Top 7 # Xem Nhiều Nhất Yên Bái Có Khu Du Lịch Nào Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tuvanduhocsing.com

Yên Bái Có Gì Chơi? 10+ Địa Điểm Du Lịch Yên Bái Nổi Tiếng

Một Mù Cang Chải đẹp như tranh vẽ

Những ai đam mê xê dịch chắc hẳn không còn quá lạ với cái tên Mù Cang Chải – một huyện vùng cao của Yên Bái, giáo với 3 thị xã của Lai Châu: Than Uyên, Nghĩa Lộ và Mường La.

Sự kỳ vĩ của Mù Cang Chải thể hiện ở chiều dài mà nó đi qua, đó là tự đèo Khau Phạ cho đến trung tâm thị trấn, một màu vàng rực của lúa chín vào mỗi mùa trổ bông.

Điểm xuyết lên trên màu vàng óng đó là những cánh hoa rừng, những người dân bản làm nương, làm rẫy và những ngôi nhà nhỏ nhắn nằm trên thửa ruộng bậc thang.

Đi trên đường quốc lộ 32 uốn lượn ở Tây Bắc bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi như một phép màu đặc biệt, con đường lại dẫn bạn vào cánh đồng bằng phẳng mang tên Mường Lò.

Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc

Bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi thấy màu vàng óng ả của lúa chín giữa rừng trời Tây Bắc.

Yên Bái có gì? – Hệ thống hồ, suối, thác

Vị trí: Thác Pú Nhu nằm ở bản cùng tên của xã La Pán Tấn của huyện Mù Cang Chải.

Suối Giàng nằm ở xã cùng tên của huyện Văn Chấn – đây là nơi có độ cao trên 1000m so với mực nước biển. Con suối nằm sâu trong dãy núi Fansipan sừng sững của Tây Bắc.

Mảnh đất này là nơi sản sinh ra loại chè nổi tiếng Shan Tuyết được làm từ 300 hộ đồng bào dân tộc Mông trên núi.

Hồ Thác Bà được ví như “Hạ Long trên núi” của Tây Bắc nói chung và Yên Bái nói riêng. Đây là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn của Việt Nam.

Đây là nguồn suối nước nóng tự nhiên với nhiệt độ trung bình khoảng 50 độ C, chảy luồn lách qua những khe đá và nằm luôn ở những ghềnh đá cuội nên tạo thành 2 ao tắm với nhiệt độ khác nhau.

Vị trí: nằm trên đỉnh núi cao của xã Xà Hồ – Trạm Tấu – Yên Bái với chủ yếu là người H’Mông sinh sống.

Đây cũng là một xã bản vùng cao của huyện Trạm Tấu nằm trên độ cao hơn 1000m so với mực nước biển.

Sở dĩ gọi là bản Mù vì nơi đây quanh năm sương mù bao phủ, khí hậu mát mẻ và có thảm động – thực vật phong phú.

Khách ở dài ngày thì có thể đạp xe lên suối Nậm Đông để tắm hay đạp xe 30km lên Trạm Tấu để tìm hiểu đời sống sinh hoạt của người Mông hoặc có thể tham gia lao động cùng với gia đình. Mọi hoạt động đó đều được chính chủ nhà làm hướng dẫn viên.

Yên Bái có gì? – Các đền, chùa

Đây là một trong số ít những ngôi đền còn sót lại cho đến ngày nay ở dọc bờ sông Chảy, tọa lạc trên núi Hoàng Thị linh thiêng.

Để đến được đền phải vượt qua 365 bậc đá, nhưng lên đến nơi sẽ cảm nhận được sự mát lạnh của biển hồ thổi vào làm cho đền Mẫu Thác Bà càng thanh tinh hơn.

Lễ hội ở đền còn có tên là lễ hội mùa xuân – lớn nhất trong năm và được tổ chức vào ngày 8,9 tháng Giêng hàng năm.

Đền Suối Tiên có khuôn viên khá rộng, nằm trong không gian văn hóa của các dân tộc Lục Yên.

Phía trước đền là giếng nước trong mát quanh năm có loài cá thần, bên cạnh là những núi đá độc lập một mình nhưng lại vô cùng kỳ vĩ.

Đặc biệt, các hang động ở khu đền Suối Tiên là nơi cất giấu vũ khí, lương thực phục vụ cho cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.

Yên Bái có gì? – Khám phá các con đèo

Đèo nằm tại ranh giới của 2 huyện của 2 tỉnh: Văn Chấn – Yên Bái và Phù Yên – Sơn La. Đèo có độ dài là 15km và độ dốc là 10%.

