác biệt, đặc sắc, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, độc đáo), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi).

Đăc biệt, du lịch chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ngày càng phổ biến. Phát triển du lịch có trách nhiệm, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng vừa là xu hướng vừa là đòi hỏi tất yếu đối với ngành du lịch để thực hiện nguyên tắc và mục tiêu phát triển bền vững.

Tổ chức Du lịch thế giới đánh giá, sự phát triển mạnh mẽ của hàng không giá rẻ sẽ mang lại lợi ích to lớn cho ngành du lịch, tạo điều kiện thúc đẩy du lịch bằng đường hàng không. Bên cạnh đó, xu hướng du lịch tàu biển tiếp tục gia tăng với các du thuyền sang trọng, hiện đại.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh đến phương thức quản lý và kinh doanh du lịch, hình thành các xu hướng du lịch mới như du lịch thông minh, du lịch sáng tạo.

Khác với tour truyền thống, du lịch thông minh chú trọng đến lợi ích của du khách nhưng lại đảm bảo mức chi phí thấp, an toàn và thuận tiện nhất trên cơ sở ứng dụng công nghệ và sử dụng các thiết bị hiện đại và thông tin, dữ liệu toàn cầu…

Đâu là tương lai của du lịch?

Những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng du lịch bắt đầu có những thay đổi mới mẻ từ chi trả tiền mặt sang thanh toán thẻ, sử dụng các ứng dụng thanh toán trên điện thoại thông minh.

Khách đi du lịch theo phương thức trả sau với 82% ứng từ lương cũng đang là xu hướng được ưa chuộng. Các dịch vụ đặt chỗ vé máy bay, khách sạn thông qua điện thoại thông minh tăng mạnh.

Nền tảng công nghệ số và dữ liệu sẽ chi phối tăng trưởng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương với 80% chuyến đi du lịch được đặt trực tuyến, và 87% thế hệ trẻ cho rằng, điện thoại thông minh là công cụ cần thiết cho du lịch.

Theo nhiều chuyên gia trong ngành dịch vụ nhận định, công nghệ thông tin và mạng xã hội sẽ là tương lai của ngành du lịch.

Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch cũng đang thay đổi rõ rệt. Những năm trước đây, nếu tỷ trọng chi tiêu của khách dành phần lớn cho dịch vụ cơ bản như ăn, uống, vận chuyển, thì nay tỷ trọng này đã nhường chỗ cho các dịch vụ như mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm, thăm quan giải trí…

Trên thực tế, ngành du lịch thế giới đang chứng kiến sự phát triển của nhiều xu hướng du lịch khác nhau như: tour tự thiết kế, tour cao cấp, di lịch mạo hiểm, du lịch trải nghiệm, du lịch giải trí với các thiết bị hiện đại… Trước làn sóng này, lữ hành trong nước cũng phải đầu tư chất xám nhiều hơn trong việc xây dựng các sản phẩm tour đáp ứng nhu cầu thị trường.

Không chỉ thế giới mà ở Việt Nam, những chuyến đi nghỉ dưỡng đơn thuần không còn được lựa chọn nhiều. Du khách đang quan tâm hơn tới chất lượng trải nghiệm tại điểm đến. Khách sẽ lưu lại dài ngày hơn nếu điểm đến có nhiều trải nghiệm thú vị. Nếu trước đây, du lịch biển theo trào lưu là phổ biến thì những năm gần đây đã chuyển hướng sang nghỉ dưỡng núi, trải nghiệm văn hóa địa phương.

Khách du lịch thế hệ mới là những người yêu môi trường, tôn trọng và có trách nhiệm với môi trường, vì vậy xu hướng tìm về những giá trị văn hóa đặc sắc và sinh thái nguyên sơ cũng đang trở nên thịnh hành.

Du lịch công nghệ cao như du lịch thông minh, du lịch thực tế ảo, du lịch điện tử… thông qua các khu vui chơi giải trí hiện đại, các công viên, tổ hợp giải trí cũng ngày càng thu hút số lượng lớn khách du lịch.

Không nằm ngoài dòng chảy đó, diện mạo du lịch Việt cũng đang có những chuyển biến tích cực theo xu thế toàn cầu. Chẳng phải ngẫu nhiên mà tổ chức UNWTO đánh giá khu vực Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực thu hút khách quốc tế lớn thứ 4 trên thế giới, và Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất.

