Top 11 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Du Lịch Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Tuvanduhocsing.com

Ý Nghĩa Thực Sự Của Du Lịch

Tôi nhận thấy rằng hoạt động du lịch ngày nay trở lên phổ biến hơn bao giờ hết khi mức sống của người dân ngày một nâng cao. Nhớ lại những năm trước khi phương tiện đi lại và cơ sở hạ tầng còn hạn chế, dân mình chủ yếu đi du lịch tại những địa danh gần nơi mình sinh sống. Thời đó đúng hơn nên gọi là đi tham quan danh thắng vì người dân chưa hề biết tới khái niệm nghỉ dưỡng. Mỗi năm cả gia đình gồm ông bà, bố mẹ, con cháu đi một vài chuyến xa nhà đã là thích thú lắm. Hiện nay, có gia đình đi nghỉ dưỡng hàng tuần tại các địa điểm cách xa nơi họ ở vài trăm thậm chí đến cả nghìn km.

Ngày nay, các phương tiện quảng bá cho ngành du lịch hết sức phát triển như truyền thông báo chí và mạng xã hội. Nhờ đó, du khách có thể check in mọi lúc, mọi nơi và gần như truyền tải thông tin ngay lập tức. Điều đó giúp du lịch cất cánh như chiếc máy bay phản lực loại tối tân nhất.

Tuy nhiên, tôi cảm thấy ý nghĩa của du lịch ngày càng đi xa với chính định nghĩa của nó. Hồi còn nhỏ, mỗi lần đi du lịch tôi luôn tò mò, háo hức đến địa điểm nơi mình sắp đến. Đêm nằm thao thức không ngủ bởi trong đầu hiện ra biết bao câu hỏi: Không biết chỗ đó có gì thú vị, người dân địa phương ra sao, đặc sản nơi đó có gì hấp dẫn… Còn bây giờ đi du lịch dường như là cơ hội để người ta phô diễn cuộc sống “sang chảnh” của mình cho người khác biết. À tất nhiên mỗi người một niềm vui, anh thích đi du lịch để thưởng lãm phong cảnh, văn hóa nhưng có người thích đi để chụp ảnh, check-in đâu có ảnh hưởng gì đến ai, không nên áp đặt. Điều đó không sai nhưng tôi xin kể một câu chuyện có thật như sau.

Tháng 10 năm ngoái vợ chồng tôi di chuyển một lộ trình khoảng hơn 1000 km bay từ Hà Nội vào Thành phố biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, sau đó tiếp tục thuê xe máy đi gần 100 km để đến được với danh thắng cấp quốc gia Gành Đá Đĩa tại Tuy An, tỉnh Phú Yên. Dưới cái nắng miền trung gay gắt, chúng tôi vẫn cảm thấy hết sức vui vẻ. Trên đường đi, biển trời Phú Yên hiện ra thật đúng với câu nói “xứ hoa vàng trên cỏ xanh.” Từ khu gửi xe xuống đến Gành Đá Đĩa còn phải đi bộ một quãng, khi chúng tôi chuẩn bị xuống đến nơi gặp một gia đình từ dưới Gành đi lên. Người phụ nữ tay cầm ô, mồ hôi nhễ nhại bực bội nói với người chồng: “Xuống dưới đó nắng nôi có cái đếch gì đâu! Chả chụp được ảnh nào ra hồn! Phí cả tiền!” Bỗng nhiên, tôi thấy chạnh lòng cho chính bản thân và những du khách khác đang háo hức được chiêm ngưỡng một kì quan của tạo hóa. Tại sao một danh thắng cấp quốc gia được thiên nhiên tôn tạo nên hình thù hết sức kì lạ nằm chênh vênh giữa biển xanh thăm thẳm lại phải có cái gì nữa để cho du khách chụp ảnh sống ảo. Tôi cho rằng, người phụ nữ đó dù có đi đến chốn bồng lai tiên cảnh thì trong lòng cũng rỗng tuếch, không có chút cảm xúc nào hết.