Trong bài thơ “Hoan hô chiến sỹ Điện Biên” của Tố Hữu có đoạn:

Dốc Pha đin, chị gánh, anh thồ.

Đèo Lũng lô, anh hò, chị hát.

Lên đến gần đỉnh của đèo là nơi giáp ranh của 3 tỉnh: Sơn La – Yên Bái và Phú Thọ.

Đèo Khau Phạ là một trong “tứ đại đỉnh đèo” của Tây Bắc, bởi độ dài và hiểm trở của nó. Nằm trên đỉnh núi cùng tên, đèo Khau Phạ quanh co và có dốc thẳng đứng vô cùng, đến độ người ta phong cho nó là “Đèo dốc nhất” Việt Nam.

Du Lịch Lục Yên Yên Bái

1. Giới thiệu khu du lịch Lục Yên, Yên Bái

Lục Yên, Yên Bái là một huyện thuộc vùng núi Phía Tây Bắc của Việt Nam. Nơi đây có những ngọn đồi trùng điệp, dãy núi hùng vĩ, sừng sững mọc giữa đất trời tựa như những cánh tay ôm lấy thiên nhiên nơi đây. Không những thế, nét đặc trưng của những vùng núi Tây Bắc còn có cả thửa ruộng bậc thang, suối chảy rì rào, hay tiếng thác đổ ào ạt tạo nên bản hòa ca giữa đất trời mênh mang.

Lục Yên cách trung tâm TP Yên Bái chừng 80km, cách thủ đô Hà Nội 250km về phía Tây Bắc. Do được thiên nhiên ưu đãi, ở mảnh đất Lục Yên có xuất hiện rất nhiều đá quý, có giá trị kinh tế cao như đá Ruby, sapphire. Chình vì điều này, mỗi khi nhắc tới Lục Yên, người ta lại nhớ đến một “vùng đất đá quý” của miền núi phía Bắc.

Bằng đôi bàn tay khéo léo của những người con đất ngọc, họ đã biến một cục đá thô sơ thành những món trang sức vô cùng lộng lẫy và trở lên đất giá hơn. Họ – những người ngày hôm qua còn có đôi bàn tay lấm đầy bùn đất giờ đã trở thành một người thợ chế tác đồ trang sức chuyên nghiệp. Những tác phẩm nghệ thuật này không chỉ lưu hành trên quê hương mà còn xuất khẩu sang rất nhiều nước trên thế giới.

Ở vùng đất ngọc này còn có rất nhiều các di tích lịch sử gắn liền với vị Phật Hoàng Trần Nhân tông như đền Đại Cại, suối tiên, chùa Tháp Hắc Y, hang chùa São, suối thác, hang động,… Tất cả những điều này tạo lên một Lục Yên thật đẹp trong mắt du khách quốc tế.

2. Hướng dẫn di chuyển tới Lục Yên, Yên Bái

Xuất phát từ Hà Nội, bạn có thể chọn di chuyển bằng tàu hỏa, từ ga Hà Nội tới ga Yên Bái.

Ngoài ra, cũng có rất nhiều xe khách có tuyến chạy từ Hà Nội tới Yên Bái. Bạn có thể bắt xe tại bến Mỹ Đình:

SĐT: 0912451745/0912220140

Giá vé: 120k/chiều/người

SĐT: 0912061210/0912785262

Giá vé: 130k/chiều/vé

SĐT: 1900 1986/1900 1986

Giá vé: 180k/chiều/vé

3. Du lịch Lục Yên, Yên Bái có gì thú vị?

Thác Xả Tràn

Địa chỉ: Xã Lâm Thượng, Lục Yên, Yên Bái

Đây là một điểm du lịch còn giữ được nét hoang sơ và nguyên bản. Dòng thác uốn lượn từ trên cao, mang theo nước đổ xuống suối tạo lên một khung cảnh vô cùng thơ mộng, tựa như lạc vào thế giới thần tiên. Xung quanh con thác là sự bao bọc bởi rừng già rậm rạp, đặt chân tới đây bạn sẽ không chỉ được lắng nghe tiếng ào ào nước chảy dữ dội từ cao thác, nếu lắng nghe kỹ bạn sẽ được thưởng thức bản hòa nhạc từ núi rừng, tiếng chim kêu ríu rít, tiếng gió xào xạc, tiếng róc rách của khe suối,… Đây quả thật là hương vị của cuộc sống, thật bình yên và dân giã.

