Top 10 # Xem Nhiều Nhất Youtube Du Lich Ca Mau Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Tuvanduhocsing.com

Du Lich Ca Mau ,Du Lịch Cà Mau Đất Mũi

Du lịch Cà Mau đất mũi

Cà Mau tiềm năng to lớn về du lịch sinh thái. Cảnh quan thiên nhiên hoang dã nguyên sinh rất thơ mộng và du lịch văn hóa lâu đời, đến với đất mũi Cà Mau là đến với cột mốc ghi dấu điểm cuối của Tổ quốc, Du Lịch Miền Tây sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm thú vị với bạt ngàn thảm rừng ngập măn xanh thẳm vươn xa ra phía biển.

Trái cây đặc sản miền Tây Nam Bộ

Rừng U Minh gồm phần trên là U Minh Thượng, phần dưới là U Minh Hạ. Giữa U Minh Thượng và U Minh Hạ là sông Trẹm và sông Cái Tàu. Nơi đây thiên nhiên hùng vĩ và hoang sơ. Rừng U Minh được coi là nơi có giá trị sinh khối cao nhất so với các kiểu rừng với khoảng 250 loài thực vật, chủ yếu là cây tràm mọc khắp nơi, hơn 180 loài chim, hơn 20 loài bò sát… Sinh cảnh của rừng U Minh còn là hiện trường và hệ quả của tiến trình diễn biến động thái của những hoạt động kiến tạo địa chất.

Đến nơi đây, bạn có thể tham quan các di tích lịch sử cấp quốc gia về chiên khu cách mạng U Minh trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ,..

Về Cà Mau, du khách chớ bỏ qua những vườn chim trắng au cánh cò. Vườn chim Chà Là (thuộc huyện Cái Nước), vườn chim Đầm Dơi (thuộc huyện Đầm Dơi), vườn chim nằm ngay trong trung tâm thành phố Cà Mau, vườn chim Tân Tiến… Vườn chim như một nét đặc thù của vùng đất phương Nam này. Các loài chim làm tổ trên các cây cao và dành cả buổi sáng để đi lấy thức ăn…

Giữa ngút ngàn rừng xanh là những màu trắng của những cánh chim. Bức tranh sơn thuỷ đan xen và thanh bình. Bạn có thể chụp ảnh chúng, tạo dáng cùng chúng, đi xem tố chim ở những cánh rừng.

Các loài chim ở đây dường như đã quen với sự quan sát của con người. Nếu bạn say mê nhiếp ảnh, yêu thích thiên nhiên, thì chắc chắn bạn sẽ có một bộ sưu tập ảnh tuyệt vời khi đến thăm các vườn chim của đất Cà Mau.

Ngoài ra, cách trung tâm thành phố Cà Mau 2km về phía Tây là một vườn chim công viên văn hóa Cà Mau, nơi đây với nhiều hạng mục: tượng đài, vườn hoa và cây thế cắt tỉa công phu, có kiến trúc mô phỏng nơi làm việc của Bác Hồ. Đặc biệt là diện tích 3 ha của vườn chim tự nhiên trong lòng công viên. Trong công viên này còn có các sinh vật đặc trưng của rừng ngập mặn như cá sấu, khỉ, trăn, rắn, kỳ đà, ba ba, và nhiều loài chim như cò hương, cò tôm, vò ngà lớn,.. Do môi trường trong lành và thân thiện, bầy chim trời dần tụ họp về đây sống tự nhiên đông đến hàng chục ngàn con, Công viên văn hóa Cà Mau đã trở thành địa chỉ du lịch hấp dẫn của tỉnh.

Mũi Cà Mau thuộc huyện Ngọc Hiển, cách thành phố Cà Mau 118km bằng đường thủy. Mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền Việt Nam du khách thấy mặt trời mọc trên phía Đông và lặn ở phía Tây.

