Top 10 # Xem Nhiều Nhất Youtube Du Lich Hoa Ky Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tuvanduhocsing.com

Kỳ Sơn Hòa Bình,Ky Son Hoa Binh, Du Lich Tay Bac

Kỳ Sơn – Hòa Bình

Kỳ Sơn là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hòa Bình, Việt Nam. Kỳ Sơn có huyện lỵ là thị trấn Kỳ Sơn, nằm chính giữa rìa phía Tây huyện, trên bờ sông Đà. Ngoài ra còn có các xã Hợp Thịnh, Hợp Thành, Phú Minh, Phúc Tiến, Dân Hòa, Mông Hóa, Dân Hạ, Độc Lập, Yên Quang (từ Lương Sơn chuyển sang vào ngày 14/7/2009).

Du Lịch Tây Bắc Thưởng Thức Những Món Ăn Ngon

Kỳ Sơn – Hòa Bình

Kỳ Sơn là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hòa Bình, Việt Nam. Kỳ Sơn có huyện lỵ là thị trấn Kỳ Sơn, nằm chính giữa rìa phía Tây huyện, trên bờ sông Đà. Ngoài ra còn có các xã Hợp Thịnh, Hợp Thành, Phú Minh, Phúc Tiến, Dân Hòa, Mông Hóa, Dân Hạ, Độc Lập, Yên Quang (từ Lương Sơn chuyển sang vào ngày 14/7/2009).

Địa lý

Huyện Kỳ Sơn rộng 210,76 km2, nằm ở vị trí 22o07′ – 26o00′ vĩ bắc, 105o48′ – 106o25′ kinh đông. Phía Tây và Tây Nam giáp thành phố Hòa Bình, phía Đông Nam giáp huyện Kim Bôi, phía Đông giáp huyện Lương Sơn, đều thuộc tỉnh Hòa Bình. Phía Bắc và Đông Bắc Kỳ Sơn giáp huyện Ba Vì và huyện Thạch Thất của thành phố Hà Nội. Phía Tây Bắc giáp các huyện của tỉnh Phú Thọ, kể từ bắc xuống nam là: Thanh Thủy (góc Tây Bắc), Thanh Sơn (mặt Tây Tây Bắc).

Kỳ Sơn là một huyện miền núi, nằm bên bờ hữu ngạn sông Đà, một con sông lớn của hệ thống sông Hồng, ở về phía hạ du của thủy điện Hòa Bình. Nửa phía bắc huyện là phần Nam của dãy núi Ba Vì, trên đó có một phần của vườn quốc gia Ba Vì. Điểm cực tây bắc của huyện, nằm trên bờ sông Đà, thuộc xã Hợp Thịnh, là ngã ba ranh giới của huyện (và của cả tỉnh) với thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ. Sông Đà ở đây, chảy ngược từ Nam lên Bắc tạo thành ranh giới tự nhiên phía Tây của huyện với tỉnh Phú Thọ và một phần với thành phố Hòa Bình.

Huyện Kỳ Sơn có địa hình đồi núi thấp, ít núi cao nhưng độ dốc lớn, từ 30 – 40o, theo hướng thấp dần từ đông nam đến tây bắc, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 200 – 300 m,.

Kỳ Sơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh, khô và ít mưa, mùa hè nóng và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21,8oC- 24,7oC, nhiệt độ cao nhất là 40 °C, nhiệt độ thấp nhất là 20 °C, lượng mưa trung bình 1.800 – 2.200 mm. Các ngọn núi cao có khí hậu mát mẻ, mùa hè có thể làm khu điều dưỡng, nghỉ ngơi.

Vùng đất Kỳ Sơn có cấu tạo địa chất tương đối phức tạp. Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng năm 1974, Kỳ Sơn có hai nhóm đất chính: đất đồi núi chiếm 78%, đất ruộng chiếm 22%. Ngoài ra còn các loại đất phù sa không được bồi, đất phù sa sông Đà được bồi.