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), số lượng khách du lịch quốc tế toàn cầu năm 2018 đã vượt lên mốc 1,4 tỷ lượt khách, tăng 74 triệu lượt so với năm 2017. Dự báo đến năm 2030, số lượng khách du lịch đạt 1,8 tỷ lượt.

Năm 2018, ngành du lịch Việt tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam đạt 15,6 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 620.000 tỷ đồng. Cùng với số lượng khách du lịch tăng nhanh, nhu cầu xu hướng du lịch mới đã và đang có sự thay đổi đáng kể.

Xu Hướng Phát Triển Ngành Du Lịch Việt Nam

Du lịch là ngành có nhiều tiềm năng phát triển của nước ta. Hàng năm ngành du lịch đóng góp rất nhiều trong GDP Việt Nam. Một trong những thành công lớn của ngành du lịch đó là thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế. Để có thể tìm hiểu và phát huy thế mạnh du lịch cần đi sâu và tìm hiểu các xu hướng phát triển du lịch Việt Nam.

Một số đặc thù và xu hướng phát triển của khách du lịch tới từ thị trường quốc tế tới Việt Nam có thể kể đến:

Đa dạng về cơ cấu nguồn khách

Đa dạng về đối tượng khách du lịch: du lịch đang ngày càng phổ biến, không chỉ những người giàu có từ các nước phát triển mới đi du lịch mà tất cả các tầng lớp khác, từ nhiều quốc gia khác nhau cũng tham gia ngày càng đông đảo;

Đa dạng về độ tuổi: người già, người mới nghỉ hưu đi du lịch ngày càng nhiều nên cần có những chương trình đặc biệt phục vụ nhu cầu về nghỉ dưỡng cho đối tượng khách này.

Về giới tính: Những thay đổi về vai trò và trách nhiệm trong gia đình khiến khách là phụ nữ ngày càng tăng, yêu cầu các cơ sở có những cải tiến, bổ sung các trang thiết bị, vật dụng và các dịch vụ, lịch trình phù hợp với nhu cầu của nữ thương nhân.

Về loại hình: ngày càng nhiều những nhóm gia đình đăng ký đi du lịch với sự tham gia của đầy đủ các thành viên của cả ba thế hệ trong gia đình, đặc biệt các dịp lễ, cuối tuần và kỳ nghỉ hè của trẻ em.

Du lịch bền vững ngày càng phát triển

Đây là xu hướng của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, nhất là khách đến từ các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật, Thái Lan. Họ có ý thức và nhu cầu cao về an toàn và sức khoẻ, ngày càng nhiều người muốn quay về với thiên nhiên. Vì vậy, cần triển khai thực hiện và tập trung tuyên truyền cho các những chương trình, dịch vụ thân thiện với môi trường.

Du lịch kết hợp dịch vụ sức khỏe và sắc đẹp phát triển

Đáp ứng xu hướng này, cần tạo những khu vực không hút thuốc lá, không bán và phục vụ rượu mạnh, bổ sung các thực đơn tăng cường rau, củ, quả chứng minh được nguồn gốc, các món ăn ít béo, đường, calo hoặc ít carbohydrate, các đồ uống ít calo và ít cafein, tăng cường tổ chức câu lạc bộ sức khoẻ với những dụng cụ, thiết bị thể thao, phòng tập yoga, sân tennis, sân tập gofl mini, bể bơi, bể sục, phòng tắm nước khoáng, ngâm thuốc bắc, nơi phơi nắng hoặc các phòng matxa… ; các dịch vụ du lịch kết hợp chữa bệnh thời đại như các bệnh gut, tiểu đường, tim mạch ..v.v.

Đa dạng hóa loại hình du lịch

Khách quốc tế có xu hướng kết hợp du lịch cùng các chuyến đi công tác. Ví dụ: nghỉ biển kết hợp với hội nghị, du lịch khen thưởng kết hợp thăm dò thị trường, du lịch nghỉ dưỡng ngắn ngày kết hợp với casino..v.v. đòi hỏi các cơ sở đa dạng hoá các sản phẩm như tạo chương trình nghỉ ngơi tham quan di tích lịch sử kết hợp thăm trang trại trồng rau, chè và cây ăn quả, tổ chức các hoạt động giải trí trên biển.

