Top 7 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Slogan Du Lịch Việt Nam Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Tuvanduhocsing.com

Ý Nghĩa Logo – Slogan Du Lịch Việt Nam

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực trạng phát triển của du lịch Việt Nam, Tổng cục Du lịch và chuyên gia quốc tế đã xác định những sản phẩm, những giá trị cốt lõi, những cảm nhận, kinh nghiệm mà du lịch Việt Nam mang lại cho du khách. Đó là những trải nghiệm mới, những cảm xúc mới về sự đa dạng, năng động, đậm chất văn hoá và lịch sử, con người thân thiện, thiên nhiên, cảnh quan phong phú tươi đẹp, có thế mạnh về các dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng biển.

Thương hiệu Du lịch Việt Nam cần góp phần chuyển đổi nhận thức về Du lịch Việt Nam từ vẻ đẹp tiềm ẩn đến sự cởi mở, sinh động và tự tin; từ các chuyến đi ngắn ngày thành các chuyến đi dài ngày hơn, lặp lại thường xuyên hơn, tập trung vào du lịch biển đảo; từ sự tò mò đến khám phá, vui chơi và giải trí; từ ấn tượng về một nước đang phát triển thành đất nước có cơ sở hạ tầng tốt, có các sản phẩm và dịch vụ tốt đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch quốc tế, có hệ thống giao thông thuận tiện, dễ tiếp cận.

Thông điệp mà thương hiệu du lịch Việt Nam muốn chuyển tải đến khách du lịch đó là một nơi của những trải nghiệm mới, phong cảnh đa dạng, những gương mặt lạc quan và nụ cười đôn hậu. Một nơi mà các ý tưởng quốc tế giao thoa với vẻ đẹp địa phương, thiết kế hiện đại giao thoa với nét đẹp tự nhiên. Một nơi mà cùng một lúc có thể nhận được những trải nghiệm khác nhau, thưởng thức sự khác biệt, sự mới mẻ và những điều bất ngờ.

Về tiêu đề: Trên cơ sở những nghiên cứu, phân tích trên, chuyên gia chiến lược đã đề xuất sử dụng cụm từ “Việt Nam – Timeless Charm”, “Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận”. Giai đoạn 2005 -2011 Du lịch Việt Nam đã sử dụng tiêu đề “Việt Nam – The hidden Charm” “Việt Nam – Vẻ đẹp tiềm ẩn”. Chính vì vậy, từ “Charm” – “Vẻ đẹp” đã gắn bó với Du lịch Việt Nam một thời gian tương đối dài và đã bước đầu để lại được ấn tượng đối với công chúng và khách du lịch. Sử dụng từ “Charm” – “Vẻ đẹp” là có tính kế thừa những kết quả đã đạt được trong việc xây dựng thương hiệu trước đây.

“Timeless” – “bất tận” vừa có ý nghĩa về thời gian vừa có ý nghĩa về sự đa dạng. “Timeless” – “trường tồn”: Việt Nam có vẻ đẹp vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian, trước đây, hiện nay và mãi mãi về sau vẫn đẹp. Timeless – bất tận: Việt Nam có nhiều loại hình, sản phẩm, dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch và khách du lịch cần nhiều thời gian để khám phá vẻ đẹp của Việt Nam.

Tiêu đề “Timeless Charm – Vẻ đẹp bất tận” vừa có tính kế thừa vừa gợi ra một chân trời rộng mở về không gian, thời gian, sự đa dạng của các sản phẩm du lịch.

Về biểu tượng:

Ý nghĩa của biểu tượng: Hoa sen (dự kiến sẽ là quốc hoa của Việt Nam) được lựa chọn là hình tượng chính cho logo bởi nó tượng trưng cho những ý nghĩa cao quý, vẻ đẹp của con người Việt, tâm hồn Việt và Non nước Việt. Bông sen được cách điệu với 5 cánh 5 sắc màu tượng trưng cho Du lịch Việt Nam đầy sức quyến rũ và đang toả hương sắc. Số 5 theo triết lý phương Đông là một con số đẹp thể hiện sự sinh sôi, sức sống mãnh liệt. Bông sen được tạo hình sống động và duyên dáng. Màu sắc của cánh hoa gợi mở sự liên tưởng về các sản phẩm du lịch, những trải nghiệm phong phú, những cung bậc cảm xúc tốt đẹp của du khách khi đến với Việt Nam. Màu xanh nước biển là màu chủ đạo biểu thị cho du lịch biển đảo, một trong những sản phẩm du lịch chính của Việt Nam. Màu xanh lá cây tượng trưng cho du lịch sinh thái, thiên nhiên; màu vàng cam tượng trưng cho du lịch văn hoá, lịch sử; màu tím tượng trưng cho du lịch khám phá, mạo hiểm; màu hồng tượng trưng cho sự năng động, lòng hiếu khách của con người Việt Nam.