Mũi Cà Mau như một vòng cung, mỗi năm phù xa theo những con sông đổ về lắng tụ đã tạo nên ở đây các bãi bồi dài khoảng 100m, rộng hàng trăm ha dọc theo phía Đông và phía Tây. như một hiện tượng tự nhiên, hàng năm mở rộng diện tích ra biển tới vài trăm hecta. Cây mắm, cây bần, cây đước cứ theo thế mà phát triển mở rộng dần diện tích rừng ngập mặn đem lại nguồn lợi to lớn về tôm cá và nhiều loại thủy sinh khác. Nằm sâu trên đất liền là các loại rừng ngập nước với rừng tràm và các trảng cỏ ngập nước theo mùa. Với 239 loài thực vật cổ rừng tràm và rừng ngập mặn, 36 loài thú thuộc 17 họ, 194 loài chim, 260 loài cá và nhiều loài lưỡng cư, bò sát, trong số đó có những loài quý hiếm như: khỉ đuôi dài, rái cá lông mượt, mèo cá, sóc chuột lửa, cá sấu hoa cà, rùa, kỳ đà hoa, trăn gấm…

Du lịch miền tây giúp du khách có cơ hội ngắm nhìn vẻ đẹp hùng vĩ của rừng, bao la của biển cả. Đến đất Mũi, du khách được thưởng thức đặc sản tươi ngon còn mặn mùi phù sa như hàu, sò huyết, sò lông, vọp, ốc len, tôm, cua, ghẹ,… vừa trải lòng với các bài ca vọng cổ đằm thắm, sâu lắng đi vào lòng người, mạng đậm nét văn hóa truyền thống Đồng Bằng Nam Bộ

Hòn Khoai thuộc huyện Ngọc Hiển, cách đất liền 14,6km, nằm về phái tây nam thị trấn Năm Căn. Hòn Khoai là đảo đá, đồi và rừng còn gần như nguyên vẹn với nhiều loại gỗ quí, động thực vật phong phú, phong cảnh thiên nhiên hoang dã lôi cuốn.

Quần đảo bao gồm 5 hòn đảo sát nhau: Hòn Khoai, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đá Lẻ, Hòn Tương với tổng diện tích 4 km2. Hòn Khoai là một trong những hòn đảo đẹp nhất miền cực nam của Tổ quốc.

Đến Hòn Khoai, ngoài việc du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp nên thơ của những bãi biển đầy đá cuội tròn như trứng ngỗng, du khách còn có dịp leo núi, băng rừng, trực tiếp ngắm nhìn một thảm rừng nguyên sinh cực kỳ quý hiếm ở nước ta với hơn 1.000 loại thực vật và hàng trăm giống chim thú vẫn còn nguyên vẹn.

Từ trên ngọn hải đăng, du khách còn có dịp được các chiến sĩ biên phòng cho phép thông qua kính viễn vọng, nhìn một trong 5 hòn đảo vây quanh hòn Khoai là hòn Đồi Mồi với thảm thực vật xanh biếc, giống hệt con đồi mồi đang bơi giữa biển xanh. Đặc biệt, bạn có thể hướng kính viễn vọng về mũi Cà Mau để một lần trong đời được chiêm ngưỡng từ xa cái mũi đất thiêng liêng của tận cùng tổ quốc, mà không dễ có ai ngắm được nếu không ra Hòn Khoai.

Thuê Xe Du Lịch Đi Cà Mau, Cho Thue Xe Du Lich Di Ca Mau Giá Rẻ Tại Tphcm

Công Ty Châu Âu cung cấp dịch vụ cho thuê xe du lịch đi Cà Mau với nhiều dòng xe khác nhau giúp bạn có sự lựa chọn phù hợp cho hành trình của mình. Hiện tại dịch vụ cho thuê xe du lịch đi Cà Mau của Châu Âu đang khai thác cá dòng: xe 4 chỗ Mercedes, Lexus, Audi, Toyota Camry… Xe 7 chỗ Toyota sienna, Fortuner, Honda civic… XE 10 chỗ Limosine cao cấp thương gia, Xe 16 chỗ Ford Transit, xe 29 chỗ, 35 chỗ, 45 chỗ có xe ISUZU SAMCO…. Tất cả các xe tại Châu Âu đều là xe đời mới bóng đẹp chất lượng

Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong ngành dịch vụ cho thuê xe, chúng tôi tự tin sẽ mang đến cho bạn sự thoải mái và hài lòng nhất khi đến với dịch vụ cho thuê xe du lịch đi Cà Mau của chúng tôi.

Quý khách liên hệ Hotline: 0913 11 95 95 để được tư vấn báo giá nhanh nhất.