Huyện Kỳ Sơn có nguồn tài nguyên nước dồi dào với 20 km sông Đà chảy qua thị trấn Kỳ Sơn và các xã Dân Hạ, Hợp Thành, Hợp Thịnh, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trên địa bàn huyện còn có nhiều con suối lớn nhỏ có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Trước kia, do quá trình điều tiết dòng chảy, sông Đà thường gây ra lũ lụt làm hai bên bờ bị xói lở mạnh. Đập nhà máy thủy điện Hòa Bình hoàn thành đã chủ động được trong việc điều tiết dòng chảy, hạn chế được lũ lụt và hạn hán.

Thảm rừng Kỳ Sơn khá phong phú, cung cấp rất nhiều loài gỗ quý như lim, lát… các loại cây dược liệu như sa nhân, hoài sơn, thổ phục linh, ngũ gia bì,… và nhiều loại lâm sản như măng, mộc nhĩ, nấm hương… Tuy nhiên, việc khai thác bừa bãi của con người đã làm cho diện tích và trữ lượng các thảm rừng bị suy thoái nghiêm trọng, cần phát huy phong trào trồng mới, bảo vệ rừng.

Ở Kỳ Sơn có mỏ đất sét khoảng 2 triệu m3 và các mỏ cát ở Hợp Thành, Hợp Thịnh, rất thuận lợi cho việc sản xuất nguyên vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những nguồn tài nguyên quý đó chưa được khai thác phục vụ cho cuộc sống.

Du lịch

Địa hình Kỳ Sơn núi non trùng điệp, rừng quốc gia đan xen rừng nguyên sinh với các rặng núi đá vôi, Sông Đà chảy qua tạo bức tranh sơn thủy hữu tình, là sự hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư du lịch cũng như khách du lịch trong nước và quốc tế. Với vị trí địa lý tự nhiên lại kề cận Thủ đô, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc và có văn hóa cộng đồng đa dạng, Kỳ Sơn có tiềm năng du lịch lớn. Trong đó, Thác Thăng Thiên, Suối Bùi, Hồ Đồng Bến, Hồ Suối Chọi, Hồ Rợn, tổ hợp “Kỳ Sơn xanh”, cùng với Sân gôn Phượng Hoàng… là ưu thế của Kỳ Sơn, tạo điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, câu cá hồ, suối, đi bộ, đi xe thưởng ngoạn cảnh trí thiên nhiên, phục vụ các kỳ nghỉ cuối tuần:

Khu biệt thự sinh thái Melody Suối Bùi, tọa lạc tại xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn là một quần thể sinh thái, biệt thự, khách sạn nghỉ dưỡng nổi tiếng – Một sản phẩm nghỉ dưỡng được Tập đoàn Đất nhà vườn – INT Group đầu tư công phu với khái niệm mới lấy thiên nhiên là trung tâm, con người là một bộ phận không thể tách rời. Vị trí địa lý thuận lợi, INT đã tạo ra một tuyệt phẩm thiên nhiên với Khu biệt thự nghỉ dưỡng tựa núi Melody và Khu biệt thử nghỉ dưỡng nhìn ra bờ suối Melody. Ngoài ra, INT còn xây dựng hệ thống sân tennis đất nện, bể bơi, nhà hàng, phòng nghỉ khép kín và khách sạn phục vụ cho nhu cầu vui chơi của khách du lịch. Một nhà văn nổi tiếng khi bước chân tới nơi này đã nhận xét như sau: “Gió núi, thảm cỏ, rừng cây yên bình trong ánh trăng dịu dàng e ấp. Du khách chân trần, chăn mỏng thưởng thức tiệc vườn với đèn nến, cây rừng, giữa thiên nhiên bao la… Vợ hiền, con thơ, người thân, bạn quý… chuyện trò lan man bất tận trong khúc biến tấu êm đềm của tự nhiên, đưa con người trở về tắm mình trong dòng sông hồi ức – Một thời trẻ trung, một thời trong sáng, một thời thơ ngây…”

Khu du lịch sinh thái thác Thăng Thiên cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 53 km về phía Tây Nam trên trục đường Quốc lộ 6, nằm ở dãy núi Viên Nam với diện tích hơn 350ha trong quần thể hệ sinh thái rừng tự nhiên đa dạng và phong phú. Nơi đây có dòng suối Anh nước trong xanh mát lành, dọc theo con suối có 4 thác nước từ độ cao vài chục mét đến hàng trăm mét đổ xuống ào ào tung bọt trắng xóa. Cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ kỳ vĩ khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm hấp dẫn du khách tới tham quan và nghỉ dưỡng.

