New Zealand là một trong những thị trường có mức lương hấp dẫn nhất dành cho người xuất khẩu lao động. Do đó, nếu bạn muốn ra nước ngoài làm việc thì nhất định phải biết những thông tin quan trọng về thị trường mới với nhiều cơ hội này.
Tổng quan về đất nước New Zealand
New Zealand nằm ở khu vực phía Nam Thái Bình Dương, giáp với nước Úc xinh đẹp. Hơn nữa, đây là một trong những nước có kinh tế phát triển, có nền giáo dục đẳng cấp và thu hút nhiều du học sinh cũng như người lao động đến từ khắp nơi trên thế giới.
Trước khi tìm hiểu kỹ về xuất khẩu lao động New Zealand, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số thông tin chung về đất nước này. Theo đó, New Zealand đang được chia thành ba phần chính. Đó là đảo Nam, đảo Bắc và Đảo Stewart. Quốc gia này còn có hơn 700 đảo nhỏ ngoài khơi…. Cũng vì nằm giữa biển nên nhìn chung thời tiết và khí hậu của New Zealand khá ôn hòa. Trong đó, khí hậu ở vùng đảo Bắc có phần ấm áp, dễ chịu hơn, gần tương đương với khí hậu cận nhiệt đới. Còn khí hậu ở đảo Nam có phần lạnh hơn, lượng mưa cũng lớn hơn.
Những điều cần biết về xuất khẩu lao động New Zealand
Đến New Zealand theo diện lao động kết hợp với kỳ nghỉ
Con đường đầu tiên chính là con đường mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết hợp tác với New Zealand. Cụ thể, đó là chương trình lao động kết hợp với kỳ nghỉ – Working Holiday, gọi tắt là WHS. Chương trình cho phép lao động Việt trong độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi có thể đến New Zealand với mục đích chính là đi du lịch. Nhưng trong thời gian du lịch tại New Zealand, người lao động có thể tìm việc. Trao đổi về công việc với các công ty, doanh nghiệp ở New Zealand. Tiến tới ký hợp đồng lao động để ở lại nước ngoài làm việc.
Tuy nhiên, mỗi năm danh ngạch tham gia chương trình này không nhiều. Theo thỏa thuận ký kết giữa hai nước thì hàng năm nước ta chỉ có khoảng 100 ứng viên có thể tham gia chương trình. Hơn nữa, nếu đến New Zealand theo diện du lịch kết hợp với kỳ nghỉ thì bạn sẽ chỉ được cấp visa với thời hạn không quá 1 năm. Trong khoảng một năm này bạn có thể nhiều lần nhập cảnh vào giờ New Zealand.
Nhưng tương tự với visa lao động kết hợp kỳ nghỉ Úc. Người dùng visa lao động kết hợp kỳ nghỉ đi New Zealand cũng chịu sự hạn chế về thời gian làm việc cho một chủ sử dụng lao động. Cụ thể, người dùng visa này chỉ được phép làm cho một chủ sử dụng lao động trong thời gian tối đa là 3 tháng. Trường hợp dùng visa này để tham gia một khóa học ở New Zealand thì thời gian của khóa học cũng chỉ là dưới 3 tháng.
Điều kiện tham gia chương trình XKLĐ New Zealand
Là lao động nằm trong độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi. Có ý định đến New Zealand một mình. Không mang theo trẻ em hay bất kỳ người phụ thuộc nào khác.
Trước khi nộp hồ sơ xin visa lao động kết hợp với kỳ nghỉ người lao động chưa từng được cấp loại visa này hoặc bất kỳ visa đi New Zealand với mục đích tương tự.
Người lao động phải đảm bảo mục đích chính khi đến New Zealand là du lịch, tham quan, khám phá nước này. Việc làm việc hay học tập chỉ là mục đích thứ yếu.
Người muốn xin visa lao động kết hợp với kỳ nghỉ ở New Zealand cần có sức khỏe tốt, đảm bảo yêu cầu sức khỏe để nhập cảnh vào New Zealand.
Có đủ khả năng tài chính để mua vé máy bay khứ hồi đi New Zealand. Đồng thời cần chứng minh có tài chính tối thiểu là 4,200 đô New Zealand. Đây là khoản tiền cần thiết để chi trả cho chuyến du lịch kết hợp làm việc…
Người lao động cần tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ Anh ngữ quốc tế, tối thiểu là IELTS 4.5. Hơn nữa, thời gian cấp chứng chỉ là chưa quá 2 năm tính đến thời điểm bạn chính thức nộp hồ sơ tham gia chương trình.
Người vừa du lịch vừa làm việctại New Zealand cần chuẩn bị những gì?
Đến New Zealand theo diện lao động kết hợp với kỳ nghỉ là cơ hội lớn với những người trẻ tuổi. Nhất là những người vừa tốt nghiệp chương trình đại học tại Việt Nam đang cần có thêm kinh nghiệm làm việc, muốn trải nghiệm và thử sức trong môi trường làm việc quốc tế chuyên nghiệp, năng động. Để tham gia chương trình, người lao động cần thực hiện một số bước chuẩn bị gồm:
Cần chủ động chuẩn bị về mặt thông tin. Ít nhất bạn cần biết các thông tin cơ bản về đất nước New Zealand, về môi trường làm việc và thói quen làm việc của người dân nước này. Từ đó, khoanh vùng để đặt mục tiêu tìm công việc cho phù hợp.