Cà Mau quê hương của Bác Ba Phi, là thành phố trẻ 300 năm, là cực nam Việt Nam với 3 mặt tiếp giáp biển. Điểm hấp dẫn của Cà Mau là các đình quán cổ, khu di tích lịch sử, và tham quan vườn chim trong Rừng U Minh. Đặc sản nổi tiếng của Cà Mau phải kể đến mắm cá lóc, ba khía, tôm cua sò…

Là mảnh đất thiêng liêng của tổ quốc, là điểm cùng của đất nước do đó Cà Mau hứa hẹn là điểm du lịch hấp dẫn, ý nghĩa đối với nhiều du khách trong và ngoài nước. Đến với Cà Màu để được cảm nhận sự linh thiêng, “cái hồn” của dân tộc qua từng tấc đất.

Mũi Cà Mau nằm ở 8 tọa độ, 37’30” vĩ độ Bắc, 104 độ, 43″ kinh độ Đông thuộc xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Biểu tượng của mũi Cà Mau là hình mũi thuyền hướng ra biển, được đặt trên bệ cao màu trắng, ở giữa mũi thuyền có hình ngôi sao lớn và có ghi dòng chữ MŨI CÀ MAU.

Đứng ở ví trí này du khách có thể nhìn toàn cảnh đất, trời, biển của Đất Mũi. Nhìn xa xa biển mênh mông một màu xanh biếc, những chiếc tàu đánh cá nhỏ xinh những chiếc lá đang đua nhau cập bến. Ở một góc khác những cánh rừng đước, rừng mắm rộng mênh mang khoác lên mình một màu xanh biếc tạo cho khung cảnh nơi đẹp hùng vĩ.

Đất Mũi Cà Mau tiếp giáp với hai dòng hải lưu là Bắc – Nam và Tây – Nam vì thế biển ở đây có hai chế độ thủy triều khác nhau tạo nên những dòng phù sa đầy màu mỡ, trải dải hàng chục ngàn hecta, nằm dọc hai bên bờ biển bao quanh xóm Mũi. Những ngôi nhà trong xóm Mũi nằm xen lẫn giữa những cánh rừng xanh mát. Người dân Đất Mũi chân chất, chan hòa, phóng khoáng và hào hiệp. Đến đây bạn sẽ được khám phá thiên nhiên và cuộc sống của người dân Đất Mũi, mảnh đất thiêng liêng tận cùng của tổ quốc.

Rừng U Minh nằm tiếp giáp với vịnh Thái Lan, là một trong những cánh rừng quý hiếm với hệ thực vật đa dạng ở nước ta. Địa hình của rừng U Minh được chia làm hai vùng khác nhau gồm U Minh Thượng và U Minh Hạ. Nơi đây có 250 loại thực vật cùng nhiều loại chim quý sinh sống. Đến đây du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị, khám phá đa dạng của hệ thực vật và các loại chim quý. Ngắm rừng tràm bạt ngàn, hương thơm ngào ngạt và nghe nhiều câu chuyện thú vị do người dân địa phương kể.

Sân chim Ngọc Hiển là vườn chim tự nhiên, khu bảo tồn chim có diện tích lớn nhất cả nước với trên 130ha. Đến đây du khách sẽ được ngắm nhiều loại chim quý hiếm của nước ta như cò, cồng cộc, le le, vạc… Chiều về từng đàn chim đua nhau về tổ tạo nên một bản giao hưởng hùng vĩ của thiên nhiên khiến những ai đã một lần được đặt chân đến đây đều lưu luyến mãi.

Chùa Quan Âm tọa lạc tại số 84/4 đường Rạch Chùa, Phường 4, Tp. Cà Mau. Là địa điểm du lịch tâm linh dành cho những ai muốn thanh tịnh và cầu phúc lộc. Ngôi chùa gắn liền nhiều huyền thoại với thời khai hoang mở cõi vùng đất tận cùng của tổ quốc. Chùa do hòa thượng Thiện Tường và Thiện Đức xây dựng năm 1936, với kiến trúc độc đáo. Bên trong khuôn viên chùa có bia dựng “Sắc tứ Quan Âm cổ tự” và tháp hòa thượng Trí Tâm.