Đối với tôi, mỗi lần được đặt chân đến một miền đất mới, tôi luôn cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Tôi quên đi mình là ai, và có một câu hỏi bỗng dưng hiện ra trong đầu: “Tôi là gì giữa cuộc đời này?”

Nếu bỏ qua hết danh tính, trách nhiệm, nghĩa vụ mà cuộc sống hàng ngày ban cho ta và đến một nơi hoàn toàn xa lạ. Nơi đó không ai biết mình là ai, mình có địa vị gì trong xã hội mà người dân địa phương chỉ coi mình đơn thuần như mọi du khách khác thì mình sẽ được đối xử thế nào? Tôi cho rằng đó là một trải nghiệm đáng quý trong cuộc đời mỗi người.

Mọi người có thể trách tôi coi du lịch như một trải nghiệm ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình như vậy thì còn đâu cái gọi là quảng bá du lịch nước nhà, rằng ai cũng như tôi thì làm sao du lịch có thể phát triển. Tuy vậy, tôi nhận thấy đa số lứa thanh niên trẻ chúng tôi đi du lịch rồi về viết bài đánh giá chi tiết đăng lên các hội nhóm du lịch chỉ tập trung vào việc mình đi những đâu, ăn những gì, tối đa thời gian hay tiết kiệm chi phí nhất… Còn những cảm nhận về giá trị văn hóa, cái hay, cái đẹp của phong cảnh thiên nhiên hay con người địa phương lại chẳng bao giờ thấy đề cập đến. Nhưng tôi nghĩ chính những gì bị bỏ quên đó sẽ chạm đến trái tim không chỉ du khách Việt Nam mà còn cả những khách du lịch trên khắp thế giới. Những người vượt hàng ngàn dặm đường đến Việt Nam để tìm kiếm một cuộc hành trình mang lại nhiều cảm xúc.

Mảnh đất hình chữ S trải dài từ Bắc vào Nam với biết bao cảnh thiên nhiên đẹp đến mê hồn mà ta chưa khám phá hết. Bởi vậy, khi đi xa ta nên coi thiên nhiên cũng như con người. Mỗi điểm đến đều có tâm hồn riêng và chúng cứ đợi ta tới khám phá. Để mỗi lần chạm bước tới địa danh nào, ta bỗng thấy cuộc đời mình thật đáng sống!

Tác giả: thanhqt1009

Giải Thích Ý Nghĩa Tiêu Đề

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực trạng phát triển của du lịch Việt Nam, Tổng cục Du lịch và chuyên gia quốc tế đã xác định những sản phẩm, những giá trị cốt lõi, những cảm nhận, kinh nghiệm mà du lịch Việt Nam mang lại cho du khách đó là những trải nghiệm mới, những cảm xúc mới về sự đa dạng, năng động, đậm chất văn hoá và lịch sử, con người thân thiện, thiên nhiên, cảnh quan phong phú tươi đẹp, có thế mạnh về các dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng biển.

Thương hiệu Du lịch Việt Nam cần góp phần chuyển đổi nhận thức về Du lịch Việt Nam từ vẻ đẹp tiềm ẩn đến sự cởi mở, sinh động và tự tin; từ các chuyến đi ngắn ngày thành các chuyến đi dài ngày hơn, lặp lại thường xuyên hơn, tập trung vào du lịch biển đảo; từ sự tò mò đến khám phá, vui chơi và giải trí; từ ấn tượng về một nước đang phát triển thành đất nước có cơ sở hạ tầng tốt, có các sản phẩm và dịch vụ tốt đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch quốc tế, có hệ thống giao thông thuận tiện, dễ tiếp cận. Thông điệp mà thương hiệu du lịch Việt Nam muốn chuyển tải đến khách du lịch đó là một nơi của những trải nghiệm mới, phong cảnh đa dạng, những gương mặt lạc quan và nụ cười đôn hậu; Một nơi mà các ý tưởng quốc tế giao thoa với vẻ đẹp địa phương, thiết kế hiện đại giao thoa với nét đẹp tự nhiên; Một nơi mà cùng một lúc có thể nhận được những trải nghiệm khác nhau, thưởng thức sự khác biệt, sự mới mẻ và những điều bất ngờ.