Ngoài ra, huyện Kỳ Sơn còn nhiều núi đá, hang động, hồ nước, rừng thông khá hấp dẫn và nhiều danh thắng đẹp có thể phát triển du lịch như hồ Ngọc, hồ Đồng Bãi, hồ Đồng Bến, động Can (xã Độc Lập)…

Chính quyền huyện Kỳ Sơn cũng đang triển khai việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Mường, xây dựng làng, bản văn hóa gắn với nông thôn mới. Hiện, 9/10 xã, thị trấn có đội cồng chiêng với 18 đội được tổ chức thường xuyên tham gia biểu diễn trong các dịp lễ tết, đón khách đặc biệt. Có nhiều gia đình, mọi thành viên đều biết sử dụng các nhạc cụ truyền thống, hát dân ca Mường. Có nhiều xóm, bản nếu được đầu tư về hạ tầng cơ sở và tổ chức dịch vụ du lịch tốt, có thể tổ chức du lịch cộng đồng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tới lưu trú, tham quan tìm hiểu văn hóa dân tộc ít người.

Kinh tế

Theo ông Đinh Đăng Điện- Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn: “Trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Kỳ Sơn đạt 12,4%, trong đó: Nông – lâm nghiệp chiếm 28,5%; công nghiệp – xây dựng 36,9%, Dịch vụ 34,6%; thu nhập bình quân 25,1 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,27% theo tiêu chuẩn mới”.

Giao thông

Đường bộ có quốc lộ 6 chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, từ huyện Lương Sơn, cắt ngang huyện, qua thị trấn Kỳ Sơn, rồi men theo bờ sông Đà sang thành phố Hòa Bình.

Tỉnh lộ 446 nối quốc lộ 21A và quốc lộ 6 có điểm đầu gần cầu Vai Réo thuộc địa phận xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội và điểm cuối tại ngã ba Bãi Nai thuộc địa phận xã Mông Hóa.

Tháng 3 năm 2010, Đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình được khởi công. Dự án có tổng mức đầu tư 9.940 tỷ đồng dự kiến hoàn thành sau 36 tháng sẽ cắt địa bàn huyện qua các xã Yên Quang, Phúc Tiến, Dân Hạ, Mông Hóa và thị trấn Kỳ Sơn.

Tháng 4 năm 2014, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo về việc đầu tư xây dựng dự án đường Hòa Lạc – Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 (QL) đoạn Xuân Mai – Hòa Bình theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT).

Tháng 4 năm 2014, Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc – Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai – Hòa Bình theo hình thức BOT. Dự kiến, việc nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 6 sẽ được khởi công từ tháng 5/2014; hoàn thành và thu phí từ năm 2015. Đường Hòa Lạc – Hòa Bình dự kiến khởi công từ đầu năm 2015; hoàn thành và bắt đầu thu phí từ năm 2017.

Nguồn Wikipedia.

4 Kênh Youtube Du Lịch

Du lịch từ lâu đã trở thành một sở thích phổ biến và được rất nhiều người yêu thích. Nó giúp chúng ta có thể khám phá và tìm hiểu được các vùng đất mới, các nền văn hoá mới.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của YouTube như hiện nay, các video với nội dung review – trải nghiệm du lịch lại càng được chú ý nhiều hơn và đang là mảnh đất màu mỡ mang lại không ít thu nhập cho các YouTuber thích dịch chuyển, khám phá đó đây.

Nếu bạn là người yêu thích “xê dịch”, đam mê khám phá đó đây, cũng như muốn tìm hiểu về nhiều nền văn hóa và ẩm thực tại các vùng đất khác nhau, đây là 4 kênh YouTube về du lịch đáng chú ý nhất hiện nay mà bạn không nên bỏ lỡ.

