Top 9 # Xem Nhiều Nhất Yếu Kém Của Du Lịch Việt Nam Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tuvanduhocsing.com

Mổ Xẻ Yếu Kém Của Ngành Du Lịch

Ngày 9-8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam diễn ra hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch với sự có mặt của lãnh đạo các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước cùng đại diện nhiều doanh nghiệp.

Quá nhiều bất cập

Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết thời gian qua, ngành du lịch đạt tốc độ tăng trưởng cao cả về lượng du khách, tổng thu từ khách và cơ sở vật chất kỹ thuật. Trong 7 tháng đầu năm, cả nước đón 5,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2015; phục vụ 38,2 triệu lượt khách nội địa; tổng thu đạt 235.000 tỉ đồng (tăng 22,9% so với cùng kỳ năm 2015). Dù vậy, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện vẫn chỉ ra hàng loạt hạn chế, yếu kém của ngành về cơ sở vật chất, nguồn lực, tình trạng “chặt chém”, chèo kéo du khách …

Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho rằng chiến lược xúc tiến du lịch hiện nay chưa phù hợp, nhiều địa phương không xác định được thị trường trọng điểm, chưa phù hợp với những thói quen khác nhau của khách quốc tế, nhất là khách châu Âu. Bên cạnh đó, sự liên kết giữa các tỉnh, thành trong phát triển du lịch còn yếu kém.

Ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, chỉ rõ công tác quản lý hướng dẫn viên du lịch rất quan trọng nhưng đang bị thả nổi. Đại diện Tập đoàn Tuần Châu nhấn mạnh muốn phát triển thì con người là rất quan trọng. Vì thế, cần thành lập Bộ Du lịch. Bà Nguyễn Thị Hoa Lệ, Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch Hòa Bình, nói thẳng hiện hoạt động lữ hành đưa đón khách Trung Quốc, Hàn Quốc, nhất là ở TP Đà Nẵng và TP Nha Trang, rất lộn xộn. Có tình trạng các công ty trong nước cho các công ty nước ngoài núp bóng để đưa khách vào Việt Nam với giá rẻ, phá giá khiến những công ty làm ăn chân chính chịu thiệt.

Thiếu tiền, thiếu cả ý tưởng, đặt mục tiêu cao

Sau khi lắng nghe các ý kiến tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay tầm quan trọng, tiềm năng phát triển cũng như các vấn đề đặt ra đối với du lịch Việt Nam để phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn đã được nhận diện đầy đủ, vấn đề là việc thực hiện, biến nhận thức thành hành động cụ thể như thế nào.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận xét chúng ta vừa thiếu tiền lại thiếu ý tưởng nên hiệu quả không cao. Việt Nam đứng thứ 5 trong 10 nước ASEAN về lượng khách quốc tế tới. Tuy nhiên, 70% khách đến Việt Nam không quay trở lại vì 7 nỗi sợ gồm: cướp giật, trộm cắp, kẹt xe, tai nạn giao thông, thái độ phục vụ và sự trân trọng du khách chưa tốt, nhà vệ sinh mất… vệ sinh, ô nhiễm môi trường.

Trước ý kiến cho rằng nên thành lập ” phố đèn đỏ” và mở cửa casino cho người Việt, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam không nên hình thành “phố đèn đỏ” và không để casino tràn lan mà phải có quy hoạch. Thủ tướng cũng cho biết Quốc hội đã thông qua bộ máy của Chính phủ nên trong 5 năm tới, chưa thành lập được Bộ Du lịch. Trước mắt, địa phương nào thực sự có ngành du lịch là kinh tế mũi nhọn thì sẽ xem xét cho thành lập sở du lịch. Bộ Công an đã có dự án thành lập Cảnh sát Du lịch và Chính phủ đang xem xét. Chính phủ cũng đã cấp 200 tỉ đồng cho Bộ Công an làm visa điện tử và đầu năm 2017 sẽ đưa vào hoạt động.

Nêu rõ quyết tâm của Đảng, nhà nước và nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển du lịch Việt Nam những năm tới rất nặng nề, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ, phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, cố gắng, quyết tâm hơn nữa để thúc đẩy du lịch phát triển, làm sao đến năm 2020, ngành phải đón lượng du khách cũng như thu ngân sách gấp đôi hiện nay.