Trên cơ sở những nghiên cứu, phân tích trên, chuyên gia chiến lược đã đề xuất sử dụng cụm từ “Việt Nam – Timeless Charm”, “Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận”. Giai đoạn 2005 -2011 Du lịch Việt Nam đã sử dụng tiêu đề “Việt Nam – The hidden Charm” “Việt Nam – Vẻ đẹp tiềm ẩn”. Chính vì vậy, từ “Charm” – “Vẻ đẹp” đã gắn bó với Du lịch Việt Nam một thời gian tương đối dài và đã bước đầu để lại được ấn tượng đối với công chúng và khách du lịch. Sử dụng từ “Charm” – “Vẻ đẹp” là có tính kế thừa những kết quả đã đạt được trong việc xây dựng thương hiệu trước đây.

“Timeless” – “bất tận” vừa có ý nghĩa về thời gian vừa có ý nghĩa về sự đa dạng. “Timeless” – “trường tồn”: Việt Nam có vẻ đẹp vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian, trước đây, hiện nay và mãi mãi về sau vẫn đẹp. Timeless – bất tận: Việt Nam có nhiều loại hình, sản phẩm, dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch và khách du lịch cần nhiều thời gian để khám phá vẻ đẹp của Việt Nam.

Tiêu đề “Timeless Charm – Vẻ đẹp bất tận” vừa có tính kế thừa vừa gợi ra một chân trời rộng mở về không gian, thời gian, sự đa dạng của các sản phẩm du lịch.

Ý nghĩa của biểu tượng: Hoa sen (dự kiến sẽ là quốc hoa của Việt Nam) được lựa chọn là hình tượng chính cho logo bởi nó tượng trưng cho những ý nghĩa cao quý, vẻ đẹp của con người Việt, tâm hồn Việt và Non nước Việt. Bông sen được cách điệu với 5 cánh 5 sắc màu tượng trưng cho Du lịch Việt Nam đầy sức quyến rũ và đang toả hương sắc. Số 5 theo triết lý phương Đông là một con số đẹp thể hiện sự sinh sôi, sức sống mãnh liệt. Bông sen được tạo hình sống động và duyên dáng. Màu sắc của cánh hoa gợi mở sự liên tưởng về các sản phẩm du lịch, những trải nghiệm phong phú, những cung bậc cảm xúc tốt đẹp của du khách khi đến với Việt Nam. Màu xanh nước biển là màu chủ đạo biểu thị cho du lịch biển đảo, một trong những sản phẩm du lịch chính của Việt Nam. Màu xanh lá cây tượng trưng cho du lịch sinh thái, thiên nhiên; màu vàng cam tượng trưng cho du lịch văn hoá, lịch sử; màu tím tượng trưng cho du lịch khám phá, mạo hiểm; màu hồng tượng trưng cho sự năng động, lòng hiếu khách của con người Việt Nam.

Hoa sen là hình ảnh tiếp nối của biểu tượng trước đây – khi đó mới là nụ sen với vẻ đẹp còn đang “tiềm ẩn”, hình ảnh bông sen với những cánh hoa hé nở khẳng định giai đoạn phát triển mới của Du lịch Việt Nam là giai đoạn đang toả hương sắc.

Như vậy, tiêu đề – biểu tượng mới “Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận” với những cánh hoa sen đang hé nở đã thể hiện được tính kế thừa và phát triển từ tiêu đề – biểu tượng “Việt Nam – Vẻ đẹp tiềm ẩn”.

Tiêu đề – biểu tượng này đã được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phê duyệt sử dụng chính thức cho Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2012 -2015.