Người đến New Zealand theo diện lao động kết hợp kỳ nghỉ nên nhờ người thân bạn bè đang sinh sống, làm việc tại nước này tìm việc giúp. Hoặc có thể tìm kiếm công việc thông qua các website tuyển dụng để đảm bảo bạn có việc ngay khi đến New Zealand.
Cần chuẩn bị tài chính và hồ sơ tham gia chương trình lao động kết hợp với kỳ nghỉ ở New Zealand. Hồ sơ tham gia chương trình sẽ được gửi trực tiếp cho Bộ Lao động Thương binh Xã hội Việt Nam.
Đến New Zealand làm việc trong và sau thời gian du học
New Zealand đang được xếp hạng là một trong những thị trường khó khăn nhất với người lao động Việt Nam. Vì vậy không phải ai cũng có thể trực tiếp tìm được công việc phù hợp để xuất khẩu lao động New Zealand theo diện visa lao động. Nhưng ngoài visa lao động và visa lao động kết hợp với kỳ nghỉ thì người Việt Nam còn có thể chọn một con đường khác để đến New Zealand. Đó là đến nước này để làm việc trong và sau thời gian du học.
Xin làm trợ giảng trong chính ngôi trường đang theo học
Làm các công việc đơn giản trong lĩnh vực bán lẻ, nhà hàng, khách sạn….
Sinh viên giỏi còn có thể tham gia các nghiên cứu để nhận trợ cấp
Hơn nữa, New Zealand còn có chính sách cho phép du học sinh đến nước này học tập có thể ở lại làm việc cho các công ty bản địa sau khi tốt nghiệp.
Điều kiện để được làm việc tại New Zealand trong và sau thời gian du học
Nếu muốn làm việc trong và sau thời gian du học New Zealand thì điều kiện tất yếu mà bạn cần trải qua đó là xin được visa du học. Hơn nữa, chỉ khi trở thành sinh viên cao đẳng, đại học, sau đại học thì bạn mới có thêm ở New Zealand. Trong khi đó, người muốn xin visa du học New Zealand cần có được lời mời nhập học của một trường tại New Zealand, có đủ điều kiện tài chính cũng như trình độ tiếng Anh để đến nước này học tập. Tóm lại, nếu muốn làm việc trong và sau thời gian du học thì trước tiên bạn cần đảm bảo tất cả các điều kiện với người du học tại New Zealand.
Khi kết thúc chương trình học, sinh viên có thể ở lại làm việc trong vòng 12 tháng. Trong thời gian đó, nếu tìm được việc làm sinh viên có thể xin Sở Di trú cấp visa làm việc có thời gian lên đến 3 năm. Mức thời gian chính xác sẽ tùy thuộc vào thời gian học và tấm bằng mà bạn đã có được. Nhưng nhìn chung, nếu đến New Zealand theo con đường du học thì cơ hội việc làm và cơ hội định cư của bạn đều sẽ rất rộng mở.
Người làm việc trong và sau thời gian du học tại New Zealand cần chuẩn bị những gì?
Nếu bạn quyết tâm đến New Zealand theo con đường du học thì việc bạn cần chuẩn bị đó là cần học tập tốt, có học vấn và trình độ tiếng Anh phù hợp với yêu cầu của một trường học, một chương trình học ở New Zealand. Vì chỉ khi đảm bảo điều kiện này bạn mới có thể xin được visa du học.
Ngoài ra, những người muốn đến New Zealand làm việc còn cần chuẩn bị về mặt tài chính, tâm lý. Cần vạch ra một kế hoạch học tập làm việc phù hợp với điều kiện của bản thân. Vì chỉ khi có tài chính tốt, có tâm lý vững vàng và lộ trình rõ ràng thì bạn mới có thể đảm bảo vừa học vừa làm. Đồng thời, kéo dài thời gian làm việc ở New Zealand.
Xuất khẩu lao động New Zealand để làm việc dài hạn
Một số công ty đang tuyển người đến New Zealand làm việc dài hạn theo dạng thực tập sinh. Thời gian làm việc có thể lên đến 3 – 5 năm. Tuy nhiên, diện tuyển người lao động đi New Zealand này chỉ áp dụng với một số ngành nghề nhất định như:
Thợ làm bánh mì, bánh ngọt
Đầu bếp (chuyên bếp Âu)
Thợ lắp ráp ô tô
Thợ điện tự động
Thợ sửa chữa và lắp ráp đường ống nước
Người làm hàn xì….
Sau thời gian làm việc, nếu làm tốt người lao động có thể được gia hạn visa để tiếp tục ở lại New Zealand. Thậm chí, nếu cố gắng bạn có thể xin định cư để ở lại nước này trong thời gian dài.