Mạnh tay xử lý hướng dẫn viên xuyên tạc lịch sử

Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 2 HĐND TP Đà Nẵng khóa IX (nhiệm kỳ 2016-2021) vào sáng 9-8, báo cáo của Ban Pháp chế HĐND TP cho biết gần đây, tình trạng người nước ngoài hoạt động kinh doanh lữ hành, hướng dẫn khách du lịch trái pháp luật, thậm chí xuyên tạc văn hóa, lịch sử Việt Nam, đang gây bức xúc đối với nhân dân TP.

Nguyên nhân là do công tác quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực còn sơ hở, thiếu sót, nhất là việc cấp phép kinh doanh du lịch, quản lý cư trú. Vì vậy, đề nghị tăng cường tổ chức thanh – kiểm tra xử lý quyết liệt các trường hợp vi phạm.

H.Dũng Thị thực cần thoáng hơn

Trong các kiến nghị của doanh nghiệp với Chính phủ tại hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch, một lần nữa vấn đề mở rộng diện miễn thị thực (visa), đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh cho khách quốc tế lại được đề cập. Dù mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định gia hạn miễn thị thực thêm một năm cho 5 nước Tây Âu (gồm Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Ý) với thời hạn tạm trú không quá 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh nhưng nhiều doanh nghiệp du lịch nhìn nhận chính sách này chưa đủ hấp dẫn.

Thị thực được xem là “tấm vé” đầu tiên mở cánh cửa đón du khách quốc tế. Bằng chứng là thời gian qua, các nước trong khu vực liên tục có chính sách đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh để tăng sức cạnh tranh trong thu hút khách quốc tế. Trong khi Việt Nam mới miễn thị thực đơn phương cho du khách đến từ một số nước và miễn thị thực song phương cho 9 quốc gia trong khu vực ASEAN thì những đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong thu hút khách quốc tế như Thái Lan, Malaysia, Singapore… lại không ngừng mở rộng diện được miễn thị thực. Ngay cả 2 nước láng giềng là Lào và Campuchia cũng đang sử dụng chính sách thị thực thông thoáng trong thu hút khách quốc tế. Campuchia còn đột phá trong chính sách này khi áp dụng thị thực điện tử giúp du khách có thể bất cứ lúc nào đăng ký trên mạng rồi in ra và nộp ở các cửa khẩu làm thủ tục nhập cảnh nước này.

Nếu xem du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn thì chính sách thị thực phải thông thoáng để có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực. Xin thị thực còn liên quan tới thời gian chờ đợi, mức độ phức tạp của quy trình cấp thị thực… nếu các chi phí này cao hơn kỳ vọng của du khách, họ có thể chọn điểm đến khác thay vì tới Việt Nam. Do đó, muốn kéo khách quốc tế tới thì không chỉ miễn thị thực mà phải nhanh chóng áp dụng thị thực điện tử để du khách có thể tới Việt Nam bất cứ khi nào.

Thái Phương

Những Điểm Yếu ‘Chết Người’ Của Du Lịch Việt Nam

(CAO) Những số liệu thông kê về du lịch Việt Nam khiến không ít người cảm thấy lo lắng cho ngành công nghiệp không khói, được xác định là mũi nhọn của nền kinh tế.

Chỉ cần so với một số nước trong khu vực cũng đủ thấy du lịch nước ta còn kém phát triển, trong khi tiềm năng lại không hề thiếu. Theo một khảo sát (dự án EU) trên 3.000 du khách nội địa và quốc tế ở 5 điểm đến chính của Việt Nam là: Sa Pa, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng và Hội An.

Ý thức làm du lịch kém

Các nước phát triển về du lịch thì người dân luôn có ý thức làm du lịch rất cao. Lấy ví dụ ở Thái Lan tại trung tâm Bangkok từ người bán hàng bình dân đến cao cấp đều có thể sử dụng tiếng Anh trong buôn bán. Đó là chưa kể họ không chèo kéo, lừa gạt hay chặt chém khách hàng. Thậm chí, nhiều chủ cửa hàng còn giảm giá đặc biệt cho khách du lịch.