Du Lịch Campuchia Đi Đâu Mới Ý Nghĩa

Cao nguyên Bokor

Cao nguyên Bokor được ví như “Sapa” của Campuchia. Cao nguyên nằm ở độ cao 1000m so với mực nước biển, quanh năm mây mù che phủ. Bokor từng là nơi nghỉ dưỡng của thực dân Pháp, vào những năm đầu thế kỷ 20. Sau này trở thành nơi nghỉ dưỡng của hoàng tộc Sihanouk. Tại cao nguyên Bokor có nhiều điểm tham quan, chụp ảnh nổi tiếng mà du khách không nên bỏ qua ví như chùa Năm Thuyền, tượng nữ thần Yamao, thánh đường cổ…

Kampot là thành phố nhỏ tọa lạc bên cạnh bờ sông Kampong Bay và không xa vịnh Thái Lan, nằm ở miền nam Campuchia. Khách du lịch Campuchia đến với Kampot có thể thưởng ngoạn phong cảnh thanh bình của đồng quê ven sông. núi Bokor với những ngôi nhà hoang kiến trúc thời Pháp, hang động ở Phnom Chhnork, cây cầu cổ nổi tiếng bắc qua sông Kampong bay và ga xe lửa Kampot cũ là các điểm tham quan nổi bật nơi đây.

Sihanoukville là một thành phố cảng biển nổi tiếng nhất của du lịch biển Campuchia. Nơi đây, sở hữu những bãi biển sạch đẹp và quyến rũ, trong đó phải kể đến bãi biển Otres và bãi biển Ochheuteal.

Được người Pháp phát hiện và khai thác cách đây khoảng một thế kỷ, Kep mang một vẻ đẹp tiềm ẩn bởi sự tĩnh lặng, rất thích hợp cho những ai yêu sự thanh bình và nét đẹp mộc mạc. Đến với Kep du khách được đến với những bãi biển xanh ngắt, các hải sản tươi ngon. Không chỉ thế, Kep còn lưu giữ những căn biệt thự cổ mang phong cách Pháp, quán cà phê võng và các bungalows nhỏ nhắn, xinh xắn. Đây thực sự là một điểm đến tuyệt vời cần được thêm vào danh sách hành của du khách lần đầu đi du lịch Campuchia.

Từ Siem Riep du khách có thể đi tham quan nhiều điểm đến hấp dẫn khác như:

Nổi tiếng với đền như Angkor Wat, Angkor Thom, đền “cổ thụ” Ta Prohm, đền Preah Khan,…trong quần thể di tích Angkor:

Hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và quan trọng bậc nhất ở Campuchiatên là Hồ Tonle Sap:.

Battambang: là một thành phố yên bình ven sông Sangkae với những tòa nhà mang phong cách kiến trúc Pháp là Battambang. hồ sen Kamping Puoy, chùa Wat Ek Phnom với tượng Phật cao 28m, đền Prasat Banan, đền Prasat Snung và đoàn tàu bằng tre Nory chính là một số điểm tham quan thú vị ở Battambang.

Là thủ đô của Campuchia vì thế nơi đây lưu giữ nhiều danh thắng và di tích lịch sử.

Cung điện Hoàng gia Campuchia và chùa Bạc, chùa Wat Phnom.

Bảo tàng quốc gia Campuchia. bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (nhà tù S-21), cánh đồng chết Choeung Ek. Ngoài ra còn có đền tưởng niệm Độc Lập và Giải Phón, sòng bạc Nagaworld hiện đại, Phsar Thmey (chợ Tròn), chợ Nga, chợ Orussey…

Định Nghĩa Hoạt Động Du Lịch Và Ý Nghĩa Hoạt Động Du Lịch Là Gì ?