Hoa sen là hình ảnh tiếp nối của biểu tượng trước đây – khi đó mới là nụ sen với vẻ đẹp còn đang “tiềm ẩn”, hình ảnh bông sen với những cánh hoa hé nở khẳng định giai đoạn phát triển mới của Du lịch Việt Nam là giai đoạn đang toả hương sắc.

Như vậy, tiêu đề – biểu tượng mới “Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận” với những cánh hoa sen đang hé nở đã thể hiện được tính kế thừa và phát triển từ tiêu đề – biểu tượng “Việt Nam – Vẻ đẹp tiềm ẩn”.

EuroCham gửi thư chúc mừng Tiêu đề và Biểu tượng mới của Du lịch Việt Nam cho giai đoạn 2012 – 2015

Kính gửi: Ngài Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam 51 – 53, Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Kính gửi: Ngài Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh

Nhóm tiểu ban ngành nghề Du lịch và Khách sạn của Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) xin gửi đến Ngài lời chào trân trọng. Chúng tôi xin nhân cơ hội này được gửi đến Ngài lời chúc mừng nồng nhiệt về việc công bố tiêu đề và biểu tượng mới cho ngành du lịch Việt Nam.

Thay mặt cho Nhóm tiểu ban ngành nghề Du lịch và Khách sạn của EuroCham, chúng tôi xin được gửi đến Ngài lời chào trân trọng và lời chúc mừng năm mới. Chúc Ngài sức khỏe và thành công.

Trân trọng, Ts. Matthias Duehn  Giám đốc điều hành EuCham

 

Ông Ken Atkinson

Chủ tịch nhóm tiểu ban ngành nghề DL&KS

 

 

Ông Kai Marcus Schroter

Phó CT Nhóm tiểu ban ngành nghề DL&KS

 

Ý kiến:

PGS.TS Trương Quốc Bình – Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia:

               

Mẫu này thể hiện sự sáng tạo của tác giả trên cơ sở kế thừa được một số yếu tố của logo trước đó. Về bố cục: sự lan tỏa của các cánh sen, kết hợp với chữ “Vietnam” tạo nên sự hài hòa. Đây là một tác phẩm đồ họa. Yêu cầu logo thường là chi tiết cô đúc. Phần chữ cũng là một yếu tố của tạo hình. Logo để quảng bá cho đất nước Việt Nam, du lịch Việt Nam nên chữ “Vietnam” là nên có. Nhìn là biết của Việt Nam. Tác giả đã chọn hoa sen, loài hoa dường như được lựa chọn là quốc hoa.

 

Về màu sắc: Một bông sen đang nở, nhiều màu sắc, sinh động, mỗi một màu tượng trưng cho một sản phẩm du lịch tuy rằng cách diễn giải về màu sắc, không phải ai cũng nghĩ được như thế. Song tựu trung lại, sử dụng hoa sen có tính chất biểu tượng quốc gia như thế này là đạt.

Khi logo và slogan mới ra đời, có những người chấp nhận, cảm thụ được ngay, có người phải qua một thời gian mới cảm thụ được. Do đó, ngành Du lịch phải quảng bá, giới thiệu, sử dụng logo và slogan như một yếu tố không thể thiếu của ngành mình: từ danh thiếp, biển hiệu, băng rôn. Yêu cầu các văn phòng lữ hành, khách sạn sử dụng logo và slogan trong giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, từng bước logo và slogan sẽ đại chúng hóa.