Đình Tân Hưng thuộc ấp xóm Lớn, xã Lý Văn Lâm, Tp. Cà Mau, cách trung tâm thành phố khoảng 4km về phía Nam. Đình không chỉ là địa điểm đến tâm linh cho người dân trong vùng mà nơi đây còn ghi lại những trang sử đấu tranh hào hùng của những người con Đất Mũi trong cuộc kháng chiến chống Pháp tại Cà Mau; là địa điểm treo lá cờ đỏ búa liềm của Đảng cộng sản Đông Dương đầu tiên năm 1930; là nơi đóng quân của Bộ chỉ huy mặt trận Tân Hưng. Năm 1992 đình được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Đảo hòn Khoai thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, thuộc phía Đông Nam của Cà Mau. Đảo có diện tích khoảng 4km2, đỉnh cao nhất của Hòn Khoai là 318m so với mặt nước biển.

Trước đây đảo hòn Khoai còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: đảo Giáng Tiên, hòn Độc Lập. Dưới thời Pháp thuộc, đảo được người Pháp đặt tên là Poulop. Còn người dân huyện gọi là hòn Khoai vì đảo có hình giống củ khoai khổng lồ. Xung quang đảo hòn Khoai còn có các đảo nhỏ khác như: hòn Lớn, hòn Nhỏ, hòn Tượng, hòn Sao, hòn Đồi Mồi.

Địa hình trên đảo gồm có 2 bãi cát trắng mịn chạy dọc theo hai bên bờ biển là bãi Lớn nằm ở phía Đông Nam và bãi Nhỏ ở phía Bắc. Trên đảo có một tuyến đường đi lại chính từ bãi Lớn cho đến đỉnh, dài khoảng 3km do Pháp xây dựng. Đường đi lại quanh đảo khá hiểm trở với nhiều dốc đá ngổn ngang, lởm chởm. Ngoài ra, trên đảo còn có hai dòng suối nước ngọt chảy quanh năm, là nguồn cung cấp nước ngọt chính cho người dân huyện đảo và tàu đánh cá xung quanh.

Nơi đây vốn nổi tiếng với những khu rừng sinh nguyên sinh, hệ thực vật đa dạng với trên 1.400 loài, có nhiều loại cây có giá trị kinh tế rất cao như gỗ lim, bằng lăng, chiêu chiêu, dầu rái, muỗng, quế quan, rè vàng, thị rừng, trám mạo, trâm trắng. Và các cây dược liệu quý như: huyết rồng, thiên kim đằng, cốt toái bổ lá lớn, quế quan, cốt toái bổ lá nhỏ, khoai mài, ngũ gia bì, sầu đâu, thần thông, dây tiết dê, thiên niên kiện…

Rừng hòn Khoai là nơi trú ngụ của nhiều loại động vật hoang dã như heo rừng, kỳ đà, trăn, rắn. Ở khu rừng già này bạn có thể bắt gặp những con sóc đen, khỉ nô đùa trên các cành cây. Mùa xuân đến hòn đảo rực rỡ mai vàng.

Hòn Đá Bạc nằm cạnh đảo hòn Khoai, có tổng diện tích khoảng 6,43ha, gồm 3 hòn đảo lớn nằm cạnh nhau là: hòn Ông Ngộ, hòn Đá Bạc và hòn Đá Lẻ. Theo những tài liệu còn sót lại thì hòn Đá Bạc có niên đại khoảng 180 triệu năm, thuộc kỷ Jurra giữa – Trung Sinh. Hòn cao nhất ở đây cao trên 50m so với mặt nước biển.

Cho đến nay hòn Đá Bạc vẫn giữ nguyên được cảnh đẹp hoang sơ với nhiều hòn đảo kỳ thú. Đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng những viên đá granit xếp chồng lên nhau với nhiều hình thù độc đáo như: bàn tay tiên, bàn chân tiên, sân tiên, giếng nước tiên. Ngoài ra ở đây còn có nhiều địa điểm tâm linh của người dân chài như: Lăng Ông Hải Nam – nơi lưu giữ và trưng bày bộ xương cá voi khổng lồ và những câu chuyện huyền bí về cá Ông cứu người gặp nạn trên biển.