Du lịch tự túc phát triển mạnh

Xu hướng chọn tour du lịch tự thiết kế, đặt chỗ qua mạng; tự lựa chọn dịch vụ, không đi theo tour trọn gói. Du lịch mang tính cá nhân nhiều nhất là dịch vụ ăn uống. Vì vậy các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, khách sạn thường kết hợp tổ chức các chương trình chỉ cung ứng một phần dịch vụ du lịch như Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã tổ chức khá thành công gói sản phẩm Free and Easy chỉ gồm vé máy bay, dịch vụ đón tiễn sân bay và 3 đêm khách sạn. Nếu có nhu cầu, khách có thể tiếp tục mua tour lẻ và các dịch vụ khác tại điểm đến. Như vậy, để hỗ trợ thúc đẩy xu hướng này, cần hỗ trợ nâng cao năng lực tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp, cơ quan xúc tiến du lịch bằng các công cụ cập nhật theo đời sống hiện đại như các mạng mobile, mạng xã hội như Facebook, Twitter…

✎ ĐĂNG KÝ TUYỂN SINH TRỰC TUYẾN CAO ĐẲNG 2017

✠ Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội thông báo tuyển sinh các hệ:

Tuyển sinh hệ cao đẳng chính quy

Tuyển sinh hệ Liên thông Trung cấp – Cao đẳng chính quy

Tuyển sinh hệ Trung cấp chuyên nghiệp

✠ Trường Tuyển sinh Các khối ngành đào tạo:

Tuyển sinh ngành Dược

Tuyển sinh ngành Điều Dưỡng

Tuyển sinh ngành Y sĩ Đa khoa

Tuyển sinh ngành Xây dựng Công trình

Tuyển sinh ngành Quản lý xây dựng

Tuyển sinh ngành Xây dựng dân dụng

Tuyển sinh ngành Điện tử – Tự động hóa

Tuyển sinh ngành Điện tử Viễn Thông

Tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin

Tuyển sinh ngành Công tác xã hội

Tuyển sinh ngành Hướng dẫn viên du lịch

Tuyển sinh ngành Chế biến món ăn

Tuyển sinh ngành Quản trị khách sạn

Tuyển sinh ngành Kế toán

Tuyển sinh ngành Tài chính – Ngân hàng

Tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh

Tuyển sinh ngành Dịch vụ Pháp lý

Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội ♦Trụ sở chính

☞ Mọi thông tin vui lòng liên hệ :

Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội

Điện thoại | 024.3362.8666

♦Cơ sở 2: Hồ Tùng Mậu

Hotline | 0928.88.99.00 | 0945.88.99.00 | 0996.88.99.00

Địa chỉ: Phòng 102 nhà B số 200 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (Đối diện ĐH Thương Mại)

Điện thoại | 024.3767.9555

Hotline | 0964.505.509

Email: info@htt.edu.vn

✎Website chính thức| http://htt.edu.vn/

✎Fanpage chính thức| https://www.facebook.com/htt.edu.vn/

Du Lịch Sinh Thái: Xu Hướng Mới Của Du Lịch Quảng Nam

Chia sẻ

Nhiều tiềm năng cho mô hình du lịch sinh thái “đúng nghĩa”

Với nhiều lợi thế về hệ sinh thái thiên nhiên cùng nền văn hóa – lịch sử giàu bản sắc, miền Trung đang có nhiều lợi thế để phát triển nhiều loại hình du lịch.

Bám sát định hướng phát triển du lịch bền vững kết hợp gìn giữ và bảo vệ môi trường tự nhiên, tỉnh Quảng Nam đang nỗ lực đẩy mạnh và thu hút đầu tư các dự án du lịch sinh thái.

Đây cũng là xu hướng chủ đạo của địa phương trong xây dựng chiến lược phát triển du lịch xanh và bền vững.

Quảng Nam là điểm đến hấp dẫn của du khách.

Thời gian gần đây, hàng loạt các quyết sách đã được UBND tỉnh phê duyệt như Quy tắc ứng xử văn minh du lịch tỉnh Quảng Nam, dự thảo “Hỗ trợ phát triển du lịch miền núi tỉnh Quảng Nam đến năm 2025″… nhằm tạo ra những bước đột phá trong việc nhân rộng các mô hình du lịch sinh thái và hướng đến sự bền vững trong phát triển du lịch, mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cho cộng đồng.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng đây là bước tiến lớn để môi trường du lịch tốt hơn và ngành Du lịch Quảng Nam hướng đến văn minh chuyên nghiệp.

Theo sở VH – TT&DL tỉnh Quảng Nam, năm 2018, tổng lượt khách tham quan lưu trú trên địa bàn ước tính đạt 6,5 triệu lượt khách, tăng 36,58%, tăng 21,5% so với 2017. Thu nhập xã hội từ du lịch ước tính đạt 11.100 tỷ đồng.