Ý thức làm du lịch của người Thái tương đối cao – Ảnh Huy Bân

Chị Hồng Thiên sinh viên trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn chúng tôi chia sẻ: “Một lần mình dẫn khách du lịch đi mua đồ ở Saigon Square, sau khi khách ướm thử khoảng 4-5 chiếc áo, dù muốn mua nhưng không có màu yêu thích nên khách đi sang cửa hàng khác.

Vừa rời đi mình đã nhận được câu nói không hay từ người bán hàng : “Em kêu khách em không muốn mua thì đừng thử nhiều như vậy”. Mình cảm thấy ngạc nhiên trước thái độ của người bán, nếu họ rành tiếng Anh và nói với du khách như vậy thì ấn tượng của người nước ngoài sẽ như thế nào?”

Tệ nạn xã hội

Singapore gần như không phải đối phó với tình trạng cướp giật - Ảnh Huy Bân

Đã có nhiều trường hợp, khách nước ngoài bị giật mất đồ, thậm chí có cả hộ chiếu và giấy tờ quan trọng. Rất nhiều khách sạn ở khu phố Tây Phạm Ngũ Lão, Đề Thám,… cũng thường xuyên cảnh báo khách du lịch không nên mang nhiều tiền mặt, cẩn thận tài sản khi đi bộ trên đường.

Chậm đổi mới

Vấn đề nổi trội đầu tiên cần giải quyết là xây dựng một chiến lược tiếp thị dài hơi và phù hợp để du khách quốc tế luôn xem Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn trong kế hoạch nghỉ dưỡng của mình.

Chậm đổi mới về tư duy làm du lịch khiến các điểm đến ở Việt Nam kém thu hút khách nước ngoài quay trở lại - Ảnh: Huy Bân

Anh Michael du khách người Mỹ lần thứ hai quay lại Việt Nam chia sẻ: “Việt Nam là một đất nước đẹp, thú vị,… Qua tìm hiểu tôi biết các bạn có rất nhiều thứ thu hút khách du lịch. Nhưng cách đây 4 năm tôi đã đi tham quan miền Tây, khi trở lại tham quan lần này tôi vẫn thấy chuyến đi ít có sự thay đổi”.

Công tác bảo tồn, phát triển yếu, chưa tương xứng tiềm năng

Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, giàu giá trị lịch sử, văn hóa,… Chúng ta còn sở hữu nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc với những phong tục, truyền thống đa dạng theo vùng miền,… Chi phí du lịch nằm trong danh sách các nước rẻ và còn nhiều tiềm năng chưa khai thác hết.

Đặc biệt những địa điểm nổi tiếng như: Thác Bản Giốc, Vịnh Hạ Long,… thường chỉ giữ chân được du khách trong thời gian ngắn vì không có các ngành hay dịch vụ phụ trợ hấp dẫn đi kèm.

Điểm thành công của người Thái khi làm du lịch là biết phát triển các dịch vụ hỗ trợ nhau. Chẳng hạn như tham quan kết hợp với khám phá ẩm thực - Ảnh: Huy Bân

Ngay cả việc du lịch Sơn Đoòng, dù giá chuyến đi khá cao nhưng vẫn rất khó đặt chuyến vì thiếu nhân lực hỗ trợ cho chuyến đi. Thậm chí, nhiều lúc “đơn đặt hàng” Sơn Đoòng còn lấn sân qua cả năm sau.

Một số công trình gây nhiều tranh cãi về tác động đến thiên nhiên như: dự án cáp treo Fansipan, cáp treo Sơn Đoòng,… chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, tính chuyên nghiệp khi xây dựng sản phẩm du lịch, xúc tiến, quảng bá chưa tốt.

Sản phẩm du lịch Việt Nam vẫn chậm đổi mới, thiếu đặc sắc, ít sáng tạo và còn trùng lặp giữa các vùng miền,… Hằng năm báo đài vẫn đưa tin các công trình cấp quốc gia bị xuống cấp hoặc can thiệp một cách thô bạo khiến chúng mất đi vẻ đẹp, giá trị lịch sử vốn có.