1. Khoai Lang Thang

Một trong những cái tên phải nhắc đến đầu tiên trong danh sách này chính là Khoai Lang Thang – kênh vlog về du lịch và ẩm thực của chàng trai có nụ cười toả nắng.

Khoai Lang Thang tên thật là Đinh Võ Hoài Phương (sinh năm 1991, Bến Tre) hiện đang sống, làm việc tại Sài Gòn. Anh chàng YouTuber điển trai này từng tốt nghiệp ngành Kỹ thuật công trình xây dựng, nhưng sau đó anh chàng đã từ bỏ nghề kỹ sư để theo đuổi đam mê.

Nội dung các video của Khoai Lang Thang vô cùng gần gũi, mộc mạc nhưng cũng không kém phần thú vị. Đi đến địa điểm nào, anh chàng cũng review rất chi tiết hương vị những món đặc sản của địa phương.

Khoai Lang Thang cũng ghi điểm trong lòng người xem nhờ giọng nói chân chất, thật thà, khuôn mặt điển trai và nụ cười tỏa nắng khi khám phá mọi miền đất nước.

Vào ngày 22/10 vừa qua, kênh YouTube “Khoai Lang Thang / Food and Travel” của anh chàng đã chính thức đạt mốc 1 triệu lượt người theo dõi.

2. Chan La Cà

Chan La Cà tên thật là Hoàng Minh Tuấn, quê ở Đắk Lăk. Nếu Khoai Lang Thang từng có vài năm làm kiến trúc sư thì anh chàng Chan La Cà lại có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông, sự kiện.

Theo đó, Chan La Cà từng làm Partner manager (quản lý đối tác) kiêm Event manager (quản lý sự kiện) cho một công ty kinh doanh dịch vụ mạng đa kênh YouTube hàng đầu Việt Nam.

Điểm thu hút của Chan La Cà được người xem đánh già là ở giọng nói trầm ấm, nụ cười thân thiện và cách dẫn dắt câu chuyện tự nhiên. Có lẽ, quãng thời gian làm việc trong ngành truyền thông đã tạo nên nền tảng đủ vững để Chan La Cà thể hiện được hết những thế mạnh của mình.

Những góc quay trong video của Chan La Cà được đánh giá là khá nghệ thuật, chuyên nghiệp và thể hiện trọn vẹn được cái hồn của cảnh đẹp, con người nơi Chan La Cà ghé đến.

Cách đây nhiều năm, chàng YouTuber 8X này từng cùng với nhóm bạn ‘đột nhập’ ngôi nhà ở địa chỉ 300 Kim Mã (Hà Nội). Cuộc ‘thám hiểm’ này đã trở thành động lực để Hoàng Nam thực hiện kênh YouTube ‘Challenge Me – Hãy thách thức tôi’.

Ngoài ra, YouTuber gan dạ này từng đi khám phá những địa điểm được đồn thổi là có ma nổi tiếng tại Việt Nam như: Miếu 2 cô (Hà Nội), Thuận Kiều Plaza (Tp. Hồ Chí Minh), Nhà chú Hỏa (Tp. Hồ Chí Minh)…

Tính đến nay, kênh YouTube Challange Me – Hãy thách thức tôi đã đạt 1,88 triệu theo dõi và trang Facebook cá nhân với gần 610 ngàn người yêu thích.

4. Fahoka Xê dịch

Nói đến những YouTuber du lịch tại Việt Nam không thể nào không nhắc tới kênh Fahoka Xê Dịch, thuộc sở hữu của chàng trai trẻ tuổi Phan Hoàn Khải, quê ở An Giang.

Trước khi chính thức dấn thân vào con đường YouTuber, Hoàn Khải đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành marketing, và có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông và sự kiện.

Các vlog du lịch của YouTuber này mô tả lại cuộc hành trình qua nhiều nước, phản ánh chân thật đời sống, văn hóa, ẩm thực những vùng đất anh đã đi qua… Kết hợp với giọng nói chân chất, mộc mạc, kênh Fahoka Xê Dịch của anh đã thu hút một lượng lớn những người theo dõi.