 

 

Mr.Andy Isbister – Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Australia tại Việt Nam:

Tôi không có ý kiến gì về bố cục Logo nhưng về Slogan tôi đồng ý với sự phân tích về ý nghĩa “Timeless charm”. “Timeless” có nghĩa là bất tận, trường tồn nên đã khái quát: Việt Nam có vẻ đẹp vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian, cả trước đây, hiện nay, và mãi mãi về sau vẫn đẹp. Tiêu đề “Timeless charm – Vẻ đẹp bất tận” vừa có tính kế thừa, vừa gợi ra một chân trời rộng mở về không gian, thời gian.

 

Tuy nhiên nếu dưới góc độ của một người khách du lịch khi nghe Slogan này tôi không thấy nó có ý nghĩa nhiều về sự đa dạng của sản phẩm du lịch. Không phải là sản phẩm du lịch Việt Nam không đa dạng mà slogan này không có gợi ý gì đến sự đa dạng.

Nói chung, tôi nghĩ Slogan này hay. Trong tiếng Anh, từ “charm” không hẳn chỉ có nghĩa là đẹp mà còn có thêm nghĩa “dễ thương”. Như vậy trong hoàn cảnh này các bạn đã thể hiện được một Việt Nam vừa đẹp vừa dễ thương.

 

PGS – Họa sĩ Lê Anh Vân- Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam:

Trước hết tôi thấy rằng Logo và Slogan của ngành Du lịch tạo ấn tượng, có tinh thần cởi mở, bởi bông hoa sen nở, Logo sử dụng nhiều màu sắc, trong đó có màu xanh của biển nói lên tiềm năng và thế mạnh của du lịch biển, đảo Việt Nam. Tác giả chọn hoa sen là thích hợp, đây là biểu tượng của Quốc hoa. Đồng thời thể hiện bông sen như bàn tay 5 ngón mời gọi, 5 cánh sen 5 màu sắc khác nhau biểu hiện 5 vẻ đẹp khác nhau, con số 5 ứng với quan niệm của người Á đông theo 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ theo chu trình. Bố cục của Logo và Slogan chặt chẽ, dùng yếu tố màu bắt mắt, đã có tính kế thừa và được hoàn thiện hơn. Ở đây tác giả sử dụng kiểu chữ có chân, một kiểu chữ đẹp, trang trọng, chữ V được tạo dáng dưới bông sen nở hơi giống như lá phần nào đã tạo nên sự hạn chế, tôi vẫn thích vẻ đẹp tiềm ẩn để có thể khám phá.

 

Khi đã có Logo và Slogan mới, chúng ta cần đẩy mạnh quảng bá Logo và Slogan mới, quảng bá nét đẹp, sức hấp dẫn của các điểm đến đối với khách, một cách thực sự, bài bản và liên tục. Trong quá trình triển khai các hoạt động du lịch có thể từng bước rút kinh nghiệm để Logo và Slogan ngày càng đẹp, hoàn thiện góp phần đưa Du lịch Việt Nam ngày càng phát triển.

(Theo baodulich.net.vn)

Ý Nghĩa Slogan Du Lịch Của Các Quốc Gia, Lãnh Thổ

Ngành du lịch của các nước trên thế giới đều sở hữu một slogan riêng, làm nổi bật hình ảnh quốc gia và thu hút sự chú ý của du khách.

“Timeless Charm” – Vẻ đẹp bất tận, được chọn là slogan của du lịch Việt Nam, với biểu tượng hoa sen. Biểu tượng này được sử dụng từ cuối năm 2015, với 5 cánh 5 sắc màu hé nở khẳng định giai đoạn phát triển mới của ngành với ý nghĩa giai đoạn sẽ tỏa hương sắc.

vào top 10 món ngon đường phố

“Amazing Thailand – it begins with the people” (Kỳ diệu Thái Lan, điều kỳ diệu bắt đầu từ con người). “Amazing Thailand” là khẩu hiệu đã gắng bó lâu dài với ngành du lịch Thái. Nước này vẫn mong muốn du khách sẽ tiếp tục cảm nhận được sự ngạc nhiên, kỳ diệu do người Thái mang lại. 

Slogan của ngành du lịch Philippines là “It’s More Fun In The Philippines” (Nhiều niềm vui hơn ở Philippines), sử dụng từ năm 2012, đi kèm một chiến dịch quảng bá du lịch cùng tên. 

“Laos: Simply Beautiful” (Lào: Vẻ đẹp giản đơn) đi kèm logo du lịch có quốc hoa dok champa, và chìm bên trong là đền Phật giáo That Luông – biểu tượng quốc gia của Lào.