Hang động Cảm Dương

Địa chỉ: Thuộc xã Liễu Đô, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Cảm Dương được đánh giá là hang động đẹp nhất Yên Bái, được xếp hạng trong nhóm 10 hang động đẹp nhất Việt Nam. Hang động Cảm Dương toát lên vẻ hoang sơ và kỳ bì, hầu như nơi này chưa có sự tác động của bàn tay con người nên vì vậy khung cảnh ở đây còn khá nguyên vẹn.

Động hưởng trọn vẹn những gì tinh tú nhất từ tạp hóa, với sự sắp đặt vô cùng khéo léo với nhiều khối đá có hình thù kỳ lạ, được sắp đặt khéo léo khiến người nhìn cảm thấy choáng ngợp. Hang động có thể tích rất rộng, chứa được tới hàng ngàn người, cửa hang cao 12m, rộng 25m.

Càng vào sâu, bạn sẽ phát hiện được nhiều hang động nhỏ khác, với những khối đá nhũ đủ kích cỡ, hình dạng rất đẹp, không chỉ mang tính thẩm mỹ mà chúng còn thể hiện nhiều giá trị độc đáo về địa chất. Chình những điều này đã khiến nhiều du khách tò mò và mong muốn một ngày nào đó có thể khám phá Cảm Dương.

Hang đèn Lồng

Đây là nguồn cung cấp nước chính cho con suối Ngọc Bích. Hang có tên là đèn Lồng bởi trong hang xuất hiện rất nhiều khối thạch nhũ to khổng lồ, mọc từ trên trần xuống nền hang nhìn như một chiếc đèn rủ khổng lồ.

Hang Mực

Chiều dài của hang lên tới 1km, hang có cửa thông ra ngoài. Vì thế nếu đứng trong lòng hang sẽ cảm thấy từng đợt gió lùa vô cùng sảng khoái. Cũng như hang lồng đèn, cái tên gọi hang mực cũng bắt nguồn từ những khối nhũ đát trong hang có hình tựa chiếc bút mực thời xưa. Ngoài ra, trong hang Mực còn xuất hiện rất nhiều khối đá nhũ màu trắng sữa, với sự phản chiếu của ánh sáng, những khối đá này hiện lên thật lung linh và rực rỡ.

Bài XIMGO/ Nguồn ảnh: Internet

Khám Phá Du Lịch Lục Yên (Yên Bái)

Du khách tham quan, ghi lại những khuôn hình đẹp trên Bình nguyên xanh Khai Trung.

Khám phá du lịch Yên Bái nếu mới chỉ đến với Mường Lò – Nghĩa Lộ hay ruộng bậc thang Mù Cang Chải đắm say, những cung đường mạo hiểm chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù Trạm Tấu mà bỏ qua vùng đất Ngọc Lục Yên thì quả thật là đáng tiếc.

Nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, cách thành phố Yên Bái khoảng 80 km, Lục Yên được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp hữu tình, cùng với nét đẹp văn hóa đa sắc màu của đồng bào các dân tộc sinh sống từ lâu đời. Tất cả tạo nên Lục Yên đầy quyến rũ, bí ẩn.

Dọc theo Quốc lộ 70, trên cung đường uốn lượn quanh những triền núi và dòng sông Chảy xanh thẳm, du khách sẽ đến thị trấn Yên Thế, trung tâm của vùng đất Ngọc Lục Yên. Phố núi Yên Thế được bao bọc bởi những triền núi cao, uốn lượn, xa xa là những bản làng bình yên nép mình bên triền núi, xen giữa là những mảng màu của lúa, ngô; màu bàng bạc của những con suối nhỏ. Đến với Yên Thế, du khách còn được tham quan những cơ sở chế tác, nơi khai thác đá quý và lựa chọn những viên đá quý về làm quà hay trang sức cho mình.

Chợ đá Lục Yên nằm ở trung tâm thị trấn Yên Thế được hình thành từ lâu. Như tên gọi, mặt hàng chính của chợ là đá quý đủ các loại, đủ các sắc màu, được chế tác thành nhiều kích cỡ để khách hàng lựa chọn.

Trải qua 30 năm, nhưng nét mộc mạc, giản dị của chợ đá quý không thay đổi. Nó được xem là nét đặc trưng, ghi đậm dấu ấn của vùng đất cũng như con người nơi đây. Kinh doanh “đặc sản” của địa phương, chợ đá quý mở cửa tất cả các ngày trong tuần. Mở cửa chỉ chừng 3-4 tiếng mỗi ngày nhưng chợ rất nhộn nhịp, đông vui.

Tùy thuộc theo mùa mà người bán, người mua có thể đến chợ sớm hay muộn. Phiên chợ đá quý không chỉ là nơi giao thương, buôn bán mà còn là không gian để du khách mọi miền đến chiêm ngưỡng sắc màu đá quý Lục Yên.