I. Định nghĩa hoạt động du lịch

Lúc nghiên cứu du lịch học, cần phải ra sức nghiên cứu rõ đối tượng của du lịch học – nội hàm và ngoại diên của hoạt động du lịch, để từ đó đưa ra một định nghĩa tương đối xác đáng. Vì mục đích đó, ở đây có lẻ không nên dùng từ Du Lịch Chung Chung để khái quát toàn bộ nội dung phong phú của hoạt động du lịch, mà nên dùng từ Hoạt Động Du Lịch. Việc triển khai hoạt động du lịch hiện đại, cần có điều kiện. Từ bộ phận chủ yếu của nó mà nói, hoạt động du lịch chỉ mối tổng hòa nhiều quan hệ và hiện tượng nảy sinh từ điều kiện, và tác động qua lại giữa chủ thể du lịch, khách thể du lịch và môi giới du lịch. Về vấn đề này có hai cách nhìn rất đáng nghiên cứu. Một cách là xếp người du lịch vào phạm vi ngành du lịch, lấy sự thể hiện của hoạt động du lịch, để thể hiện toàn bộ hoạt động du lịch. Người du lịch là chủ thể du lịch, là đối tượng phục vụ các ngành du lịch, chính vì có nhu cầu mang quy mô xã hội làm hình thành chủ thể du lịch từ thời cận đại đến nay, mới khiến ngành du lịch có điều kiện tất yếu và khả năng trở thành một ngành sản xuất mới.

Không có sự xuất hiện ào ạt của làn sóng du lịch với quy mô đông đảo, thì làm sao có được ngành du lịch phát triển. Vì thế không nên gạt bỏ người du lịch ra khỏi khái niệm ngành du lịch. Một quan điểm khác coi Ngành Du Lịch và Hoạt Động Du Lịch là một, lấy Ngành Du Lịch thay cho khái niệm lớn có nội hàm rộng lớn phong phú hơn là Hoạt Động Du Lịch. Chủ thể của hành vi du lịch là người du lịch, nhu cầu du lịch của người du lịch là yếu tố dẫn tới sự phát sinh của toàn bộ hoạt động du lịch hiện đại. Đối tượng trực tiếp của hành vi du lịch là di tích, cảnh quan và vật mua sắm, chúng là khách thể chi tiêu làm rõ động cơ du lịch và đáp ứng việc người du lịch tiến hành chi tiêu cho du lịch. Sự tiếp xúc qua lại và tác động lẫn nhau giữa chủ thể và khách thể cần thông qua một cơ chế thị trường, để tiến hành vận động mới có thể thực hiện, vì thế ngành du lịch làm thể trung gian môi giới giữa hai đối tượng ấy, làm hình thành thị trường du lịch trong lịch sử, thông qua tác động môi giới của ngành du lịch để làm hài hòa và thực hiện quan hệ giữa sự tiêu dùng của chủ thể du lịch và việc được tiêu dùng của khách thể du lịch. Cho nên, không thể trộn lẫn Ngành Du Lịch và Hoạt Động Du Lịch, mà nên lấy từ Ngành Du Lịch thay cho từ Hoạt Động Du Lịch.

Sự nảy sinh và phát triển của hoạt động du lịch đại khái có thể chia làm ba thời kỳ lịch sử : một là sự phát minh ra tiền tệ thời cổ, cho thấy rõ sự phát triển của sản xuất vật chất, đã đạt tới khả năng trao đổi mua bán qua lại ở quy mô nhất định, mà thoát ra khỏi phương thức vật đổi vật đơn giản thời cổ. Hai là sự thành công của cách mạng sản nghiệp, mang tính chất phát sinh và phát triển của kinh tế hàng hóa, dẫn tới sự phát triển và mở rộng của kinh tế mậu dịch giữa các khu vực và quốc gia. Ba là sự hưng khởi và thành công của cuộc các mạng kỹ thuật mới sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, có ảnh hưởng rất lớn đối với sự nảy sinh hoạt động du lịch.

II. Ý nghĩa của hoạt động du lịch

Loài người có ba nhu cầu, tức nhu cầu sinh tồn, nhu cầu hưởng thụ và nhu cầu phát triển. Con người chỉ sau khi đã thỏa mãn được cơ bản nhu cầu sinh tồn, thì hai nhu cầu sau mới được nêu ra trong cuộc sống. Hoạt động du lịch phát triển tới quy mô to lớn như ngày nay, chứng minh loài người đã bắt đầu vượt ra khỏi sự ràng buộc của nhu cầu sinh tồn, có điều kiện hướng tới thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển, là một bước tiến đáng mừng. Hoạt động du lịch là hoạt động xã hội của con người, để hướng tới nhu cầu hưởng thụ và phát triển, là một bộ phận trong sinh hoạt văn hóa của con người hiện đại. Vì thế, hoạt động du lịch dưới sự chỉ đạo đúng đắn của tư tưởng, đối với đời sống xã hội loài người có một ý nghĩa rất to lớn.

