Đề Xuất 3/2023 # Tour Thắng Cảnh Thiên Nhiên Đà Lạt # Top 4 Like | Tuvanduhocsing.com

Đề Xuất 3/2023 # Tour Thắng Cảnh Thiên Nhiên Đà Lạt # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tour Thắng Cảnh Thiên Nhiên Đà Lạt mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tour Thắng Cảnh Thiên Nhiên Đà Lạt được biết đến như chương trình tour dành cho du khách yêu thích phong cảnh thiên nhiên, cây cối núi rừng của Đà Lạt. Điểm nhấn của tour là  Làng Cù Lần, Thung Lũng Vàng và Núi Langbiang, bên cạnh đó du khách sẽ được hiểu biết thêm về văn hóa con người địa phương. Chương trình tour được tổ chức hàng ngày với lịch trình đi trong 1 ngày bắt đầu từ 08:30 sáng đến 16:00 chiều.

LỊCH TRÌNH TOUR THẮNG CẢNH THIÊN NHIÊN ĐÀ LẠT

8:30. Thung Lũng Vàng

Tọa lạc bên Hồ Suối Vàng, Thung Lũng Vàng mang một vẻ đẹp thơ mộng với rừng thông xanh rợp bóng, vườn hoa hồng muôn màu muôn sắc, chiếc cầu treo đung đưa, vườn bon sai nghệ thuật độc đáo và đặc biệt là hồ nước luôn phản chiếu một màu vàng óng dưới tia nắng mặt trời. Đến đây, du khách sẽ được thỏa thích chụp hình với thiên nhiên và tham gia các trò chơi vui nhộn như: cưỡi đà điểu, bắn cung trúng thưởng….

9:45. Làng Cù Lần

Với tên gọi hết sức đặc biệt, Làng Cù Lần là sự kết hợp hài hòa của cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc truyền thống. Du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác đong đưa trên chiếc cầu treo bắc ngang qua suối, thư giãn bên hồ nước với hàng cây Cù Lần lạ mắt, tham quan Chợ Chồm Hổm, ngắm nhìn những con Cù Lần hiền lành hoặc vui đùa trên thảm cỏ xanh bao la.

11:30. Xã Lát

Nằm dưới chân núi Lang Biang hùng vĩ, xã Lát là nơi sinh sống của người dân tộc Lạch với truyền thống văn hóa bản địa lâu đời. Du khách có thể tham quan nhà thờ Lang Biang cổ kính với kiến trúc độc đáo được trang trí bằng cây nêu dùng trong lễ hội đâm trâu, dạo bước trên đường làng và nghe kể về những phong tục tập quán thú vị của người dân nơi đây.

12:00. Ăn trưa và nghỉ ngơi tại quán ăn địa phương

Hướng dẫn viên sẽ tư vấn ăn trưa tại nhà hàng địa phương, đảm bảo vệ sinh, giá cả hợp lí.

Chi phí ăn trưa không bao gồm. Quý khách tự gọi món và thanh toán cho nhà hàng.

13:00. Núi Lang Biang

Được mệnh danh là nóc nhà của Đà Lạt, từ trên đỉnh Lang Biang lộng gió, du khách có thể quan sát toàn cảnh Suối Vàng, Suối Bạc, Thung Lũng Vàng, xã Lát, rừng thông xanh bạt ngàn và thành phố Đà Lạt. Chính giữa đỉnh núi là hai bức tượng của K’Lang và H’Biang với thiên tình sử cảm động được khắc trên bia đá. Hệ thống nhà hàng và quán cà phê trên cao sẽ giúp du khách có những phút giây thư giãn trong khí trời mát mẻ và thiên nhiên trong lành.

14:30. Bảo Tàng Lâm Đồng

THÔNG TIN TOUR THIÊN NHIÊN ĐÀ LẠT

Thời gian đón khách: Từ 08:00 đến 08:30

Tour khởi hành: 08:30 – Kết thúc Tour: 16:00

Đón & trả khách: Tại địa điểm khách yêu cầu trong trung tâm thành phố Đà Lạt

GIÁ TOUR GHÉP ĐOÀN

300,000VND/khách

GIÁ TOUR ĐI RIÊNG

Nhóm 02 khách Nhóm 03 khách Nhóm 04 khách

700.000VND/k 650.000VND/k 600.000VND/k 550.000VND/k

Tour bao gồm: Xe du lịch 7/16/30 chỗ, người hướng dẫn du lịch, Vé tham quan vào cổng, (nước uống chỉ áp dụng cho tour đi riêng).