Huy Bân

Hướng Dẫn Viên Du Lịch Việt Nam Vừa Thiếu Vừa Yếu

Theo Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch), hiện cả nước có hơn 15.500 HDVDL quốc tế, trong đó 51,85% tiếng Anh, 25,52% tiếng Trung Quốc, 8% tiếng Pháp, 3,5% tiếng Nhật, 2,71% tiếng Nga, 2,28% tiếng Đức, 1,95% tiếng Hàn… Chính sự không cân đối giữa số lượng HDV quốc tế các ngôn ngữ với lượng du khách dẫn đến sự thiếu hụt cục bộ HDV ngôn ngữ ít thông dụng vào mùa cao điểm như tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Nga. Tính đến tháng 8/2019, đã có trên 25.500 HDV được cấp thẻ hoạt động trong lịch vực du lịch.

Đại diện Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch trình bày tại Hội thảo (Ảnh: Anh Tuấn)

Các tiêu chuẩn và yêu cầu về công tác hướng dẫn đã được quy định rất rõ trong Luật Du lịch 2017 (thay thế Luật Du lịch 2005). Tuy nhiên, chính sự tăng trưởng của khách du lịch, doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, hướng dẫn viên, điểm đến du lịch đã tạo áp lực không nhỏ cho công tác quản lý về du lịch nói chung và công tác quản lý hướng dẫn du lịch nói riêng.

Theo Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch Ngô Hoài Chung thì chỉ riêng năm 2018, Việt Nam phục vụ trên 15,5 triệu lượt khách quốc tế, 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch đạt hơn 620.000 tỷ đồng. Tổng số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế được cấp phép là 2.297, cùng với đó là 29.000 cơ sở lưu trú trải dài khắp cả nước với trên 590.000 buồng, trong đó có 146 khách sạn 5 sao, 280 khách sạn 4 sao… Đơn cử tại thành phố Đà Nẵng, trong năm 2018 đã đón hơn 7,6 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế trên 2,8 triệu lượt và khách nội địa ước 4,7 triệu lượt. Tổng thu từ hoạt động du lịch ước đạt 24.060 tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2017.

Cùng với sự tăng trưởng của ngành du lịch thì hiện nay, có nhiều vấn đề nảy sinh từ thực tế, trong đó đáng chú ý như sự tăng trưởng không đồng đều của HDVDL sử dụng các ngoại ngữ khác nhau; trình độ, đạo đức nghề nghiệp có biểu hiện xuống cấp, thể hiện ở các hành động như cắt xén một số dịch vụ trong chương trình tour, một số doanh nghiệp sử dụng sitting guide để đối phó với cơ quan chức năng và tiếp tay cho người nước ngoài hướng dẫn trái phép…

Tại TP. Đà Nẵng, HDV tiếng Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Ý, Tây Ban Nha chưa đáp ứng đủ số lượng. Đội ngũ HDV tiếng Pháp, Đức, Tây Ban Nha còn thiếu và đều đã lớn tuổi. Sự phát triển nóng về thị trường khách Trung Quốc, Hàn Quốc dẫn đến việc thiếu HDV tiếng Hàn.

Thống kê sơ bộ chỉ rõ mỗi năm (từ năm 2016) các Sở quản lý mảng du lịch ở địa phương phát hiện, thu hồi trên 200 thẻ HDVDL do sử dụng bằng cấp, chứng chỉ giả. Cụ thể, sử dụng bằng Cao đẳng hoặc Đại học ngoại ngữ để được cấp thẻ HDVDL quốc tế, số ít còn lại sử dụng bằng cấp giả để xin cấp thẻ HDVDL nội địa. Vì điều kiện thực hiện cấp đổi thẻ theo quy định rất ngắn, các địa phương có ít thời gian để thẩm định hồ sơ nên không thể kịp thời phát hiện, công tác phối hợp với các cơ sở đào tạo kiểm tra bằng cấp diễn ra thường xuyên, nhưng trong thời gian đó vẫn phải cấp thẻ cho người lao động. Đó là một trong những nguyên nhân xuất hiện những HDV không chất lượng từ bằng cấp giả.