Nếu muốn tham gia chương trình này, bạn buộc phải nằm trong độ tuổi từ 25 đến 40 tuổi. Hơn nữa, cần đảm bảo yêu cầu về hình thể. Trong đó, lao động nam cần có chiều cao từ 1m60 trở lên, nặng từ 55kg. Lao động nữ cần có chiều cao từ 1m50 trở lên với cân nặng trên 45 kg. Mỗi người đều cần có sức khỏe tốt không mắc các bệnh truyền nhiễm như lao phổi, HIV, viêm gan B… Những người mắc các bệnh mãn tính khó điều trị như dạ dày, tim, phổi cũng không thể đến New Zealand làm việc lâu dài. Ngoài ra, người lao động cần đảm bảo:
Nhân thân tốt, không có tiền án tiền sự.
Cần tốt nghiệp Trung học Phổ thông trở lên, có trình độ tiếng Anh tốt, giao tiếp linh hoạt. Đồng thời, có chứng chỉ Trung cấp nghề trở lên ứng với ngành làm việc đã chọn.
Chương trình làm việc dài hạn tại New Zealand chỉ tuyển người từ 25 tuổi trở lên vì chương trình yêu cầu người lao động có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực muốn làm việc
Người làm việc lâu dài tại New Zealand cần chuẩn bị những gì?
Người đến New Zealand theo diện lao động dài hạn đang được hưởng nhiều lợi ích hơn, có lương và phúc lợi tốt hơn. Tuy nhiên, yêu cầu và những gì người lao động cần chuẩn bị cũng nhiều hơn. Ít nhất người lao động cần đảm bảo có bằng cấp, có kinh nghiệm làm việc, tìm được công việc phù hợp. Đồng thời, có tài chính tốt và hiểu về thị trường lao động New Zealand.
Người lao động cũng cần chọn được một công ty hỗ trợ xuất khẩu lao động uy tín. Công ty này sẽ xử lý hồ sơ, giấy tờ để sớm đưa người lao động đến với đất nước này.
Ưu điểm của việc xuất khẩu lao động New Zealand
Số lao động Việt ở New Zealand không cao. Nhưng quốc gia này luôn được đánh giá là một trong những thị trường lao động có phúc lợi tốt nhất. Có thể kể đến một số ưu điểm khi xuất khẩu lao động New Zealand như:
Xuất khẩu lao động New Zealand có mức lương tốt
Do đó, nếu thành công đến New Zealand làm việc và chăm chỉ, chịu khó thì người lao động có thể tiết kiệm cho mình một khoản tiền kha khá để chuẩn bị phát triển sự nghiệp. Hoặc ít nhất là thay đổi, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình. Dù là người đến New Zealand học tập và làm thêm trong thời gian du học thì bạn vẫn có cơ hội nhận được mức lương tốt. Đảm bảo chi phí sinh hoạt và thỏa mãn một số nhu cầu cá nhân… Đây là lý do vì sao thị trường lao động New Zealand ngày càng được quan tâm.
Xuất khẩu lao động New Zealand có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn
Ưu điểm thứ hai với những người xuất khẩu lao động New Zealand là nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Vì New Zealand luôn thuộc nhóm nước khát lao động. Hàng năm nước này tuyển thêm nhiều lao động người ngoại quốc để bổ sung cho thị trường lao động trong nước.
Người đến New Zealand cũng có nhiều lựa chọn về ngành nghề và vị trí công việc. Nhất là trong các nhóm ngành phát triển cực mạnh ở New Zealand như: nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh bắt thủy hải sản du lịch… Đây đều là những ngành mũi nhọn trong nền kinh tế New Zealand. Cũng là những nhóm ngành mang lại cơ hội việc làm rộng mở và mức lương tốt cho người lao động.
New Zealand – môi trường làm việc an toàn, lành mạnh
New Zealand đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng Chỉ số hòa bình toàn cầu năm 2018. Đất nước chim Kiwi thuộc nhóm những quốc gia an toàn nhất thế giới với tỉ lệ tệ nạn cực thấp. Do đó, dù đến New Zealand theo diện du học hay làm việc thì bạn cũng có thể được đảm bảo an toàn cách tối đa. Hơn nữa, người dân ở New Zealand là những người cởi mở dễ chịu. Họ có thể giúp bạn nhanh chóng quen với cuộc sống công việc tại đất nước này.
Nhược điểm của việc xuất khẩu lao động New Zealand
Hơn nữa, chi phí xuất khẩu lao động New Zealand cũng tương đối cao. Khoảng cách giữa New Zealand và Việt Nam lại xa xôi nên chi phí di chuyển đắt đỏ. Người xuất khẩu lao động khó có cơ hội về nước. Thường phải chuẩn bị khá lâu mới có thể về nước một lần… Đây là khó khăn lớn với những người có người phụ thuộc đang sống tại Việt Nam.
Hi vọng những thông tin trong bài viết này có thể cung cấp cho bạn cái nhìn tổng thể về việc xuất khẩu lao động New Zealand. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vì ANB Việt Nam không tuyển người lao động đến nước này làm việc.