Đến Lục Yên, ngoài tham quan chợ đá quý, du khách còn được chiêm ngưỡng các thắng cảnh nổi tiếng như: chùa tháp Hắc Y – di tích gắn với huyền sử Phật Hoàng Trần Nhân Tông, đền Đại Cại, suối Tiên, suối Ngọc Bích, thác Nà Kèn, hang Mực, hang Đèn Lồng…

Đặc biệt là vẻ đẹp của những bản làng người Tày nơi lưu giữ những phong tục, tập quán và những nét văn hóa mang đậm bản sắc. Dừng chân nơi ấy, bạn sẽ thấy vô cùng thư thái để rồi hòa mình với âm điệu trữ tình của những làn điệu hát then, hát khắp; để thưởng thức các món ăn đậm đà dư vị như: vịt lam ống nứa, xôi ngũ sắc, rêu đá gói lá rong nướng trên than hồng, canh măng mai, khoai tím, vịt bầu luộc, gà trống thiến…

Vùng đất Lục Yên còn nổi tiếng với đặc sản cam sành. Vào mùa này, những đồi cam sành bạt ngàn đang căng mọng nước, chín đỏ. Cam sành Lục Yên được trồng trên đồi núi, quả to, vị ngọt, thơm. Và một điểm nhấn mang thương hiệu du lịch của Lục Yên chính là Bình nguyên xanh Khai Trung thuộc xã Khai Trung.

Nơi ấy không khí trong lành, nguyên sơ với ngàn hoa khoe sắc. Bình nguyên xanh Khai Trung có tổng diện tích 15 ha, bên trái tiếp nối từ dãy núi Vua Áo Đen đến núi Khe Rùng, bên phải là dãy núi Pu Nậm Chọ.

Khai thác lợi thế cảnh quan, khí hậu nơi đây, từ đầu năm 2018, Hợp tác xã Dịch vụ du lịch Đại An đã thử nghiệm trồng 1 ha hoa cánh bướm, hoa nở rực rỡ đã thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan. Trong 2 năm trở lại đây, mô hình càng được Hợp tác xã quy hoạch, mở rộng chuyên nghiệp, hấp dẫn hơn phục vụ du khách đến tham quan.

Xác định khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp không khói của địa phương, năm 2019 lần đầu tiên Lục Yên tổ chức Chương trình du lịch “Về miền đất Ngọc”, với sự chuẩn bị chu đáo, cùng nhiều điểm mới lạ, đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan. Với những thành công bước đầu, năm 2020 này huyện Lục Yên tiếp tục tổ chức Chương trình du lịch “Về miền đất Ngọc”.

Đây là sự kiện văn hóa, du lịch nhằm giới thiệu, quảng bá các điểm du lịch, sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện để thu hút khách du lịch trong tỉnh, trong nước và quốc tế, tạo sinh kế cho người dân địa phương. Cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong đầu tư, xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch, góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Thúc đẩy sự liên kết phát triển du lịch giữa các huyện trong tỉnh, kết nối với các chương trình du lịch của tỉnh Yên Bái và các huyện lân cận tạo thành tour, tuyến liên huyện, liên tỉnh nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, đặc trưng của huyện.

Chương trình du lịch “Về miền đất Ngọc” diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 4 – 6/12/2020 với nhiều hoạt động hấp dẫn, mở đầu là lễ dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đền Đại Cại, xã Tân Lĩnh. Cùng với đó là lễ khai mạc với chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc và bắn pháo bông.

Nằm trong chuỗi các hoạt động Hội thi “Gói bánh chưng xanh”, trải nghiệm thưởng thức các loại bánh truyền thống của địa phương, các sản phẩm đan lát của hội viên phụ nữ; trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của huyện với 8 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP; ra mắt tuyến phố văn hóa – du lịch; trình diễn quy trình làm tranh đá quý; tham quan các điểm du lịch cộng đồng: Bình nguyên xanh Khai Trung, du lịch tâm linh tại di tích đền Suối Tiên, đền Đại Cại, các hoạt động biểu diễn đường phố (của câu lạc bộ Guita, Rumba, nhóm nhảy, đội văn nghệ dân tộc Tày, Dao các xã Mường Lai, Lâm Thượng, Khai Trung) cùng các hoạt động thi đấu thể thao…

Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị Chương trình du lịch “Về miền đất Ngọc” lần thứ II, năm 2020 đã hoàn tất, sẵn sàng chào đón du khách gần xa.