Không bao gồm: Ăn trưa, xe jeep lên núi (tùy chọn), chi phí cá nhân khác.

Chính sách giá tour cho trẻ em

5

/

5

(

8

bình chọn

)

Núi Voi Đà Lạt, Điểm Đến Của Những Người Yêu Thiên Nhiên

Sau giấc ngủ dịu dạng giữa bạc ngàn của đêm hè tháng 9, không còn cảm giác nào thú vị hơn khi đón chào một ngày mới giữa không gian xanh mượt với những màn sương mỏng bay là đà trên những ngọn cây, bụi cỏ hòa với mây trắng phía chân núi Voi Đà Lạt.

Núi Voi tọa lạc tại phía Nam, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 15km về hướng đèo Prenn, rẻ vào đường hồ Tuyền Lâm rồi chạy về hướng Sacom Tuyền Lâm. Đây là một điểm đến lý tưởng được các bạn trẻ du lịch Đà Lạt yêu thích trong thời gian gần đây, phù hợp với các chuyến đi dã ngoại, picnic, cắm trại qua đêm trong rừng thông.

Sau chuyến xe đêm kéo dài hơn 7 giờ từ Sài Gòn, bạn sẽ được hòa mình với không gian xanh mượt một màu, tránh xa phố thị ồn ào nhiều bon chen và mệt mỏi, giờ đây bạn đang tận hưởng bầu không khí trong lành của núi Voi, những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp nhất đang bủa vây chung quanh bạn.

Không cần phải leo lên những ngọn núi cao hay xa hơn nữa, bạn chỉ cần đứng bên khung cửa sổ bên bếp lửa hồng đang tí tách để ngắm nhìn qua bầu trời đầy sương mù và mây hồng, sẽ có cảm giác dễ chịu thử thái đi rất nhiều.

Tại núi Voi, với hàng trăm thân cây khổng lồ và hàng nghìn loài thực vậy có màu sắc và hình thu khác nhau trên mỗi đoạn đường đi sẽ khiến du khách mê mẫn quên cả lối về.

Đến với núi Voi, xứ sở của thiên nhiên hữu tình này, bạn sẽ được người dân địa phương ở đây kể cho nghe về câu chuyện tình buồn của chàng K’Lang và hàng H’Biang, đây cũng chính là nguồn gốc của tên gọi núi Voi Đà Lạt ngày nay.

Ngày xưa, ngọn núi này có tên gọi là núi Rowas, ngọn núi vốn là hiện thân của hai con Voi ở vùng La Ngư Thượng trên đường đến dự lễ cưới của nàng H’Biang và chàng K’Lang. Khi đến đồi Cà Đắng, nay gọi là đèo Prenn thì nghe tin chàng K’Lang và nàng H’Biang đã chết vì sự cấm đoán của hai bộ tộc.

Đau buồn trước cái chết của hai người nên hai con Voi đã không đủ sức để vượt qua dốc Cà Đắng mà ngã quỵ xuống giữa đường mà chết. Xác voi biến thành hai ngọn núi mà ngày nay, từ quốc lộ 20 qua địa phận Định An (Đức Trọng), du khách có thể nhìn thấy được nguyên hình dáng của hai con voi với đôi chân trước phủ phục hướng về phía Prenn.

Sau một ngày dài tham quan các địa điểm của Đà Lạt, bạn có thể đi thuyền trên hồ tuyền lâm từ đường hầm đất sét hoặc ngồi xe đi qua những khúc cua khúc khuỷu của đèo Prenn, qua Thiền Viện Trúc Lâm để đến nghỉ chân trong căn nhà sàn trên KDL Núi Voi. Đến đây, bạn sẽ bị mê hoặc bởi không gian yên tĩnh, bầu không khí trong lành và hoàn toàn tách biệt với cuộc sống bận rộn ngoài kia. Giây phút dân dã trong vườn rau ở Khu du lịch Núi Voi được du khách Connect Tour ghi lại một ngày tháng 8 vừa qua.

Một thác nước trên đường đi vào Núi Voi.

Bữa tối với những món ăn đặc sản từ núi rừng và nghỉ ngơi trong căn nhà sàn dài hoặc nhà trên cây của người bản địa K’ho, ngồi trò chuyện bên bếp lửa ấm cúng giữa tiếng suối chảy róc rách…

Phía trên vách đá chính là đỉnh Pin Hatt với độ cao 1.691 m – điểm cao nhất của ngọn núi Voi hùng vĩ. Lên tới đây vào những ngày trời quang, bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh hồ Tuyền Lâm và thành phố Đà Lạt.