Những video của Hoàng Khải được định hướng là du lịch nước ngoài, nên khoản chi phí đầu tư khá cao so với trong nước. Không chỉ vậy, anh phải đầu tư nhiều về mặt hình ảnh, nội dung cho video.

Hiện tại, YouTuber này đã đi hơn 50 thành phố trên khắp Châu Á như: 10 nước Đông Nam Á, nhiều thành phố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc,…

Ký Sự Du Lịch Bắc Việt Thượng Lào (Phần 2),Ky Su Du Lich Bac Viet Thuong Lao Phan 2

KÝ SỰ DU LỊCH BẮC VIỆT – THƯỢNG LÀO (PHẦN 2)

Tiếp những ngày phiêu lưu, trải nghiệm cuộc sống đích thực (theo ý kiến của nhiều người), chúng tôi sang đến đất Thượng Lào, chinh phục du lịch Lào kiểu phượt để ghi lại những gì mà không phải ai cũng có thể được trải nghiệm…

Tổng Quan Du Lịch Đất nước Lào

Tiếp những ngày phiêu lưu, trải nghiệm cuộc sống đích thực (theo ý kiến của nhiều người), chúng tôi sang đến đất Thượng Lào, chinh phục du lịch Lào kiểu phượt để ghi lại những gì mà không phải ai cũng có thể được trải nghiệm…

Ngày 4: Muang May – Muang Khua – Sông Nam Ou – Luang Prabang

Xác định hôm nay sẽ là một ngày dài vì điểm đến tiếp theo sẽ là Luang Prabang, khoảng cách bằng đường bộ cũng hơn 300km, nhóm tôi xuất phát sớm.

Thị trấn Muang May trong sương sớm.

Nhóm tôi đang ở khu vực Thượng Lào, là vùng hoàn toàn đồi núi nên đường đi hoàn toàn là đèo dốc. Hôm nay trời đẹp, nắng nhẹ, tuy vậy tới gần 10h sáng mà mây vẫn còn lững thững trên đường đi, có những đoạn bọn tôi chạy hẳn trong mây, cảm giác lành lạnh và thích thú.

Hơn 10h, đã đến Muang Khua, bên kia sông là bến đò. Có một chiếc phà tư nhân thô sơ nhưng đang phải sửa chữa. Chờ một lát phà sửa xong, bọn tôi cũng qua được bờ bên kia.

Ghé văn phòng thông tin du lịch hỏi thăm, hỏi đường đi tiếp mới biết ngoài đường bộ còn có thể đi bằng đường sông. Đi đường sông sẽ theo dòng sông Nam Ou đến Nong Khiaw rồi tiếp tục chạy xe bằng đường bộ khoảng 130km tới trung tâm Luang Prabang. Dòng Nam Ou là một trong hai dòng sông quan trọng nhất của Lào, thực ra nó là một nhánh của của dòng Mekong, hợp lưu tại Pak Ou thuộc tỉnh Luang Prabang. Nếu chọn đường sông, sẽ bớt được một đoạn hơn trăm cây số, nhưng chi phí khá chát cho cả nguời và xe vì phải thuê cả chuyến xuồng của người dân. Cả nhóm hội ý, quyết định là ‘ăn chơi không sợ mưa rơi’, một quyết định sáng suốt và đúng đắn nhất trong chuyến đi. Khiêng xe lên xuồng, cột ràng cẩn thận, người lên sau, cả nhóm tôi vừa vặn cho một chiếc xuồng bằng sắt cỡ bằng chiếc vỏ lãi lớn. Mua ít đồ ăn gồm xôi và đồ nướng lặt vặt, món ăn rất phổ biến của người Lào để ăn trưa trên xuồng.

Lên đường thôi, vui quá là vui!

Dọc hai bờ sông có rải rác vài bến nước và dân cư sinh sống. Đời sống người dân vùng sâu có lẽ còn nghèo và còn rất nhiều thiếu thốn.

Nhưng niềm vui thì luôn hiện hữu! Mấy em nhỏ đang chơi trò vui lắm!