Nguồn: TCDL

Du Lịch Nghĩa Lộ Yên Bái

Nghĩa Lộ nằm ở phía Tây của tỉnh Yên Bái nên thường được gọi là Tây Yên Bái, cách Yên Bái chừng 32km theo Quốc lộ 32. Với diện tích chỉ vào khoảng 29.96km 2 nhưng cả ba hướng Đông, Nam, Bắc của Nghĩa Lộ đều được giáp ranh với huyện Văn Chấn, một địa danh du lịch cũng có tên tuổi tại tỉnh Yên Bái và hướng Tây của Nghĩa Lộ giáp với Trạm Tấu của tỉnh. Nhiều dân địa phương đã ví Nghĩa Lộ như một trung tâm văn hóa và kinh tế của Yên Bái với nhiều bản sắc văn hóa độc đáo cũng như nhiều địa danh đẹp mắt, nổi tiếng để phát triển du lịch. Không chỉ sở hữu cánh đồng lúa rộng lớn, thẳng cánh cò bay, được biết đến là cánh đồng lúa lớn thứ 2 Tây Bắc – Mường Lò, Nghĩa Lộ còn sở hữu cho mình nhiều nét đẹp độc đáo, truyền thống và đặc trưng của người dân tộc Thái khi nơi đây lại chính là đất tổ của đồng bào này.

Còn gì tuyệt vời hơn khi dành ra cho mình khoảng thời gian ngắn để nghỉ ngơi và du lịch Nghĩa Lộ để có cơ hội ngắm nhìn nét đẹp thiên nhiên hoang sơ, rộng lớn của vùng đất Tây Yên Bái và thưởng thức nhiều món “đặc sản” của dân tộc miền núi như ăn đồ nướng, uống rượu cần, nhìn ngắm điệu xòe dập dìu bên ánh lửa từ căn nhà sàn trên bản. Ngoài ra, tính đến nay, mặc dù Thị xã Nghĩa Lộ dường như đã trở thành một thị xã đô thị hóa, vô cùng phát triển với nền du lịch đầy tiềm năng nhưng ở đây vẫn còn lưu giữ nhiều bản sắc dân tộc thông qua các lễ hội truyền thống được tổ chức định kỳ hàng năm dành cho khách du lịch như lễ hội “Xiên Bản Xiên Mường”, hội “Hạn Khuống”, hội “Luồng Tồng” hay còn được biết đến với cái tên gọi là hội Xuống Đồng.

2. Nên ghé Nghĩa Lộ du lịch vào thời gian nào cho hợp lý?

Thông thường, khách du lịch sẽ chọn đến Nghĩa Lộ vào dịp tháng 9, khi lúa bắt đầu chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang. Đây cũng chính là thời điểm diễn ra lễ hội Ruộng Bậc Thang truyền thống được tổ chức hàng năm vào ngày lúa chín tại Mù Cang Chải. Ngoài ra, bạn cũng có thể ghé Nghĩa Lộ vào các ngày đầu năm, tháng 2 và tháng 3 để hòa mình vào không khí của những lễ hội truyền thống của người dân tộc và hưởng thụ không khí trong lành của nơi đây.

3. Cách di chuyển đến Nghĩa Lộ

3.1 Di chuyển bằng phương tiện cá nhân

Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai → Rẽ trái → Yên Bái → Quốc lộ 37 → Thị xã Nghĩa Lộ

Hà Nội → Sơn Tây → Cầu Trung Hà → Thanh Sơn → Tân Sơn → Thu Cúc → Quốc lộ 32 → Thị xã Nghĩa Lộ

3.2 Di chuyển bằng phương tiện công cộng

Trong trường hợp bạn không đủ sức khỏe cũng như kinh nghiệm để có thể đi phượt đường dài thì bạn nên chọn cho mình hình thức di chuyển bằng phương tiện công cộng là xe khách để có thể đảm bảo được an toàn cũng như là rút ngắn được thời gian di chuyển. Lời khuyên dành cho những tín đồ du lịch của Ximgo đó chính là bạn nên đi xe tuyến đến Mù Cang Chải vì hầu hết các tuyến xe này đều có đi ngang qua thị xã Nghĩa Lộ. Ngoài ra, nếu bạn muốn đến Lai Châu thì bạn cũng có thể kết hợp thêm du lịch Nghĩa Lộ cho đặc sắc, miễn là xe có dừng lại tại trạm Nghĩa Lộ là được.

Đi du lịch đến Nghĩa Lộ như thế nào?

4. Lưu trú khi du lịch tại Nghĩa Lộ

Đến Nghĩa Lộ du lịch thì ở đâu?