Danh Lam Thắng Cảnh Tràng An

Danh lam thắng cảnh Tràng An – Tam Cốc – Bích Động được hợp bởi quần thể hang động Tràng An và khu cảnh quan chùa – động Bích Động, thuộc địa phận huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn, huyện Nho Quan và thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

1. Quần thể hang động Tràng An

Quần thể hang động Tràng An bao gồm 50 hang khô và 50 hang ngập nước, rất đa dạng về hình thái và chủng loại (hang động xuyên thủng, hang động thông và hang ngầm). Mỗi hang đều có một sắc thái riêng. Và, một điểm đáng chú ý là, các hang động ở đây thường tập trung thành từng cụm, có liên hệ mật thiết với nhau. Trong mỗi hang, do hiện tượng hòa tan và lắng đọng của đá vôi, đã tạo nên hệ thạch nhũ muôn màu, muôn vẻ… Dấu vết của các thời kỳ biển tiến, biển thoái còn hằn rõ qua những mực xâm thực cơ sở và qua hình thức các hang động liên thông với nhau. Ngay trong mỗi động cũng có nhiều ngách, nhiều tầng, với vẻ đẹp riêng. Hệ thống hang động ở Tràng An là hệ thống “hang sông” ngập nước thường xuyên, ngay cả trong mùa khô, với một số hang tiêu biểu như:

Hang Địa Linh: trong hang có ngã ba dẫn đi ba ngả khác nhau. Độ sâu của hang khoảng 2 – 2,5m, vòm hang cao khoảng 3m, có nơi vòm rất rộng và cao tới 7 – 8m, với nhiều hình khối khác nhau, khi được chiếu ánh sáng sẽ tạo nên những màu sắc kỳ ảo.

Hang Tối: gọi là hang Tối vì hang nhỏ, hẹp nên rất tối. Hang Tối dài 320m, độ sâu khoảng 1,4m, vòm hang cao từ 1 – 6m. Vòm hang nhiều chỗ có mặt cắt hình tam giác, chỉ đủ một chiếc thuyền nan nhỏ đi vừa. Bên trong hang có hai khoảng trống rộng, vòm trần có những nhũ đá như hình một chiếc màn lớn, nên thường gọi là khu “Màn vóc”. Lại có chỗ có một ngách cụt nhỏ, trước kia nhân dân đi qua không có đèn, dễ bị lạc vào ngách này nên gọi là ngách Lầm.

Hang Sáng: hang dài 120m, độ sâu khoảng 1,5m, vòm hang cao từ 1 – 2m. Trong hang khá thoáng, mát, ánh sáng vừa đủ để du khách có thể ngắm nhìn các nhũ đá trên trần và các vách hang.

Hang Nấu Rượu: gọi là hang Nấu Rượu vì trước đây, khi đi làm ruộng, nhân dân trong vùng thấy nhiều chum, vò sành và nậm rượu trong hang. Tương truyền, xưa kia vua Đinh thường chưng cất rượu ở hang này. Độ dài của hang khoảng 250m, độ sâu khoảng 1,5 – 2m, vòm hang cao từ 3 – 5m. Đây là hang có vòm cao nhất, không khí thoáng và mát mẻ nhất, đi lại bằng thuyền nan cũng thuận tiện nhất và dòng nước cũng trong lành nhất.

Hang Ba Giọt: hang có độ dài 156m, độ sâu khoảng 1,5 – 2m, vòm hang cao từ 1,5 – 2,5m. Chắn phía trước hang là một khối đá chìm (chỉ nhô lên một phần), có hình dáng một con rùa đang nổi lên.

Khu vực quần thể hang động này cũng là địa bàn có sự hiện diện của nhiều di tích lịch sử văn hóa, như phủ Đột (còn gọi là đền Trình, thờ hai vị tướng của triều Đinh là Nhị vị Thánh Tiền, tức Tả Thanh Trù và Hữu Thanh Trù); đền Trần (còn có tên khác là đền Nội Lâm hay đền Vụng Thắm, thờ Quý Minh đại vương); phủ Khống, thờ vị quan triều Đinh có hiệu vị là Đinh Công Tiết chế; các di chỉ khảo cổ gồm: di chỉ hang Bói, di chỉ hang Trống, di chỉ mái đá Chợ, di chỉ mái đá Ông Hay…

2. Khu Tam Cốc – Bích Động

Khu Tam Cốc – Bích Động nằm trong quần thể núi đá vôi Hoa Lư. Trong khu vực này, những cảnh quan thiên nhiên như dòng sông Ngô Đồng, hang Cả, hang Hai, Hang Ba… kết hợp hài hòa với các công trình kiến trúc như đền Thái Vi (thờ các vị vua Trần) và chùa Bích Động…, tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp, được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị động”.