Dọc dòng sông cảnh vật có những đoạn cực đẹp. Ngồi trên xuồng mát mẻ, bữa trưa ăn bốc ngon lành, cảnh vật đẹp, bạn bè tán dóc huyên thuyên,… ôi, vui quá là vui! Khi đến gần đoạn sông giữa khe núi bác lái xuồng tốt bụng giở mái che xuồng ra, bập bẹ một vài tiếng Việt pha tiếng Anh chỉ chỉ và bảo bọn tôi “Làm photo, làm photo!”

Dòng sông đỏ quạch phù sa giữa núi non hùng vỹ!

Chạy được hơn 2 tiếng đồng hồ, bác lái xuồng ghé ngang một bản làng du lịch bên sông để bọn tôi mua ít trà đá bọt. Bác lái xuồng bảo làng này là Muang Ngoy cũ, chỉ có thể đến đây bằng đi bộ hoặc ghe xuồng.

Một nhà nghỉ trong bản.

Đành phải thuê người dân khiêng lên giúp, còn không nếu tự khiêng có lẽ bọn tôi phải nghỉ đêm ở đây luôn.

Tiếp tục hành trình bằng xe máy về Luang Prabang, đường đi ít núi đồi hơn và nhóm tôi đi qua rất nhiều bản làng địa phương. Lâu lâu lại ngang qua một khu dân cư, dân địa phương này bán những sản vật địa phương rất đặc trưng.

Có lẽ là sâu chít, rất rất nhiều, tính hàng bao tải.

Nhộng ong, lúc nhúc ong non, to hơn ngón tay người lớn, có cả vài chú mới thành ong.

Dúi, cả lồng, con này làm đồ nhậu bắt lắm, lúc xưa tôi hay ăn lắm!

7h30, đã có mặt tại trung tâm Luang Prabang. Lòng vòng tìm nhà nghỉ, rửa mặt mát mẻ đi kiếm cái gì ăn tối cũng gần 8h30.

Bữa tối của tôi ngày đầu tại Luang Pragbang.

Ngày 5: Thăm thú Luang Prabang

Luang Prabang, cố đô và một trung tâm Phật giáo của đất nuớc Lào với rất nhiều chùa chiền. Luang Prabang được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1995. Luang Prabang nổi tiếng với nhiều nét độc đáo về lịch sử, văn hóa, thắng cảnh như Bảo tàng cung điện hoàng gia, động Pak Ou, thác Kuang Si, đỉnh Phousi… và rất nhiều ngôi chùa cổ có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc. Nơi đây cũng còn nhiều khu phố cổ rất xinh xắn, dễ thương. Luang Prabang đuợc đánh giá là khu thị tứ cổ được bảo tồn tốt và còn gìn giữ được những dấu ấn lịch sử tốt nhất Đông Nam Á hiện nay. Theo chương trình, nhóm tôi lưu lại đây một ngày để dành thời gian thăm thú.

Buổi sáng tôi tranh thủ thức dậy sớm để biết được một nét văn hóa độc đáo của tỉnh lỵ này.

Các nhà sư đi khất thực từ sáng sớm, có lẽ bắt đầu từ 5h15 sáng thì phải.

Toàn cảnh thác chính Kuang Si.

Các chú gấu nằm tắm nắng có vẻ sung sướng lắm! Vì khu thác nằm giữa khu rừng nguyên sinh nên nơi đây người có hẳn một khu dành cho bảo tồn loài gấu.

Bên dưới thác chính có bãi tắm, bạn đồng hành rủ rê dù tôi đã ra lại ngoài cổng vào. Mua ít đồ ăn, trà đá bọt, quay lại, cũng có người đang tắm, nhìn thấy nước xanh và sạch quá, tôi chơi luôn trò này.

Đã ơi là đã luôn! Dzui quá chừng!

Quay lại trung tâm, nhóm tôi dành thời gian chùa chiền và phố xá. Quả thực, Luang Prabang là một trung tâm Phật giáo của đất Lào, chùa chiền rất nhiều và rất nhiều với giá trị văn hóa, lịch sử cũng như kiến trúc nghệ thuật đặc biệt.

Ngôi chùa quan trọng nhất và nổi tiếng nhất, chùa Wat Xieng Thong.