Nếu bạn đang du lịch Nghĩa Lộ và muốn tìm cho mình một cơ sở lưu trú để nghỉ chân thì đừng lo, vì tại Nghĩa Lộ có rất nhiều cơ sở lưu trú với nhiều hình thức vô cùng đa dạng từ khách sạn, nhà nghỉ cho đến homestay để đáp ứng mọi nhu cầu nghỉ ngơi của nhiều đối tượng du khách. Tuy nhiên, vào các mùa lễ, nhất là vào tháng 9 khi lễ hội Ruộng Bậc Thang được diễn ra thì thường có hiện tượng hết phòng sớm. Chính vì vậy, nếu bạn muốn đến đây để hòa mình vào không khí lễ hội đầy nhộn nhịp thì nên đặt phòng trước từ 1 đến 2 tháng. Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu cuộc sống và bản sắc văn hóa của người dân tộc, nhất là đồng bào người Thái thì bạn có thể chọn ở homestay với mức giá vào khoảng 50.000đ – 100.000đ/đêm.

Bình Nga homestay: * Địa chỉ: Tân An, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái * Liên hệ: 0981.171.288

Nhà nghỉ Phương Thảo: * Địa chỉ: Đường Vành Đai, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái * Liên hệ: 0941.255.678

5. Ăn gì khi du lịch Nghĩa Lộ?

Ăn gì khi du lịch Nghĩa Lộ?

5.1 Cơm lam Mường Lò

Đến Nghĩa Lộ hay ghé đến cánh đồng Mường Lò, khách du lịch không thể nào không ăn thử món cơm lam, đặc sản nổi tiếng ở Mường Lò. Cơm lam Mường Lò không chỉ là một món ăn hàng ngày của người dân địa phương mà còn gắn liền với đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tinh thần của đồng bào người dân tộc nơi đây. Có lẽ chính vì vậy mà cơm lam Mường Lo có một sự chỉn chu, cầu kỳ trong cách chế biến cũng như là sự lựa chọn nguyên vật liệu. Nếu đã từng một lần ăn thử cơm lam Mường Lo, du khách sẽ thấy cơm được nấu chín và đặt trong những ống tre, nứa. Nhưng ít ai biết được, ngay cả việc lựa chọn tre, nứa làm đồ đựng cơm cũng được người dân chọn lựa một cách tỉ mỉ với những ống tre, nứa thon dài, có kích cỡ phù hợp, đặc biệt là phải còn non, tươi để khi nấu cơm, không những lửa sẽ không làm cháy cơm mà nhựa của cây cũng sẽ thấm dần vào phần cơm ở bên trong, làm cho hương vị của cơm thêm ngọt ngào, đậm đà hương vị. Chỉ nhiêu đó đã thôi cũng đủ khiến cho ai ăn qua cơm Mường Lo cũng phải nhớ mãi hương vị đặc trưng đó mà không thể nào quên được.

5.2 Pa Pỉnh Tộp

Pa Pỉnh Tộp hay còn được biết đến là món cá chép, cá sình ngòi nướng, là món ăn đặc sản vô cùng quen thuộc với người dân địa phương và được lòng rất nhiều khách du lịch. Đến với Nghĩa Lộ, điều duy nhất khiến cho khách du lịch trở nên ấn tượng đó là ngồi bên bếp lửa hồng, kẹp cá vào những que tre hoặc vỉ rồi nướng trên bếp than, đợi khi cá chín là thưởng thức món Pa Pỉnh Tộp thơm lừng, nóng hổi còn nồng mùi riềng, xả. Cắn vào một miếng, vị thịt cá béo thơm nồng, cay mùi ớt, uống cùng với rượu cần thì bao nhiêu sự lạnh giá cũng như tan biết khi bạn thử một lần trải nghiệm ăn Pa Pỉnh Tộp bên bếp lửa và vừa uống rượu vừa nghe người dân địa phương kể về những câu chuyện đời sống vô cùng thú vị.

5.3 Muồm muỗm rang Mường Lò

Muồm muỗm rang Mường Lò là một món ăn đặc sản rất được khách du lịch ưa thích vì có hương vị vô cùng thơm ngon, ăn vào thì có vị giòn rụm, dễ ăn và vô cùng ấn tượng. Có nhiều người đã từng nếm qua thử món muồm muỗm rồi cũng đều phải nhớ mãi cái hương vị đặc trưng của nó và cái vỏ vàng còn thơm mùi măng chua hoặc giấm gạo Nếu đã đến với Nghĩa Lộ hoặc cụ thể là Mường Lò thì không nên bỏ qua món ăn lạ miệng này.