Hiện Tổng cục Du lịch đã triển khai phần mềm rà soát các trường hợp sử dụng bằng cấp giả để xin thẻ, tích cực hỗ trợ ngăn chặn tình trạng không xin được thẻ ở Sở này thì đến Sở khác.

Phát triển đồng bộ số lượng và chất lượng

Nhằm hoàn thiện những tiêu chí cần thiết trong lực lượng HDV, Hội HDVDL Việt Nam đã tổ chức 8 đợt xếp hạng cho hơn 400 HDVDL tại các địa phương phát triển du lịch mạnh là Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Quảng Ninh và Khánh Hòa.

“Việc xếp hạng này tạo sự lan tỏa, động viên và khích lệ mạnh mẽ, góp phần giúp HDV học tập nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách cũng như có nhìn nhận, đánh giá tốt từ xã hội, nhất là khi “ngành công nghiệp không khói” đang dần phát triển theo hướng xanh và bền vững”, ông Bùi Văn Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội HDVDL Việt Nam chia sẻ.

Các điểm đến nổi tiếng của Việt Nam (Ảnh: Internet)

Ngoài yếu tố năng lực, kỹ năng, văn hóa… thì HDVDL là một nghề vất vả và nguy hiểm. Các doanh nghiệp lữ hành, đơn vị quản lý cũng cần nghiên cứu việc tôn vinh người lao động trong quản lý và hướng dẫn du lịch, đảm bảo tương đối sự công bằng trong môi trường làm việc cũng như thu nhập.

Tổng cục Du lịch trực tiếp chịu trách nhiệm về danh sách HDVDL có thẻ được đăng tải trên trang web chúng tôi (triển khai từ năm 2008), cùng với đó tích hợp thông tin mã phản ứng nhanh (QR code) trên phần mềm quản lý HDVDL, nhằm định hướng lựa chọn dịch vụ hướng dẫn của doanh nghiệp, nhân dân và du khách, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ lữ hành trong thời gian tới đây.

Bên cạnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng HDVDL của các doanh nghiệp, Tổng cục Du lịch cũng kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các cơ sở đào tạo cập nhật chương trình phù hợp khu vực và thế giới, có thêm nhiều hoạt động hướng nghiệp cho sinh viên từ lúc tuyển sinh đến khi tốt nghiệp, nhất là đạo đức nghề, chú trọng thực hành và kết nối, giới thiệu cơ hội việc làm…

Sau Hội thảo, Ban Tổ chức sẽ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi Thông tư 06 về quy định chi tiết thi hành Luật Du lịch, trong đó tập trung nội dung HDVDL phải có trình độ và có tâm với ngành để đến năm 2020, ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực.

Mục tiêu ngành du lịch năm 2020: thu hút 17 – 20 triệu lượt khách quốc tế, 82 triệu lượt khách nội địa; đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỷ USD, tạo 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp.

Năm 2030, tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.

Yếu Tố Nào Đang Cản Trở Du Lịch Việt Nam Phát Triển?

Du lịch Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nếu khai thác tốt lượng du khách dồi dào, nhất là khách quốc tế. Tuy nhiên, phải thẳng thắn rằng, trình độ phát triển du lịch Việt Nam vẫn tuột hậu so với nhiều nước trong khu vực, trong đó, việc thiếu khả năng đáp ứng về hạ tầng du lịch, nguồn nhân lực hay yếu vấn đề marketing, xúc tiến quảng bá… là nguyên nhân “kéo lùi du lịch nước nhà” phát triển…

Du lịch Việt Nam nhiều tiềm năng nhưng mức độ phát triển chưa tương xứng

2 Nguyên nhân chính yếu cản trở du lịch Việt Nam phát triển

Một trong những yếu tố cản trở du lịch Việt Nam phát triển, chính yếu và đầu tiên phải kể đến đó là cơ sở hạ tầng (- theo ông Kenneth Atkinson, Chủ tịch điều hành Grant Thornton Việt Nam). Bởi, mặc dù số lượng cơ sở lưu trú tăng liên tục và tăng mạnh mỗi năm tại các thành phố lớn hay các điểm du lịch, song số lượng khách sạn gia tăng vẫn chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng lượng khách, dẫn đến chất lượng phục vụ chưa đảm bảo và đồng đều.