Một ngôi chùa khác, quên tên, mới hơn và sáng sủa hơn.

Chùa Wat Visounnarath, chùa cổ nhất Luang Prabang, đối diện nhà nghỉ nơi tôi lưu trú.

Chạy lòng vòng tiếp thăm phố xá. Một khu phố của Luang Prabang, đường Sakkarin.

Một khu phố khác, rất dễ thương!

Nói về làm du lịch, theo thiển ý của cá nhân, nguời Lào quả rất thân thiện, hiền lành, có lẽ vì đa số ảnh hưởng bởi đời sống, triết lý nhà Phật chăng? Cách họ tổ chức nhẹ nhàng, thống nhất, không xô bồ và tất nhiên lúc nào cũng tràn đầy sự thân thiện. Tôi chẳng biết được nhưng có lẽ người Việt mình phải học người Lào ở điểm này.

Đến xế chiều, nhóm tôi lên chùa Phousi nằm trên đỉnh Phousi để ngắm hoàng hôn trên dòng Nam Ou, một địa điểm không nên bỏ qua khi đến Luang Prabang.

Toàn cảnh phố xá Luang Prabang nhìn từ đỉnh Phousi.

Hoàng hôn trên dòng Nam Ou nhìn từ đỉnh Phousi.

Buổi tối thong thả, sau bữa tối, kiếm chỗ ngồi chơi. Một quán ăn bên bờ Nam Ou với trà đá bọt, thật dễ chịu và sảng khoái!

Ngày 6: Luang Prabang – Phou Khoun – Xieng Khouang

Rời Luang Pranbang, nhóm tôi lên đường đi Xieng Khouang, một tỉnh lỵ cũng nằm khu vực Thượng Lào (Bắc Lào). Quãng đường hôm nay không hề ngắn, tầm khoảng 250km, nhóm tôi xuất phát sớm hơn một chút.

Chạy khoảng hai chục cây số, gặp mấy chú công an giao thông Lào, mấy chú kêu lại hỏi thăm. Trình giấy tờ đầy đủ, mấy chú vui vẻ cho đi. Ấn tượng tốt với mấy chú cho đến lúc này. Phần vì mệt bữa hôm trước, phần vì trời nắng, bọn tôi ghé quán bên đường nghỉ chân khá lâu, tới quá trưa, cũng đã đến được ngã ba Phou Khoun rẽ lên Xieng Khouang, dừng ghé ăn trưa.

Hơn 2h30 chiều mới tiếp tục hành trình, đường lên Xieng Khouang cũng giống như chỗ khác, đồi núi và đồi núi. Đường đi khá đẹp và bắt đầu ít đèo dốc hơn.

Một số đoạn rất đẹp, hoa sao nhái mọc dại thành như rừng!

Chạy đến xế chiều, cảnh vật đã đổi khác, buớc chân vô Xieng Khouang, cảnh vật và không khí giông giống như vùng cao nguyên Bảo Lộc hay Đà Lạt, Việt Nam. Thủ phủ của Xieng Khouang là Phonsavan. Phosavan theo tiếng Lào có nghĩ là ‘khu đồi địa đàng’, quả là chính xác, những đồi cỏ ở đây rất đẹp, xanh pha vàng nhạt trải dài mấp mô, uốn lượn, nhìn không chán mắt. Bọn tôi may mắn được một buổi chiều chạy xe ngắm cảnh với thời tiết và cảnh vật không thể mong đợi gì hơn.

Nắng chiều trên đồng cỏ tự nhiên, cực đẹp!

Hoàng hôn đẹp mê hồn! Nhớ không nhầm thì đây là bản Nong Pang, gần Phonsavan.