5.4 Dế chiên giòn

Dế chiên giòn là món ăn dân giã, quen thuộc của người dân vùng Tây Yên Bái nhưng lại là món ăn đặc sản thơm ngon, mới lạ đối với khách du lịch Nghĩa Lộ. Người dân địa phương sẽ canh đến mùa dế mà bắt những con dế to và khỏe nhất để sơ chế sau đó đem ướp với nước mắm, tiêu, hành, tỏi và ớt cùng bột ngọt. Sau khi thấm hết tất cả gia vị, dễ sẽ được chiên trên chảo dầu nóng. Đối với những ai mới ăn lần đầu thì có thể tắm thêm một lớp bột chiên giòn ở bên ngoài để tăng thêm tính chất ngon miệng. Thường thì dế chiên giòn sẽ được ăn kèm với nước ót hoặc nước măng chua. Cắn vào phần đầu hoặc thân là cái sự giòn tan sẽ khiến cho bạn phải nhớ mãi, khi ăn đến phần bụng thì sự dai dai sẽ làm cho bạn ấn tượng mà không thể nào quên được cái hương vị thơm ngon của nó.

5.5 Bánh chưng đen Mường Lò

Cũng là một món ăn đặc sản vô cùng nổi tiếng tại Mường Lò, bánh chưng đen là món ăn đã gắn liền một cách thân thiết đối với đời sống của những người dân đồng bào dân tộc Thái từ lâu đời. Tương truyền, đây là món ăn được người dân làm vào các dịp lễ, Tết nhằm dâng lên tổ tiên để thể hiện lòng hiếu kính. Dẫu đã đi qua nhiều thế hệ nhưng bánh chưng đen Mường Lò vẫn là món ăn truyền thống đặc trưng của người dân Tây Yên Bái với hương vị đậm đà, thoảng thức đâu đó là mùi than núc nác và hoa cây vừng đen hòa lẫn với cả mùi cây cỏ, đồng ruộng và thiên nhiên của vùng đất này.

6. Tham quan gì khi tới Nghĩa Lộ du lịch?

6.1 Bản Sà Rèn

Bản Sà Rèn được biết đến là một bản làng của người dân tộc Thái nằm cách con suối Thia hùng vĩ, hoang sơ không xa. Đến với bản Sà Rèn, khách du lịch miền xuôi sẽ có cơ hội được khám phá cũng như tìm hiểu về cuộc sống của đồng bào người Thái và được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ của chốn núi rừng Tây Yên Bái với tiếng suối reo róc rách bên tai và tiếng lũ chim hót sau những tán cây giữa khoảng không bao la, rộng lớn. Không những vậy, các cơ sở lưu trú ở đây sẽ giúp bạn có những trái nghiệm vô cùng mới lạ bên những căn nhà sàn bằng gỗ đậm chất vùng cao và được hưởng thức các món ăn đặc sản của người Thái nóng hổi và lạ miệng.

Chao Hạ không chỉ được khách du lịch mà còn được người dân địa phương biết đến là một điểm phát triển du lịch cộng đồng vô cùng phát triển và nổi tiếng của người Thái, nằm tại xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Đến với Chao Hạ, khách du lịch sẽ có cơ hội nhìn ngắm khung cảnh thiên nhiên bao la, bát ngát và có cơ hội vừa được thưởng thức các món ăn đặc sản thơm ngon, đặc trưng của địa phương vừa được trải nghiệm các hoạt động văn hóa cộng đồng thông qua các lễ hội, hoạt động giao lưu – văn nghệ nhộn nhịp, thú vị.

Cũng là một địa điểm du lịch vô cùng lý tưởng cho những tín đồ du lịch trẻ tuổi thích khám phá và nghiên cứu những nét văn hóa, đời sống mới, cụ thể là của những đồng bào dân tộc vùng cao như người Thái. Không như những điểm du lịch khác, Bản Đêu sẽ đưa bạn hòa mình vào nhịp sống thường nhật của người dân nơi đây để bạn được tìm hiểu đời sống tinh thần cũng như vật chất của bà con. Bên cạnh đó, bạn cũng có cơ hội trải nghiệm cảm giác bung xõa hết cỡ khi đạp xe giữa thiên nhiên đất trời từ suối Nâm Đông đến Trạm Tấu để hòa mình vào dòng nước suối mát lạnh và ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh thiên nhiên bát ngát, hùng vĩ.