Hệ sinh thái trên hòn Đá Bạc rất đa dạng và phong phú với nhiều mảng rừng và thảm thực vật quý hiếm. Bên cạnh đó nơi đây cũng gắn liền với cuộc đấu tranh anh dũng của người dân Đất Mũi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đầy vẻ vang và oanh liệt.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH XE CHỤP THỰC TẾ:

thuê xe du lịch đi Cà Mau Toyota Sienna

thuê xe du lịch đi Cà Mau Ford Transit

thuê xe du lịch đi Cà Mau Ford tuner

thuê xe du lịch đi Cà Mau Mercedes

thuê xe du lịch đi Cà Mau Audi

thuê xe du lịch đi Cà Mau Limousine

THAM KHẢO THÊM CÁC DỊCH VỤ THUÊ XE ĐI DU LỊCH:

Qúy khách hàng có nhu cầu thuê xe du lịch đi Cà Mau liên hệ Hotline :0913 11 95 95 hoặc

LIÊN HỆ CÔNG TY TNHH TM-DV CHÂU ÂU Địa chỉ: 22d3,Đinh Bộ Lĩnh,P.26,Q.Bình Thạnh,Hcm Điện thoại: 08.35.11.44.71 – 08.35.11.44.77 Hotline: 0918.176.999 – 0913119595 Fax: 08.3899.5249 Mail:thaongo.thuexechauau@gmail.com

4 Kênh Youtube Du Lịch

Du lịch từ lâu đã trở thành một sở thích phổ biến và được rất nhiều người yêu thích. Nó giúp chúng ta có thể khám phá và tìm hiểu được các vùng đất mới, các nền văn hoá mới.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của YouTube như hiện nay, các video với nội dung review – trải nghiệm du lịch lại càng được chú ý nhiều hơn và đang là mảnh đất màu mỡ mang lại không ít thu nhập cho các YouTuber thích dịch chuyển, khám phá đó đây.

Nếu bạn là người yêu thích “xê dịch”, đam mê khám phá đó đây, cũng như muốn tìm hiểu về nhiều nền văn hóa và ẩm thực tại các vùng đất khác nhau, đây là 4 kênh YouTube về du lịch đáng chú ý nhất hiện nay mà bạn không nên bỏ lỡ.

1. Khoai Lang Thang

Một trong những cái tên phải nhắc đến đầu tiên trong danh sách này chính là Khoai Lang Thang – kênh vlog về du lịch và ẩm thực của chàng trai có nụ cười toả nắng.

Khoai Lang Thang tên thật là Đinh Võ Hoài Phương (sinh năm 1991, Bến Tre) hiện đang sống, làm việc tại Sài Gòn. Anh chàng YouTuber điển trai này từng tốt nghiệp ngành Kỹ thuật công trình xây dựng, nhưng sau đó anh chàng đã từ bỏ nghề kỹ sư để theo đuổi đam mê.

Nội dung các video của Khoai Lang Thang vô cùng gần gũi, mộc mạc nhưng cũng không kém phần thú vị. Đi đến địa điểm nào, anh chàng cũng review rất chi tiết hương vị những món đặc sản của địa phương.

Khoai Lang Thang cũng ghi điểm trong lòng người xem nhờ giọng nói chân chất, thật thà, khuôn mặt điển trai và nụ cười tỏa nắng khi khám phá mọi miền đất nước.

Vào ngày 22/10 vừa qua, kênh YouTube “Khoai Lang Thang / Food and Travel” của anh chàng đã chính thức đạt mốc 1 triệu lượt người theo dõi.

2. Chan La Cà

Chan La Cà tên thật là Hoàng Minh Tuấn, quê ở Đắk Lăk. Nếu Khoai Lang Thang từng có vài năm làm kiến trúc sư thì anh chàng Chan La Cà lại có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông, sự kiện.

Theo đó, Chan La Cà từng làm Partner manager (quản lý đối tác) kiêm Event manager (quản lý sự kiện) cho một công ty kinh doanh dịch vụ mạng đa kênh YouTube hàng đầu Việt Nam.

Điểm thu hút của Chan La Cà được người xem đánh già là ở giọng nói trầm ấm, nụ cười thân thiện và cách dẫn dắt câu chuyện tự nhiên. Có lẽ, quãng thời gian làm việc trong ngành truyền thông đã tạo nên nền tảng đủ vững để Chan La Cà thể hiện được hết những thế mạnh của mình.

Những góc quay trong video của Chan La Cà được đánh giá là khá nghệ thuật, chuyên nghiệp và thể hiện trọn vẹn được cái hồn của cảnh đẹp, con người nơi Chan La Cà ghé đến.