Những Điều Cấm Kỵ Cần Biết Trước Khi Du Lịch Singapore,Nhung Dieu Cam Ky Can Biet Truoc Khi Du Lich Singapore

NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ CẦN BIẾT TRƯỚC KHI DU LỊCH SINGAPORE,nhung dieu cam ky can biet truoc khi du lich singapore

Giữ gìn vệ sinh

Singapore là một đất nước hiện đại và được mênh danh là đất nước sạch nhất thế giới. Đến Singapore tuyệt đối bạn không nên xả rác bừa bãi vì dễ bị phạt và nhận được những ánh nhìn khó chịu từ phía người dân

Một số nơi như cầu thang máy, rạp chiếu phim trên những phương tiện giao thông công cộng nhất là trong văn phòng…, có quy định là nghiêm cấm hút thuốc nếu bạn vi phạm thì ngay lập tức bị phạt 500$ Singapore.

Nhai kẹo cao su sẽ bị phạt 1000 dollar và phải lao động công ích trong 10 giờ.

Bàn tay trái cấm kỵ

Singapore là một đất nước nhập cư với thành phần dân số là người Ấn Độ và Hồi giáo chiếm phần đông. Người Ấn Độ và Hồi giáo cấm kỵ việc sử dụng tay trái trong các hoạt động ứng xử như tặng quà, bắt tay, ăn uống… Bởi vậy, đến Singapore mọi củ chỉ bạn nên dùng tay phải để phù hợp với văn hóa nước sở tại nhé!

Khi tham gia giao thông

Nếu bạn trễ giờ đi chăng nữa thì tuyệt đối không nên vượt đèn đỏ nhé! Còn đi taxi dù bạn ngồi trước hay ngồi sau thì nhất định phải thắt dây an toàn – đây là thói quen và là quy luật.

Thăm nhà ai đó

Trước khi bước vào nhà riêng của một người quen hoặc bước vào nơi thờ cúng linh thiêng thì bạn nên cởi giày để đi chân trần.

Ở Singapore có văn hóa là bắt tay khi gặp mặt, bạn có thể bắt tay với bất cứ ai ở Singapore trừ những phụ nữ Hồi giáo. Bởi vì, phụ nữ Hồi giáo bị cấm bắt tay với người lạ. Để tránh hiểu nhầm và vi phạm điều cấm kỵ thì bạn nên cười và gật đầu chào mỗi khi gặp là được.

Những vật được coi là kị không nên tặng nhau: đồng hồ là điềm tang tóc, khăn tay là điềm chia ly, chiếc dù là điềm rủi ro.

Chào hỏi và giao tiếp

Hầu hết mọi người dân Singapore đều nói được hai ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh. Người Singapore thường trao đổi “business card”. Hãy nhớ nhận card bằng cả 2 tay và luôn coi trọng nó, đừng bỏ tọt card vào túi áo mà chưa xem gì cả.

Khi nói chuyện và trong giao tiếp, người ta tuyệt đối cấm kỵ bàn luận sự được mất và chính trị hoặc sự tranh giành xô xát chủng tộc, thị phi tôn giáo…. nhưng có thể bàn những kinh nghiệm du lịch cũng có thể về những nơi nổi tiếng, ở các nơi mà bản thân đã đi qua.

Chủ đề được người dân Singapore bàn tới nhiều nhất là về những món ăn sơn hào hải vị và khách sạn, nhà hàng.

Khi ăn cơm

Khi ăn cơm không được đặt đũa lên trên bát hoặc đặt lên đĩa thức ăn. Khi không ăn nữa cũng không được đặt lung tung mà phải đặt trên giá, đĩa tương ớt hoặc đặt trên đĩa đựng xương.

Món ăn

Đạo Islam là đạo chính của Singapore, đạo này cấm uống rượu, cấm ăn thịt lợn và những đồ ăn chế biến từ lợn.

Người Hồi giáo không ăn thịt lợn. Khi mời cơm một người bạn người Hồi giáo, bạn phải đảm bảo trong các món ăn không sử dụng đến thịt lợn hoặc rượu và những loại thịt khác phải được mua trong các quầy thực phẩm giết mổ theo đúng giới luật của đạo hội. Và người Hồi giáo cũng kỵ rượu nên khi đến nhà họ bạn đừng bao giờ mang theo loại thức uống này.

Người Hindu không ăn thịt bò. Trong tang lễ, người ta ăn mặc màu sẫm và đưa tiền phúng điếu với con số lẻ bỏ trong phong bì màu trắng hoặc màu nâu.