“Malaysia: Truly Asia” (Malaysia: Một châu Á đích thực) là slogan gắn bó với Malaysia từ lâu, là biểu tượng du lịch bền vững của nước này.

Là một trong những quốc gia Đông Nam Á có ngành du lịch phát triển nhất, nhiều năm qua, Singapore vẫn sử dụng câu khẩu hiệu quen thuộc: “Your Singapore” (Singapore của bạn). 

“Wonderful Indonesia” (Indonesia tuyệt vời). Logo của ngành du lịch Indonesia lấy cảm hứng từ loài chim Garuda thiêng liêng. Thần điểu Garuda tượng trưng cho sức mạnh và năng lực sáng tạo.

“Cambodia: Kingdom of Wonder” (Campuchia: Vương quốc của những kỳ quan). Trong logo của ngành du lịch nước này có hình ảnh đền Angkor Wat, biểu tượng của Campuchia. Đây cũng là công trình tôn giáo lớn nhất thế giới, tượng trưng cho lịch sử lâu đời và nền văn hóa rực rỡ cổ xưa của dân tộc Khmer.

“Myanmar: Let the journey begin” (Myanmar: Hãy bắt đầu hành trình). Khẩu hiệu Mystical Myanmar (Myanmar thần bí) được Myanmar sử dụng suốt nhiều năm nhưng nay đã được thay đổi, đánh dấu một bước tiến mới cho ngành du lịch của nước này. 

Japan: “Endless discovery” (Nhật Bản: Khám phá vô tận). Logo có hai màu trắng và đỏ lấy cảm hứng từ hoa anh đào với hình ảnh mặt trời. 

“Imagine your Korea” (Hãy tưởng tượng đất nước Hàn Quốc của riêng bạn). Thiết kế logo “Imagine your Korea” được phối kết hợp từ 5 màu chủ đạo nhất của Hàn Quốc, minh họa một sangmo hình xoáy (tên gọi của loại mũ được đội trong buổi trình diễn bộ gõ tứ truyền thống).

tránh bị ‘chặt chém’ khi đi du lịch

“Taiwan – the heart of Asia” (Đài Loan - trái tim của Châu Á. Logo du lịch của hòn đảo xinh đẹp Đài Loan (Trung Quốc) mô phỏng những điểm đến hấp dẫn với rừng núi, biển cả, sông hồ, chùa chiền, các khu chợ sầm uất.

Maldives: “The sunny side of life” (Khía cạnh tươi đẹp của cuộc sống). Logo du lịch của Maldives có màu sắc tươi tắn, sáng tạo mô phỏng những quần đảo tràn ngập ánh nắng với biển xanh, cát trắng và những hàng dừa thơ mộng.

Canada: “Keep exploring” (Hãy khám phá). Lá phong là biểu tượng du lịch của Canada. Mục đích của khẩu hiệu này là kích thích du khách lên đường khám phá những điều kỳ diệu ở Canada.

Theo Zing

Slogan Và Logo Mới Của Du Lịch Việt Nam

Theo đó, “Việt Nam – vẻ đẹp bất tận” (Vietnam – timeless charm) với ấn tượng cánh hoa sen đang hé nở sẽ căn bản đang có mặt trong những chính sách xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2012-2015.

Tiêu đề và biểu tượng mới của du lịch Việt Nam

Biểu tượng mới của du lịch Việt Nam cũng chính là bông hoa sen cách điệu với năm cánh và năm có màu sắc tượng trưng cho những vỏ hộp du lịch chính của Việt Nam: du lịch biển đảo; du lịch sinh thái, thiên nhiên; du lịch văn hóa, lịch sử; du lịch khám phá, mạo hiểm.

Tác giả của ấn tượng nhất này là họa sĩ Trần Hoài Đức.

Một thay thế từ phía tổng cục cho biết tiêu đề và điểm nhấn mới được đưa ra trên địa điểm học tập và nhìn nhận thị trường, tên khác và xu hướng của thế giới.

Theo ông Nguyễn Văn Tuấn (tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch), thời gian Tổ chức mang đến cuộc thi sáng tác tiêu đề và gây ấn tượng mới dần dần cuối năm 2010, tiếp diễn cho đến cuối năm 2011.