Hang Cả, còn được gọi là hang Ngoài, hang Lớn, có chiều dài khoảng 180m, chiều rộng ước chừng 30m, trần hang cao hơn 5m. Đây là hang có nhiều nhũ đá đẹp đẹp rủ xuống. Do có vòm hang cao, nên vào mùa lũ, nước hầu như không lên tới trần hang, ít có sự bào mòn các nhũ đá, bởi vậy trong hang có nhiều nhũ đá hơn hẳn so với hai hang còn lại.

Hang Hai, còn được gọi là hang Giữa, hang Trung, dài khoảng 90m. Miệng hang phía ngoài rộng khoảng 30m, phía trong hơn 30m, phần giữa của hang hơi thắt lại. Trần hang cao chừng 3,5m, có nhiều hình nhũ đá rất đẹp.

Hang Ba, còn được gọi là hang Bé, có chiều dài hơn 80m. Miệng hang phía ngoài rộng khoảng 20m, phía trong hơi loe ra, rộng khoảng hơn 30m. Độ cao của trần hang dưới 3m. Hang thường xuyên bị ngập nước khi mưa nhiều, dẫn đến các nhũ đá bị bào mòn, nhiều chỗ thành vệt nhẵn.

Từ hang Ba trở vào là cảnh sông, suối, rừng, núi… Cuối lộ trình này là đền Nội Lâm, thờ Cao Sơn đại vương.

Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh chùa và động Bích Động là sự kết hợp hài hòa giữa cảnh đẹp kỳ thú của hang động, núi non với sự tài hoa, khéo léo của con người… Các kiến trúc ở đây chủ yếu dựa vào vách đá, hang động, tạo thành một khối thống nhất, vững chắc. Toàn cảnh chùa được bố cục theo kiểu “tam tòa”: phía dưới là chùa Hạ, tiếp đến là chùa Trung, trên cùng là chùa Thượng. Bên cạnh đó, người xưa đã lợi dụng hang tối để đặt tượng Phật và những vách đá để dựng những ngọn tháp, khiến vẻ linh liêng, cổ kính của ngôi chùa được tăng lên nhiều phần.

Theo văn bia ở chùa, sử sách và truyền thuyết dân gian, trước đây chùa và động cùng có tên gọi là Bích Sơn. Chùa được khởi dựng từ thời Lê Trung Hưng, gắn liền với tên tuổi của các vị sư trụ trì là Trí Kiên và Trí Thể. Năm Giáp Ngọ (1774), khi tuần hành qua đây, chúa Trịnh Sâm đã giao cho Nguyễn Nghiễm giám sát phường thợ làm ròng rã trong 8 tháng để khắc lên vách đá 2 chữ “Bích Động” – viết theo lối đại tự, chân phương, khuôn chữ dài 1,5m, rất sắc nét. Từ đó, tên chùa cũng được gọi theo là Bích Động.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Bích Động từng là một khu căn cứ quan trọng. Tại đây, Công binh xưởng Phan Đình Phùng đã được thành lập, để sản xuất vũ khí. Chùa và động còn là nơi chứa lương thực, in tài liệu tuyên truyền, đồng thời là địa điểm huấn luyện chiến đấu của bộ đội, du kích địa phương.

Quần thể hang động Tràng An và khu vực Tam Cốc – Bích Động cách Cố đô Hoa Lư không xa, nên cũng nằm trong không gian văn hóa của lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư – Lễ hội được diễn ra từ mồng 6 tháng Ba đến mồng 8 tháng Ba (Âm lịch) hằng năm.

Lễ hội chính tại khu danh lam thắng cảnh này được tổ chức tại đền Trần (ở xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) vào ngày 18 tháng Ba (Âm lịch) hằng năm, để tưởng nhớ Đức Thánh Quý Minh đại vương. Điều độc đáo là, lễ hội này diễn ra trên dòng Sào Khê – dòng sông nằm bên đại lộ Tràng An, gắn với hành trình du xuân trên các hang động Tràng An, rồi kết thúc bằng việc neo lúi, dâng hương tế lễ tại đền Trần.