6.4 Cánh đồng Mường Lò

Nhãn

6.5 Suối nước nóng Văn Chấn

Suối nước nóng Văn Chấn là một điểm du lịch tuy vừa được xây dựng cách đây không lâu nhưng lại là một điểm đến nổi tiếng mà bạn không nên bỏ qua khi ghé Nghĩa Lộ du lịch. Giữa cái thời tiết se se lạnh của vùng núi Tây Bắc, bạn sẽ được ngâm mình trong dòng nước nóng tự nhiên để thư giãn sau những ngày làm việc vất vả. Bên cạnh đó, đây còn là cơ hội hiếm hoi để bạn được thưởng thức các món ăn truyền thống độc đáo của người dân địa phương được chế biến từ bàn tay của những người đầu bếp lành nghề mà còn có cơ hội ngắm nhìn điệu múa xòe truyền thống của người dân tộc. Suối nước nóng Văn Chấn, hứa hẹn sẽ là một điểm đến tham quan du lịch mới lạ và đầy hấp dẫn dành cho bạn.

7. Tour du lịch Nghĩa Lộ cho bạn tham khảo

7.1 Ngày 1: Hà Nội – Mù Cang Chải

Đối với những bạn đi du lịch Nghĩa Lộ theo diện tự túc và xuất phát từ Hà Nội thì bạn nên ghé qua Mù Cang Chải một lần, đây là một điểm đến vô cùng nổi tiếng đối với những tín đồ du lịch Yên Bái với cánh đồng bao la bát ngát và lễ hội Ruộng Bậc Thang nổi tiếng được diễn ra vào tháng 9 hàng năm.

6h: Bạn sẽ khởi hành từ sáng sớm và bắt đầu lên đường đến Mù Cang Chải cũng như có thêm thời gian để ăn sáng trên dọc đường đi.

15h: Dừng chân tại đèo Khau Phạ, một trong “Tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam để tham quan, ngắm cảnh cũng như thưởng thức sự quanh co, hùng vĩ của ngọn đèo nổi tiếng này

17h30: Sau khi đã vượt đèo Khau Phạ, du khách sẽ đến được với Mù Cang Chải. Lúc này, bạn sẽ bắt đầu nhận phòng và nghỉ ngơi sau một chặng đường dài di chuyển.

19h: Bắt đầu những giây phút đầu tiên khám phá Mù Cang Chải bằng cách đi dạo quanh khu chợ đêm ở Mù Căng Chải và thưởng thức các món ăn đặc sản ở đây.

21h: Đây là thời điểm mà du khách sẽ được quay về khách sạn để nghỉ ngơi sau một ngày tham quan và di chuyển khá là mệt mỏi.

7.2 Ngày 2: Mù Cang Chải – Nghĩa Lộ

8h: Thức dậy sau một đêm tại Mù Cang Chải, du khách sẽ tiến hành trả phòng và bắt đầu tham quan một số điểm tham quan du lịch nổi tiếng và độc đáo tại Mù Cang Chải.

Nếu bạn muốn biết thêm nhiều kinh nghiệm du lịch Mù Cang Chải thì bạn có thể bấm vào đây để tham khảo!

17h: Theo như kinh nghiệm của Ximgo, thì bạn chỉ nên du lịch vòng quanh Mù Cang Chải trong vòng 1 buổi sáng là đã có thể khám phá được gần hết những điểm tham quan du lịch đặc sắc của Mù Cang Chải rồi nên tầm chiều, chúng ta sẽ quay lại Nghĩa Lộ và nhận phòng nghỉ ngơi.

19h: Đi dạo quanh Nghĩa Lộ một vòng, khám phá Nghĩa Lộ vào ban đêm và khám phá những nét độc đáo của Nghĩa Lộ qua những món ăn đặc sản thơm ngon, lạ miệng.

21h: Đây là lúc mà du khách quay trở về khách sạn và nghỉ ngơi.

7.3 Ngày 3: Nghĩa Lộ – Hà Nội

Ngày cuối cùng của chuyến du lịch, ta sẽ dành cả buổi sáng để tham quan và khám phá Nghĩa Lộ bằng cách đến những điểm tham quan du lịch mà Ximgo đã gửi đến bạn ở bài viết.

Chiều, du khách sẽ lên xe và lên đường quay trở về lại Hà Nội, kết thúc một chuyến du lịch mùa hè đầy thú vị tại Mù Cang Chải và Nghĩa Lộ rồi!

Nếu bạn đã một lần ghé ngang Yên Bái và vẫn còn đang phân vân không biết đi đâu thi đừng bỏ qua Nghĩa Lộ, một vùng đất du lịch hấp dẫn, thú vị và không kém phần độc đáo, phù hợp cho những chuyến du lịch tham quan, khám phá, trải nghiệm cũng như nghỉ dưỡng cho mọi đối tượng du khách với mọi lứa tuổi.