Ban tổ chức đã tìm tòi nhiều tác phẩm đề xuất, sáng lập hội đồng, lấy ý kiến những nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, phóng viên truyền thông và cơ quan nhà nước.

Bên cạnh đó, tổng cục cũng đã những hoạt động với chuyên gia khắt khe nhất và đề nghị họ biểu dương tác phẩm để vì thế bỏ phiếu và chọn ra các biện pháp cuối cùng là: “Việt Nam – vẻ đẹp bất tận” (Vietnam – timeless charm).

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cũng công bố năm 2012 ngành du lịch sloẽ tăng cường điều hành điểm đến thông qua hiệu quả sản phẩm và dịch vụ và môi trường du lịch. Sau tiêu điểm chạm mốc đón 6 triệu khách thế giới năm 2011, du lịch nước ta đang phấn đấu đạt 6,5 triệu khách du lịch ngoài nước năm 2012.

Tăng giá vé ở vịnh Hạ Long: trùng hợp ngẫu nhiên

Về việc tăng giá vé ở vịnh Hạ Long, ông Tuấn cho biết: “Tổng cục đã có công văn gửi tỉnh Quảng Ninh nói về câu chuyện này”.

Theo ông Tuấn, việc này đã lên kế hoạch để từ rất lâu, nhưng lại cho biết tính từ khi vịnh Hạ Long được công nhận thì không thật sự hoàn hảo về thời điểm. Đáng ra tỉnh đều cần thiết lộ trình đưa tin đến các doanh nghiệp lữ hành và du khách trước.

Hơn nữa, đây cũng là chính là khoảng thời gian cần tạo tất cả các cơ hội đến cho khách dân thưởng ngoạn kỳ quan họ sẽ đã bầu chọn.

Tuy nhiên, bây giờ Sở VH-TT&DL Quảng Ninh đã gửi công văn lên tổng cục và giải thích: được coi là sự trùng hợp bất ngờ và vẫn kéo dài làm theo tiêu chí ban đầu. Đây chính là một việc hết sức để đáng tiếc”.

Dự kiến sang tháng 2-2012, Tổng cục Du lịch sẽ phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội thảo thế giới về câu chuyện bảo tồn, tôn vinh di sản vịnh Hạ Long.

Logo Và Slogan Du Lịch Việt Nam Giai Đoạn 2012

 

T

I

ÊU ĐỀ VÀ BIỂU TƯỢNG MỚI CỦA

CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN DU LỊCH QUỐC GIA 2012-2015

 

     Vừa qua, Tổng cục Du lịch đã có công văn số 156/TCDL – TTDL thông báo tới các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch về việc sử dụng tiêu đề và biểu tượng mới của Chương trình Xúc tiến Du lịch Quốc gia giai đoạn 2012-2015.

     Theo đó, tiêu đề (slogan) mới trong giai đoạn này là “Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận” (Việt Nam – Timeless Charm) thể hiện Việt Nam có vẻ đẹp vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian, trước đây, hiện nay và mãi mãi về sau vẫn đẹp; Việt Nam có nhiều loại hình, sản phẩm, dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch và khách du lịch cần nhiều thời gian để khám phá vẻ đẹp của Việt Nam. Theo Tổng cục Du lịch slogan mới vừa có tính kế thừa, vừa gợi ra một chân trời rộng mở về không gian, thời gian, sự đa dạng của các sản phẩm du lịch.

 

     Về biểu tượng (logo), bông Sen cách điệu là biểu tượng được chọn để nối tiếp biểu tượng trước đây – nụ hoa sen với vẻ đẹp còn tiềm ẩn, thì nay hình ảnh bông sen với những cánh hoa hé nở khẳng định giai đoạn phát triển mới của du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, bông sen có năm cánh với năm màu sắc, có ý nghĩa tượng trưng: màu xanh nước biển là màu chủ đạo biểu thị cho du lịch biển đảo, một trong những sản phẩm du lịch chính của Việt Nam; màu xanh lá cây tượng trưng cho du lịch sinh thái, thiên nhiên; màu vàng cam tượng trưng cho du lịch văn hóa, lịch sử; màu tím tượng trưng cho du lịch khám phá, mạo hiểm; màu hồng biểu thị sự năng động, lòng hiếu khách của con người Việt Nam.

Tú Cẩm