Cách đây nhiều năm, chàng YouTuber 8X này từng cùng với nhóm bạn ‘đột nhập’ ngôi nhà ở địa chỉ 300 Kim Mã (Hà Nội). Cuộc ‘thám hiểm’ này đã trở thành động lực để Hoàng Nam thực hiện kênh YouTube ‘Challenge Me – Hãy thách thức tôi’.

Ngoài ra, YouTuber gan dạ này từng đi khám phá những địa điểm được đồn thổi là có ma nổi tiếng tại Việt Nam như: Miếu 2 cô (Hà Nội), Thuận Kiều Plaza (Tp. Hồ Chí Minh), Nhà chú Hỏa (Tp. Hồ Chí Minh)…

Tính đến nay, kênh YouTube Challange Me – Hãy thách thức tôi đã đạt 1,88 triệu theo dõi và trang Facebook cá nhân với gần 610 ngàn người yêu thích.

4. Fahoka Xê dịch

Nói đến những YouTuber du lịch tại Việt Nam không thể nào không nhắc tới kênh Fahoka Xê Dịch, thuộc sở hữu của chàng trai trẻ tuổi Phan Hoàn Khải, quê ở An Giang.

Trước khi chính thức dấn thân vào con đường YouTuber, Hoàn Khải đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành marketing, và có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông và sự kiện.

Các vlog du lịch của YouTuber này mô tả lại cuộc hành trình qua nhiều nước, phản ánh chân thật đời sống, văn hóa, ẩm thực những vùng đất anh đã đi qua… Kết hợp với giọng nói chân chất, mộc mạc, kênh Fahoka Xê Dịch của anh đã thu hút một lượng lớn những người theo dõi.

Những video của Hoàng Khải được định hướng là du lịch nước ngoài, nên khoản chi phí đầu tư khá cao so với trong nước. Không chỉ vậy, anh phải đầu tư nhiều về mặt hình ảnh, nội dung cho video.

Hiện tại, YouTuber này đã đi hơn 50 thành phố trên khắp Châu Á như: 10 nước Đông Nam Á, nhiều thành phố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc,…

Tình Ca Tây Bắc

                          

Bâng khuâng nỗi lòng nhịp sáo ai đưa khúc ca rộn vang…

Nhớ lại những năm cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, bài hát này là một trong những bài rất nổi tiếng. Tôi khi ấy còn là một cậu thiếu nhi, nhưng lại rất thích hát những bài dành cho ngươì lớn. Và tôi đã sớm thuộc rồi say mê bài này. Khi ấy, tôi chỉ biết thích nghe, thích hát. Sau này lớn lên mới cảm nhận được vẻ đẹp, sức quyến rũ cuả Tình ca Tây Bắc. Nghe bài hát, bất cứ ai chưa đặt chân đến Tây Bắc cũng có thể hình dung được cảnh sắc sinh động, độc đáo, nên thơ của mảnh đất vùng cao này. 

Tình ca Tây Bắc – (Bùi Đức Hạnh) – Bích Liên – Kiều Hưng

Rừng cây xanh lá muôn đoá hoa mai mừng đón xuân về/ Vui trong nắng vàng từng đàn bướm trắng bay khắp rừng hoa/ Ngập ngừng bên suối nước reo quanh mình như muôn tiếng đàn/ Bâng khuâng nỗi lòng nhịp sáo ai đưa khúc ca rộn vang… Đó là toàn bộ đoạn A- cũng là đoạn mở đầu của bài hát. Bằng tiết tấu dàn trải với 4 câu nhạc tương đối dài, phần này như những nét chấm phá đầu tiên trong một bức tranh thuỷ mặc hấp dẫn. Ngòi bút cuả tác giả quả là khá tinh tế trong việc cảm nhận và miêu tả mùa xuân ở vùng rừng núi Tây Bắc. Nghe phần lời ca cuả đoạn này, bất giác tôi nhớ đến 2 câu thơ cuả Đại thi hào Nguyễn Du cũng miêu tả mùa xuân:

                       

Em là suối ngàn sâu

Bài hát này, nhạc sĩ phỏng thơ của Cầm Giang, nhưng cái đoạn mở đầu trên thì do ông viết. Không biết có phải từ sự ngưỡng mộ tài năng của bậc đại danh tiền bối hay không mà người nghe thấy rõ có sự ảnh hưởng rõ rệt trong cách quan sát và miêu tả thiên nhiên. Nhưng thật thú vị, đoạn mở đầu lại được nhạc sĩ viết ra sau, còn bắt đầu đặt bút, ông đã ra những nét nhạc đầu tiên từ việc cảm thụ câu thơ của Cầm Giang: Em là dòng sông Mã. Anh là núi Mừơng Hum/ Cho thuyền em ngược dòng, gió đưa em về núi.