Ông Lê Văn Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: “nhằm hướng đến du lịch Quảng Nam trở thành kinh tế mũi nhọn, tỉnh tiếp tục tập trung nhiều giải pháp để thu hút lượng khách đến với địa phương ngày một đông hơn, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong. Thông qua hiện thực hóa chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho các nhà đầu tư xây dựng và vận hành các khu du lịch sinh thái trên địa bàn để tiếp tục thu hút đông đảo du khách, phát triển chuyên nghiệp.”

Ông Lê Ngọc Tường – Phó Giám đốc Sở VH -TT &DL tỉnh Quảng Nam bày tỏ sự kì vọng: “cần có cơ chế chính sách cụ thể hóa, đầu tư phát triển du lịch, bảo tồn và phát huy hệ sinh thái, tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo mang tính cạnh tranh, thu hút du khách.

Nhiều năm gần đây, các tour du lịch sinh thái tại các điểm đến mới tại Quảng Nam rất thu hút nhiều du khách lựa chọn, đơn cử như vùng du lịch sinh thái văn hóa Triêm Tây, khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hồ Phú Ninh

Trong thời gian sắp tới, sự ra mắt của mô hình du lịch sinh thái cổng trời Đông Giang được kì vọng sẽ là một trong những dự án đầu tiên thúc đẩy du lịch Quảng Nam phát triển mạnh mẽ.”

Hướng tới phát triển bền vững

Với kì vọng trên, dự án sinh thái cổng trời Đông Giang được xem là dự án du lịch trọng điểm ở huyện miền núi phía tây tỉnh Quảng Nam đầu tư với số vốn “khủng” lên đến 400 tỷ đồng, đảm bảo cho 100.000 khách lưu trú/năm.

Dự án cũng góp phần cải thiện nguồn sinh kế cho cộng đồng địa phương, đảm bảo nguồn lực về văn hóa và môi trường phát triển theo hướng bền vững.

Mô hình du lịch sinh thái Đông Giang hướng đến sự tôn trọng với thiên nhiên và bảo vệ hệ sinh thái khỏi sự ảnh hưởng và tác động của con người, mang lại sự hài hòa giữa các cộng đồng và cuộc sống của đồng bào dân tộc miền núi huyện Đông Giang.

Khu du lịch sinh thái cổng trời Đông Giang với kì vọng là một trong những dự án trọng điểm của tình Quảng Nam thu hút du khách trong và ngoài nước

Khách du lịch khi đến khu du lịch sinh thái sẽ được nghỉ ngơi, tham quan thưởng thức phong cảnh tự nhiên qua các dịch vụ du lịch văn hóa, đồng thời là nhân tố chính quyết định trong việc gìn giữ và cải tạo thiên nhiên.

Yếu tố giúp du lịch sinh thái trở thành xu hướng trong tương lai chính là cung cấp các khoản thu cần thiết cho việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, giúp bảo tồn cho các thế hệ tương lai để tận dụng và phát triển.

Bà Nguyễn Thị Phương Nhung, Phó Tổng giám đốc tập đoàn FVG, khẳng định: “Hiện nay, nhiều dự án du lịch đã can thiệp quá nhiều vào hệ sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, chúng tôi hướng đến một sự khác biệt với chủ trương mong muốn Đông Giang sẽ trở thành khu du lịch sinh thái đúng nghĩa.

Việc phối hợp cùng chính quyền và người dân bảo vệ hệ sinh thái, cố gắng gìn giữ nền tảng môi trường tự nhiên và hạn chế đa tác động đến thiên nhiên luôn được tập đoàn FVG chú trọng ưu tiên hàng đầu.”

Ông Hồ Quang Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang nhấn mạnh, “Dự án khu du lịch cổng trời Đông Giang sẽ khơi dậy các tiềm năng, thế mạnh của Đông Giang để phát triển du lịch sinh thái.

Đây là hướng đi thiết thực, động lực phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Quảng Nam. Việc giữ nguyên cấu trúc, đa dạng sinh thái, cảnh quan khu vực để phát triển du lịch sinh thái bền vững với những sản phẩm độc đáo mang hơi thở của vùng đất Đông Giang được xem là một trong những xu hướng mạnh dạn, thiết thực, hứa hẹn mang đến những sản phẩm du lịch đặc sắc, hướng đến phát triển du lịch bền vững trong thời gian đến”.