A. Hoạt động du lịch là hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người, có lợi cho việc giải tỏa mệt mỏi, kéo dài tuổi thọ.

Sức sản xuất của xã hội hiện đại, phát triển nhanh chóng, việc sản xuất được hiện đại hóa ở mức độ cao, khiến nhịp điệu sinh hoạt của xã hội con người ngày càng trở nên mau lẹ. Vì vậy, mọi người sau lúc làm việc và học tập khẩn trương, cần phải làm cho thể lực được khôi phục, tinh thần được thư giản, để dễ nâng cao hiệu suất công tác và học tập. Hoạt động du lịch giải trí, chữa bệnh và nghỉ ngơi mở ra hiện nay chính là biện pháp tích cực để giải trừ mệt mõi, tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Khỏe mạnh sống lâu là nguyện vọng chung của mọi người, việc du lịch trên biển lại càng có hiệu quả tốt. Hiện nay, những nước có tuổi thọ bình quân cao nhất thế giới là Iceland, Hà Lan, Na Uy, Nhật Bản, Thụy Điển có đặc điểm chung là đảo quốc có biển bao quanh hoặc là quốc gia bán đảo. Du lịch trên biển đặc biệt có lợi cho sức khỏe của mọi người, có rất nhiều nguyên nhân :

Thứ nhất, không khí ở khu vực bờ biển trong lành, mát mẻ, lại thêm tác dụng điều tiết của biển cả, sự chênh lệch nhiệt độ thấp, mùa đông ấm mùa hè mát, rất thích hợp với thân nhiệt và sự lưu thông khí huyết trong cơ thể con người có thể đẩy mạnh sự quân bình trong trao đổi chất, thần kinh, tân dịch trong cơ thể con người, có lợi cho việc tăng gia protein trong hồng huyết cầu của cơ thể, từ đó nâng cao tỷ lệ dưỡng khí và năng lực hoạt động của toàn bộ cơ thể, trong không khí trên mặt biển có nhiều chất iodin, marneum chlorin hóa có thể cải thiện bệnh viêm mũi, viêm cổ họng mạn tính, sóng biển và ánh mặt trời soi rọi sản sinh một số lượng lớn chất phụ ly tử, có tác dụng trị liệu thiên nhiên rất tốt đối với bệnh huyết áp cao, nước biển có tác dụng phản xạ tia cực tím của ánh nắng mặt trời, có thể điều tiết tự nhiên huyết áp và chất calci, phospho trong máu và sự bài tiết trong cơ thể con người, đẩy mạnh khả năng tiêu hóa. Người sống trong đất liền ra bờ biển nghỉ ngơi chữa bệnh một thời gian, sẽ được tăng khả năng thèm ăn, tinh thần sảng khoái.

Thứ hai, hoạt động lưu thông không khí ở khu vực bờ biển rất lớn, có nhiều gió, khiến cơ thể con người thường được không khí mát kích thích, việc tắm không khí một cách vô tình như thế rõ ràng điều tiết, và rèn luyện cơ chế trong cơ thể con người cực tốt. Thứ ba, tắm nước biển, là một hoạt động vui chơi và rèn luyện thân thể lý tưởng. Vì trọng lượng riêng của nước biển nặng hơn không khí, gấp tám trăm lần, nên đứng trong nước biển sẽ cảm thấy rõ áp lực, đặc biệt là lúc bơi lội còn phải giữ gìn hơi thở cho điều hòa, tự nhiên sẽ thở rất sâu, sẽ tăng thêm sức mạnh cho bộ máy hô hấp nâng cao sức chứa không khí trong phổi, thêm sức đẩy của nước làm giảm đi trọng lượng huyết dịch trong bộ máy tuần hoàn, rất có lợi cho sự thư giản của bộ máy tuần hoàn, tia tử ngoại trong ảnh sáng mặt trời trên bờ biển có tác dụng khuếch trương huyết quản tự nhiên.