Hầu hết các cảng hàng không Việt Nam đang trong tình trạng quá tải, không đủ để phục vụ nhu cầu của hành khách

Theo nhận định từ các chuyên gia đầu ngành, năng suất lao động du lịch Việt Nam hiện thấp hơn rất nhiều so với khu vực, chỉ bằng 40% so với Thái Lan và 45% so với Malaysia; dù quy mô của ngành cũng đã tăng nhiều lần trong 3 năm gần đây. Thống kê cho thấy, mỗi nhân sự trong ngành du lịch Việt Nam tạo ra chưa đến 3.500 USD; trong khi mức năng suất lao động của các quốc gia lân cận gấp hơn 2 lần (từ 7.000-8.000 USD).

Trên thực tế, việc tuyển dụng lao động ngành dịch vụ du lịch vô cùng khó khăn, có lúc doanh nghiệp phải “vơ bèo gạt tép” mới tìm được nhân sự (- theo ông Phạm Hồng Dũng, Phó TGĐ Tập đoàn Mường Thanh); điều này có thể phần nào lý giải cho tình trạng năng suất lao động thấp và chất lượng yếu trong khi số lượng vẫn còn thiếu trầm trọng; việc tuyển người thường kéo dài thời gian và chi phí cho quá trình đào tạo. Đơn cử, để đáp ứng cho chuỗi khoảng 60 khách sạn, Mường Thanh cần khoảng 10.000 nhân viên và hầu hết đều phải mất rất nhiều thời gian đào tạo, nhất là các cấp quản lý – ví dụ, với cấp Trưởng bộ phận thường sẽ mất khoảng 2 năm, còn quản lý khách sạn (Giám đốc) có thể phải mất 5-7 năm…

Để thu hút 30 triệu lượt khách quốc tế đến năm 2025, Việt Nam cần có động thái tháo gỡ những thực trạng vừa nêu kiên quyết và kịp thời. Cụ thể:

Đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao nguồn nhân lực, tăng trải nghiệm cho du khách… là những giải pháp tháo gỡ yếu điểm giúp du lịch Việt Nam phát triển

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch, phải đảm bảo rằng mọi thứ luôn sẵn sàng và đạt chuẩn để phục vụ du khách, nhất là khách quốc tế. Về phát triển hạ tầng sân bay, cần xã hội hóa việc đầu tư và nâng cấp – Nhà nước nên tin tưởng hơn ở khối tư nhân và để họ cùng tham gia vào xây dựng, khai thác ngành hàng không, xây mới thêm sân bay để đẩy nhanh tốc độ phát triển tương xứng với tiềm lực.

Về phát triển nguồn nhân sự du lịch, cần tập trung đào tạo kỹ năng phục vụ, xây dựng văn hóa doanh nghiệp thân thiện nhưng chuyên nghiệp để thu hút và giữ chân nhân viên, giảm tình trạng nhảy việc (1 người cần làm ít nhất 2 năm để tích lũy đủ kinh nghiệm).

Tái cấu trúc ngành du lịch, chú trọng quảng bá xúc tiến du lịch. Để làm được điều này, các chuyên gia cho rằng, Tổng cục Du lịch nên tách riêng chức năng quản lý và quảng bá du lịch để không xảy ra việc xung đột lợi ích; đồng thời hợp tác với các cơ quan khác từ trung ương đến địa phương để dịch vụ du lịch được vận hành trơn tru hơn. Ngoài ra, cần làm sao để định vị Việt Nam trên thị trường du lịch khu vực và thế giới, nhất là các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Malaysia…- xây dựng thương hiệu quảng bá với tư cách quốc gia, đơn cử như điểm đến hay văn hóa ẩm thực…

Cần có chiến lược cụ thể cho mỗi đồng đầu tư ra, chẳng hạn sẽ nhắm vào ai, đối tượng nào, quốc gia gì, thị trường mục tiêu như thế nào… từ đó xác định được khách hàng mục tiêu tương ứng; đồng thời tìm ra giải pháp nâng cao trải nghiệm cho đối tượng khách hàng đó khi đến Việt Nam…

​Ms. Smile