Đó chính là những câu dẫn vào đoạn B cuả bài hát với tiết tấu được giãn ra, dàn trải hơn cả đoạn A (mở đầu). Sau khi viết đến hết bài hát, tác giả cảm thấy bắt đầu ca khúc không thể “em là dòng sông mã…” như trên, nghe không ổn. Vậỵ nên ông đã viết phần đầu với lời ca như ta đã từng thấy (Rừng cây xanh lá…) Về sự ra đời của bài hát, tác giả kể: Đó là năm 1957, khi ấy ông là diễn viên hát của Đoàn ca múa nhân dân Trung ương (nay là Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam). Tự thấy mình có giọng hát chỉ rất bình thường, không phải là sô lít (đơn ca) như Quốc Hương, chàng diễn viên hát tốp ca nảy ý định chuyển nghề, sáng tác hoặc nghiên cứu âm nhạc và đề xuất với lãnh đạo lên Hoà Bình một thời gian để sưu tầm nghiên cứu dân ca. Được chấp thuận, Bùi Đức Hạnh khăn gói lên đường.

Đến Hoà Bình, ông đọc được bài thơ cuả tác giả Cầm Giang có nhan đề:” Em là dòng sông Mã, anh là suối Mường Hum in trên báo. Thấy bài thơ giàu yếu tố nhạc điệu, nhiều câu hay, đồng cảm, ông bèn nảy ý định sẽ phổ nhạc thành bài hát. Nhưng bài thơ dài những 64 câu, không thể phổ nguyên xi nên ông quyết định chỉ phỏng thơ để tạo thành tác phẩm âm nhạc. Tuy nhiên những câu thơ ông tâm đắc nhất đã được giữ để thành lời ca cuả bài hát: “Em hãy về bên suối, đợi anh ở bên khuông/ Anh làm no lòng mường, em làm vui ấm bản” và “Anh là rừng xanh thắm, em là suối ngàn sâu/ Cây rừng anh làm cầu, vắt ngang qua dòng suối/ Khi nắng mùa xuân tới, rừng anh in bóng suối em…”.

  

Anh làm no lòng mường, em làm vui ấm bản

Với một bài thơ rất dài như vậy, Bùi Đức Hạnh đã tạo ra một ca khúc ở thể 3 đoạn có sự thống nhất hài hoà, quả là một việc khó khăn (ca khúc ở thể 3 đoạn thường khó viết, nếu không khéo dễ bị “đầu Ngô mình Sở”, không bảo đảm được tính lô gíc hài hoà cuả giai điệu trong quá trình phát triển). Tác giả cũng tiết lộ rằng khi viết Tình ca Tây Bắc, ông hoàn toàn chỉ là nghiệp dư về sáng tác với chút ít hiểu biết về nhạc lý, mới chỉ võ vẽ ký xướng âm vì là diễn viên đứng trong tốp ca, không hát được đơn ca. Vậy mà ngay từ sáng tác đầu tay, ông đã cho ra được một tác phẩm để đời, lộ rõ một tài năng đặc biệt trong lĩnh vực phổ thơ.