Trong quần thể hang động Tràng An và khu vực Tam Cốc – Bích Động hiện còn lưu giữ được khá nhiều di vật, cổ vật, bằng các chất liệu, như đá, đồng, gỗ…, có niên đại chủ yếu từ thời Nguyễn…

Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ đặc biệt của khu danh lam thắng cảnh, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Danh lam thắng cảnh Tràng An – Tam Cốc – Bích Động (huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn, huyện Nho Quan và thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) là Di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 548/QĐ-TTg, ngày 10/05/2012).

Còn Đâu Thắng Cảnh Đập Hàn?

Khu du lịch Đập Hàn thuộc thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân Nam (huyện Đông Hòa) được du khách trong và ngoài tỉnh biết đến với nhiều truyền thuyết, phong cảnh sơn thủy hữu tình và nhiều loại hình dịch vụ du lịch hấp dẫn. Thế nhưng, bây giờ người ta không còn nhận ra một thắng cảnh như vậy nữa.

XƠ XÁC MỘT THẮNG CẢNH

Trên cổng đi vào khu du lịch Đập Hàn những hàng chữ chào đón khách du lịch đã bị hoen ố, không còn đọc được nữa. Tiếp đó là cảnh đổ nát của khu nhà hàng, nhà ở của nhân viên quản lý. Cả trăm gốc cây lộc vừng, cây xanh lâu năm trồng dọc hai bên hồ của khu du lịch đã bị đào chuyển đi nơi khác khiến cho khu du lịch càng trở nên tiêu điều, xơ xác. Thực tế cho thấy một thời gian dài khu du lịch này không có người trông coi, không có du khách đến.

Tại khu hạng một, chiếc cầu gỗ bắt qua con suối đã biến mất, thay vào đó là thanh gỗ chông chênh do người đi rừng làm. Công trình thủy điện nằm cạnh dốc Cây Sơn được xây dựng cách đây gần 30 năm giờ chỉ là phế tích. Băng qua dốc Cây Sơn đến khu hạng hai của khu du lịch, thuộc khu rừng trồng của dự án 661, chúng tôi bắt gặp những tốp người đốt than.

– Sao không thấy khách nào chơi ở đây? Chúng tôi bắt chuyện với một tốp người.

– Hoang tàn đổ nát thế này thì ai mà đến đây làm gì!

Tiến sâu vào khu này, nơi có những phiến đá phẳng lì nằm giữa suối nước chảy róc rách hòa quyện cùng với tiếng của chim muông, thú rừng vọng lại từ những vách núi cao. Tương truyền rằng, những tảng đá này là những bàn cờ tiên do các tiên ông mang từ trên trời xuống để đánh cờ và thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi đây… Đẹp là vậy, nhưng giữa núi rừng hoang vắng này chúng tôi cảm thấy mình trở nên lẻ loi, đơn độc. Thế là hành trình tìm hiểu về khu du lịch này đành phải tạm dừng.

Trước đây khu du lịch Đập Hàn do Công ty Du lịch Phú Yên khai thác du dịch. Đến tháng 8/2007, UBND tỉnh Phú Yên cho phép Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh lập thủ tục chuẩn bị đầu tư một số dự án tại khu vực thôn Hảo Sơn với kinh phí 350 tỉ đồng trên diện tích gần 200 ha. Trong đó, có dự án thủy điện nhỏ Đập Hàn, cụm du lịch sinh thái… Cuối năm 2007, Tập đoàn Mai Linh bắt đầu giải phóng mặt bằng để thi công dự án bằng cách phá bỏ những công trình do Công ty Du lịch Phú Yên để lại. Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì Tập đoàn Mai Linh xin rút khỏi dự án. Lợi dụng lúc dự án bỏ ngỏ nhiều người vào đây cùng “bức tử” khu du lịch.

XƠ XÁC MỘT THẮNG CẢNH

Trên cổng đi vào khu du lịch Đập Hàn những hàng chữ chào đón khách du lịch đã bị hoen ố, không còn đọc được nữa. Tiếp đó là cảnh đổ nát của khu nhà hàng, nhà ở của nhân viên quản lý. Cả trăm gốc cây lộc vừng, cây xanh lâu năm trồng dọc hai bên hồ của khu du lịch đã bị đào chuyển đi nơi khác khiến cho khu du lịch càng trở nên tiêu điều, xơ xác. Thực tế cho thấy một thời gian dài khu du lịch này không có người trông coi, không có du khách đến.