B. Hoạt động du lịch là hoạt động thu nhặt tri thức của con người, có lợi đối với việc khai thác văn hóa dã ngoại, thu được kết quả.

Hoạt động du lịch là một bộ phận trong hoạt động văn hóa của loài người, cũng là một hình thức hoạt động học tập đặc biệt. Nó lấy xã hội và giới tự nhiên rộng lớn làm trường học, lấy tài nguyên du lịch trong tự nhiên, nhân văn và xã hội làm sách giáo khoa. Thông qua việc thưởng ngoạn, du lãm, tham quan, phỏng vấn, khảo sát làm phương pháp học tập thu nhặt được nhiều kiến thức thực tế phong phú. Tác dụng tìm hiểu tri thức của hoạt động du lịch từ xưa đến nay, vốn vẫn rất được coi trọng. Việc du lịch dính líu tới rất nhièu phương diện tri thức như địa lý, lịch sử, thiên văn, khí tượng, sinh vật, khảo cổ, nghệ thuật, kiến trúc, viên lâm, … nếu người du lịch lưu tâm học tập, thì việc du lịch sẽ trở thành một khu vườn học tập tổng hợp, sẽ có nhiều điều bổ ích cho người du lịch.

Phương Tây cũng vô cùng coi trọng việc giáo dục thông qua hoạt động du lịch. Vào thế kỷ XVIII ở châu Âu rất thịnh hành việc ra nước ngoài du học, cho thanh niên thông qua hoạt động du lịch mà mở mang trí thức, nâng cao tài năng. Năm 1986, luật sự Thang Phổ Lâm nước Mỹ sau khi du lịch qua hơn hai trăm nước, đã cảm xúc nói : “Du lịch chính như một buổi học văn sử rộng lớn, lại giống như một cuộc chơi thú vị”. Chính là nói hoạt động du lịch hợp nhất việc học hỏi, và vui chơi làm một, trong lúc vui chơi học tập tri thức, trong việc học hỏi tri thức tìm được sự hưởng thụ tinh thần. Trong thực tế đời sống, có người hy vọng hiểu được văn hóa phong tục nước khác, như âm nhạc, nghệ thuật, dân tục, vũ đạo, hội họa, tôn giáo, họ đã thông qua hoạt động du lịch mà quan sát sinh hoạt, thể xác hình thái văn hóa để học hỏi về các phương diện ấy.

Còn có những người du lịch thích tham quan các di tích nổi tiếng, như Kim Tự Tháp ở Ai Cập, Vạn Lý Trường Thành và tượng binh mã ở Trung Quốc, để thể nghiệm hình ảnh thu nhỏ của đời sống lịch sử trong quá khứ. Người yêu thích biển cả, trong qua trình tiến hành hoạt động du lịch trên biển, thì hiểu thêm và học tập về thủy văn, khí tượng hải dương, vật lý hải dương, hóa học hải dương, sinh vật biển, địa chất biển, và khoáng sản biển cũng như khai thác và bảo vệ môi trường biển. Có người còn hơn thế, như Tư Mã Thiên thì “Đọc vạn quyển sách, đi muôn dặm đường” viết quyển Sử Ký. Pháp Hiển du học ở Thiên Trúc mười lăm năm viết quyển Phật Quốc Ký.

Lê Đạo Nguyên du lịch khắp các nơi danh sơn đại xuyên viết quyển Đại Đường Tây Vực Ký. Uông Đại Uyên du lịch mấy mươi nước viết quyển Đảo Di Chí Lược. Lý Thời Trân hơn mười năm khảo sát ngoài đồng nội viết quyển Bản Thảo Cương Mục. Từ Hà Khách du lịch khảo sát hơn ba mươi năm có quyển Tử Hà Khách du ký. Cố Viêm Vũ chu du vùng Hoa Bắc và Tây Bắc biên soạn quyển Thiên Hạ Quận Quốc Lợi Bệnh Thư và Triệu Vực Chí, cho tới Đạt Nhĩ Văn sự thành công trong sự nghiệp của ông, … cho thấy hoạt động du lịch là một con đường quan trọng trong việc thành tài của một số học giả trong lịch sử.