Rất thật thà, ông kể: Sau khi hoàn thành bài hát, ông có đưa cho nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, khi ấy là Trưởng đoàn Ca múa nhân dân Trung ương (“sếp” cuả ông) xem. Lúc này Nguyễn Văn Thương đã rất nổi tiếng với Đêm đông, Bình Trị Thiên khói lửa. Ông vừa là cấp trên vừa là bậc thầy nên Bùi Đức Hạnh muốn được chỉ bảo góp ý cho tác phẩm. Nguyễn Văn Thương đã khen nhưng nói Bùi Đức Hạnh sửa đoạn B (từ chỗ “em là dòng sông Mã” đến hết “em làm vui ấm bản”) theo hướng cho giãn tiết tấu hơn so với đoạn A, bởi nếu không sẽ không nổi rõ thể 3 đoạn, sẽ khiến người nghe thấy đoạn A bị kéo dài quá bị nhàm. Tác giả đã nghe theo và hôm nay ông vẫn còn biết ơn mãi việc này. Ông nói: “Không có Nguyễn Văn Thương góp ý, bài hát sẽ không thể có số phận tốt đẹp như đã có. Tôi mãi mãi nhớ ơn ông.” Quả là một tấm lòng, một tình cảm, ân nghĩa đối với người tiền bối đã quá cố.

  

Tình ca Tây Bắc

Khi tôi hỏi Bùi Đức Hạnh về sự quá nổi tiếng cuả Tình ca Tây Bắc rằng tác giả có bỏ công sức đi tuyên truyền dàn dựng phổ biến tác phẩm ở nhiều nơi Anh làm no lòng mường, em làm vui ấm không thì ông cho biết: Sau khi hoàn chỉnh bài hát, ông gửi đến Ban âm nhạc Đài tiếng nói Việt nam. Ông gửi vậy nhưng cũng không tin là bài được sử dụng, vì lúc ấy chỉ là một anh diễn viên hát tốp ca, còn vô danh, khó được người ta để ý. Không ngờ khi trở lại Hoà Bình chỉ sau đó ít ngày, ông thấy tác phẩm của mình được vang trên làn sóng và nhanh chóng lan truyền. Lãnh đạo khu vực Tây Bắc khi ấy đã coi ca khúc này là bài hát chính thức, là “khu ca” (như Quốc ca, tỉnh ca). Về sau bài hát được nhiều đoàn văn công dàn dựng biểu diễn khắp nơi ở trong nước và cả ở nước ngoài.

Đã có rất nhiều nghệ sĩ biểu diễn bài hát này, trong đó phải kể đến cặp song ca Bích Liên – Kiều Hưng đã gây được ấn tượng đặc biệt. Chất giọng trong sáng, giọng hát long lanh như sương của Bích Liên hoà quyện vào chất giọng ngọt ngào đằm thắm cuả Kiều Hưng đã lột tả được hết vẻ đẹp kiều diễm cuả Tình ca Tây Bắc. Nghe kỹ bài hát qua sự thể hiện cuả 2 nghệ sĩ trên, người nghe thấy có cái gì đó vừa náo nức lại bâng khuâng, vừa xốn xang lại bịn rịn, vừa rộn rã muốn vút lên lại như thâm trầm lắng đọng… Rất nhiều cảm giác tâm trạng hoà trộn mà nhạc sĩ đã tạo dựng được trong giai điệu đầy sức tìm tòi sáng tạo.

“Em hãy về bên suối, đợi anh ở bên khuông. Anh làm no lòng mường, em làm vui ấm bản”

Điều thú vị nữa là bài hát không dựa hẳn vào một làn điệu dân ca nào của Tây Bắc, nhưng nổi rất rõ phong vị âm nhạc của xứ sở này, không thể lẫn lộn với Việt Bắc hoặc bất cứ địa phương nào. Chất xoè Thái chỉ loáng thoáng xuất hiện ở đoạn C (có tiết tấu 6/8). Đây thực sự là một ca khúc đáng để cho những người mới cầm bút sáng tác có thể khai thác học tập được rất nhiều điều về tìm tòi, sáng tạo giai điệu, bố cục tác phẩm, đặc biệt là về nghệ thuật phổ thơ. Đã hơn 50 năm trôi qua, Tình ca Tây Bắc vẫn là bài hát hay nhất về Tây Bắc và là một trong những bài hát đặc sắc viết về muà xuân, về quê hương đất nước. Riêng nhạc sĩ Bùi Đức Hạnh đã có được một sản phẩm tinh thần vô giá khó gì có thể so sánh. Sau này, ông trở thành nổi tiếng trong làng chèo với rất nhiều thành tựu về quản lý và sáng tác ở lĩnh vực này. Nhưng chỉ với Tình ca Tây Bắc thôi, tên tuổi ông đã không thua kém bất cứ nhạc sĩ trứ danh nào trong lĩnh vực sáng tác ca khúc./.

Kiều Thẩm