Tại khu hạng một, chiếc cầu gỗ bắt qua con suối đã biến mất, thay vào đó là thanh gỗ chông chênh do người đi rừng làm. Công trình thủy điện nằm cạnh dốc Cây Sơn được xây dựng cách đây gần 30 năm giờ chỉ là phế tích. Băng qua dốc Cây Sơn đến khu hạng hai của khu du lịch, thuộc khu rừng trồng của dự án 661, chúng tôi bắt gặp những tốp người đốt than.

– Sao không thấy khách nào chơi ở đây? Chúng tôi bắt chuyện với một tốp người.

– Hoang tàn đổ nát thế này thì ai mà đến đây làm gì!

Tiến sâu vào khu này, nơi có những phiến đá phẳng lì nằm giữa suối nước chảy róc rách hòa quyện cùng với tiếng của chim muông, thú rừng vọng lại từ những vách núi cao. Tương truyền rằng, những tảng đá này là những bàn cờ tiên do các tiên ông mang từ trên trời xuống để đánh cờ và thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi đây… Đẹp là vậy, nhưng giữa núi rừng hoang vắng này chúng tôi cảm thấy mình trở nên lẻ loi, đơn độc. Thế là hành trình tìm hiểu về khu du lịch này đành phải tạm dừng.

Trước đây khu du lịch Đập Hàn do Công ty Du lịch Phú Yên khai thác du dịch. Đến tháng 8/2007, UBND tỉnh Phú Yên cho phép Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh lập thủ tục chuẩn bị đầu tư một số dự án tại khu vực thôn Hảo Sơn với kinh phí 350 tỉ đồng trên diện tích gần 200 ha. Trong đó, có dự án thủy điện nhỏ Đập Hàn, cụm du lịch sinh thái… Cuối năm 2007, Tập đoàn Mai Linh bắt đầu giải phóng mặt bằng để thi công dự án bằng cách phá bỏ những công trình do Công ty Du lịch Phú Yên để lại. Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì Tập đoàn Mai Linh xin rút khỏi dự án. Lợi dụng lúc dự án bỏ ngỏ nhiều người vào đây cùng “bức tử” khu du lịch.

Nhà hàng trong khu du lịch Đập Hàn bị đập phá, hoang tàn – Ảnh: THANH HỘI

AI QUẢN LÝ THẮNG CẢNH ĐẬP HÀN?

Trước đây khu du lịch Đập Hàn thu hút rất nhiều du khách, nhất là những ngày lễ, tết, ngày nghỉ cuối tuần. Thế nhưng giờ đây hầu như không còn ai đến khu du lịch này. Ông Nguyễn Hữu Trác, một người dân sống gần khu du lịch Đập Hàn, cho biết: Có một số đoàn du khách đến chơi nhưng trong chốc lát lại quay ra. Có lẽ sự hoang tàn đã làm họ mất hứng thú và thất vọng. Một số người dân địa phương cho biết, những năm trước họ còn được hưởng lợi từ những dịch vụ ăn theo như giữ xe, buôn bán các sản phẩm ẩm thực của địa phương cho du khách nhưng nay không còn nữa.

Ông Đỗ Dậu, Chủ tịch UBND xã Hòa Xuân Nam cho biết: “Trước đây khu du lịch này do Công ty Du lịch Phú Yên quản lý, khai thác, còn chính quyền địa phương thì đứng ngoài cuộc nên khi công trình không còn khai thác nữa nó trở thành vô chủ, trở nên xuống cấp nghiêm trọng”. Ông Dậu cũng thừa nhận có tình trạng người dân địa phương khác đến đây đào, bứng gốc cây cảnh trái phép. Mới đây, lực lượng chức năng của địa phương đã phát hiện, xử lý một đối tượng dùng xe công nông vận chuyển gốc cây cảnh từ khu du lịch đi nơi khác.

Ông Đỗ Đình Tây, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Đông Hòa nói: “Phú Yên đang chuẩn bị kỷ niệm 400 năm hình thành, phát triển gắn với Năm du lịch quốc gia 2011. Khi đó, Phú Yên sẽ giới thiệu với bạn bè, du khách về những địa danh, danh thắng nổi tiếng. Trong khi đó, một khu du lịch lý tưởng như Đập Hàn lại bị lãng quên, quả là đáng tiếc”.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tour Thắng Cảnh Thiên Nhiên Đà Lạt trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!