C. Hoạt động du lịch là hoạt động rèn luyện đạo đức tinh thần cho con người, có lợi trong việc bồi dưỡng lòng yêu nước và tư tưởng yêu đời.

Tài nguyên du lịch ở một khu vực hoặc quốc gia thường là non sông tráng lệ và tinh hoa văn hóa dân tộc nằm ở đó, cho thấy di sản ưu thế tự nhiên và di sản văn hóa lịch sử của khu vực và quốc gia ấy. Mọi người thông qua hoạt động du lịch, có thể nhìn thấy danh sơn đại xuyên, văn hóa lâu đời, sự nghiệp của người trước, và thành tựu xây dựng vĩ đại thời hiện đại, từ đó nảy sinh ý chí hướng thượng, phát triển niềm tự hào về tổ quốc và tình cảm với cuộc sống. Lermontov từng bày tỏ : “Người ta đối với đất nước, với quê hương, quả thật có một tình cảm kỳ lạ”. Lênin cho rằng : “Chủ nghĩa yêu nước chính là một tình cảm sâu đậm nhất đối với tổ quốc của mình trong hàng trăm hàng ngàn năm nay”.

Điểm này đối với thanh niên lại càng quan trọng. Tiền đề và điều kiện của sự nảy sinh chủ nghĩa yêu nước, là hiểu rõ tổ quốc, hoạt động du lịch có thể khiến họ nảy sinh tình cảm “lạ lùng”, “sâu sắc” trên cơ sở hiểu rõ địa lý, lịch sử và phong cảnh tự nhiên của đất nước, tiếp thu lịch sử văn hóa, truyền thống dân tộc, kế thừa và phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc. Cũng chỉ có hiểu rõ bề dày lịch sử và văn hóa của đất nước, phong cảnh hùng vĩ tráng lệ của đất nước, mới có thể bồi dưỡng được tình cảm yêu nước chân chính, nảy sinh lòng tự hào về dân tộc, về cuộc sống. Trong hoạt động du lịch ra nước ngoài, người du lịch cũng có thể thông qua việc tham quan, phỏng vấn, thể nghiệm văn hóa truyền thống của dân tộc khác, quốc gia khác, để từ đó so sánh, lại càng phát hiện ra nguồn sâu dòng xa của văn hóa tổ quốc, là một cống hiến to lớn cho văn minh của thế giới, từ đó dấy lên hùng tâm tráng chí làm vẻ vang rạng rỡ cho tổ quốc.

Thi thánh Lý Bạch “Nhất Sinh Hiếu Nhập Danh Sơn Du” ( Nhất Sinh Thích Tới Danh Sơn Chơi ) lúc lên đỉnh Lư Sơn, nhìn ra núi sông tổ quốc đã cao giọng ngâm : “Đăng cao tráng quan thiên địa gian, Đại giang mang mang khứ bất hoàn, Hoàng vân vạn lý động phong sắc, Bạch ba cửu đạo lưu tuyết san” ( Lên cao ngắm cảnh trong trời đất, Sông dài ngày tháng nước mênh mang, Mây vàng muôn dặm phai màu gió, Sóng trắng chín dòng trôi tuyết san ), phong cảnh tráng lệ ở Trường Giang và hồ Động Đình khiến Phạm Trọng Yêm bộ lộ lời gan ruột : “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, Hậu thiên hạ chỉ lạc nhi lạc” ( Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ ). Cố Viêm Vũ đi khắp thiên hạ từng cảm thán nói : “Thiên hạ hưng vong, thất phu hữu trách”. Phương Chí Mẫn lúc trong ngục cũng từng ca ngợi đất nước “Không nơi nào không đẹp, đâu đâu cũng xinh đẹp” viết ra tác phẩm bất hủ Khả Ái Đích Trung Quốc ( Trung Quốc đáng yêu ).

Đổng Ngọc Minh và Vương Lôi Đìnhhttps://www.tampacific.net