Cập nhật nội dung chi tiết về Triển Vọng Mới Cho Ngành Du Lịch Đà Lạt Lêm Một Tầm Cao Mới mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những vườn rau sạch, những luống dâu tây cho quả chín mọng, hay những vườn hoa khoe sắc… đầy hấp dẫn du khách khi đến với Đà Lạt.
Nằm giữa ngàn thông lộng gió trên cao nguyên Langbiang, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng là một địa chỉ du lịch nghỉ dưỡng hàng đầu của Việt Nam. Chính vẻ đẹp của thiên nhiên là tiềm năng, lợi thế để ngành dịch vụ du lịch Đà Lạt phát triển. Bên cạnh du lịch truyền thống, những năm gần đây, Đà Lạt còn phát triển một loại hình mới đầy triển vọng, đó là du lịch nhà vườn nông nghiệp công nghệ cao. Những vườn rau sạch, những luống dâu tây cho quả chín mọng, hay những vườn hoa khoe sắc trong tiết trời se lạnh… đã tạo nên một sản phẩm du lịch mới đầy hấp dẫn du khách khi đến với thành phố trên cao nguyên này.
Ông Nguyễn Đình Lộc, nói: “Việc gắn kết nông nghiệp và du lịch là một việc làm rất tốt và cần thiết. Khi mới được công nhận là làng hoa thì đã có nhiều du khách đến tham quan. Khi họ đến vườn của nông dân hỏi về cách trồng hoa, lượng hoa như thế nào thì chúng tôi sẵn sàng trả lời và cung cấp. Vườn hoa nào mà người ta thấy đẹp, muốn vào tham quan thì mình sẵn sàng tiếp đón. Sự nhiệt tình của người nông dân phường 12 – làng hoa Thái Phiên thì luôn tạo cho du khách sự thỏa mái”.
Theo chị Nguyễn Thị Nhung, một du khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh, không gì thú vị hơn khi tự tay mình cắt những cành hoa đẹp, hái những quả dâu tây chín mọng ngay tại vườn của nông dân, hoặc trực tiếp tìm hiểu những quy trình, kỹ thuật chăm sóc cây trồng theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Đặc biệt, là được hóa thân thành một nông dân thực thụ rồi ghi lại những khoảnh khắc này bằng những tấm ảnh, những thước phim kỷ niệm trong hành trình du lịch của mình.
Chị Nhung cho biết, mặc dù đã nhiều lần đến tham quan Đà Lạt nhưng lần này là ấn tượng hơn cả: “Thấy rất là thích thú khi mà được tới tham quan vườn, du lịch vườn. Tại vì đến đây mình sẽ được tận mắt nhìn thấy các cây trồng được sinh trưởng phát triển như thế nào. Qua đó mình cũng biết được về công nghệ trồng sinh học, sạch để mà mang lại sản phẩm tốt, an toàn cho người tiêu dùng”.
Đà Lạt là địa phương dẫn đầu cả nước về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đáp ứng nhu cầu tham quan, thưởng lãm theo hướng du lịch vườn của du khách, ngoài các làng hoa truyền thống, các cơ sở sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn, nhiều mô hình canh tác rau, hoa, dâu tây… nhỏ lẻ của nông dân Đà Lạt cũng tự phát mở cửa đón tiếp du khách.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cho biết, nhận thấy hiệu quả bước đầu mà mô hình du lịch vườn mang lại, ngành du lịch địa phương đã bắt đầu có định hướng trong việc vận động các đơn vị lữ hành, doanh nghiệp du lịch đẩy mạnh công tác xúc tiến, kết nối các tour, tuyến du lịch tại một số địa chỉ du lịch vườn uy tín để phục vụ du khách. Đây cũng được xem là một loại hình sản phẩm du lịch mới, đặc thù của địa phương.
Danh bạ các: Khách sạn 2 sao Đà Lạt
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, nói: “Nông nghiệp công nghệ cao phát triển ở thành phố Đà Lạt trong thời gian vừa qua là điều kiện để phát triển một loại hình du lịch mới, thu hút rất nhiều khách. Vì vậy trong giai đoạn tới, phát triển du lịch canh nông là một trong những mục tiêu cũng như là một định hướng của ngành du lịch lâm đồng. Chúng tôi cũng đang có nhiều chương trình, thứ nhất là tăng cường xúc tiến quảng bá cho loại hình du lịch này; thứ hai là phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền địa phương để đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho loại hình du lịch vườn. Phần nữa là cũng có đề xuất hỗ trợ cho các đơn vị khai thác du lịch canh nông như đầu tư hạ tầng, hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực du lịch, nhất là hỗ trợ công tác xúc tiến quảng bá”.
Đặc đối với những du khách nào muốn tham quan khá phá loại hình du lịch này thì có thế đến với công ty chúng tôi và tham gia vào tour khám phá Đà Lạt để thưởng thức những nét đẹp riêng Đà Lạt mới có.
Quang Sáng/VOV-Tây Nguyên
So Van Hoa, The Thao Va Du Lich Quang Tri : Một Số Điểm Mới Của Luật Du Lịch Năm 2022 – Động Lực Mới Cho Ngành Du Lịch Phát Triển
Luật du lịch đầu tiên được ban hành vào năm 2005 là văn bản đầu tiên trong lĩnh vực du lịch. Từ khi ban hành văn bản này, hoạt động du lịch Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng đa dạng hóa, linh hoạt về cả loại hình du lịch, xu hướng du lịch, cách thức lựa chọn và sử dụng tour du lịch cũng như việc sử dụng thanh toán điện tử trong hoạt động du lịch. Việc sửa đổi luật du lịch là việc làm cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động du lịch, tạo điều kiện để thúc đẩy ngành du lịch, đảm bảo hài hòa quyền và nghĩa vụ cho du khách và tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ du lịch.
Qua 6 lần sửa đổi, ngày 19 tháng 6 năm 2017, Quốc hội đã thông qua Luật Du lịch năm 2017, rút ngắn còn 9 chương, 78 điều (giảm 2 chương, 10 điều so với Luật Du lịch 2005), nhằm chuyền tải những nội dung đúng đắn và mới theo Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trên cơ sở lấy du khách làm trọng tâm và khẳng định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mũi nhọn.
Thứ nhất, trong Luật Du lịch 2017 nhiều thủ tục hành chính được đơn giản hóa: Việc cấp giấy phép lữ hành quốc tế đã được quy định đơn giản hơn. Trước đây, doanh nghiệp muốn được cấp giấy phép lữ hành quốc tế phải nộp hồ sơ đến Sở Du lịch hoặc Sở VHTTDL để thẩm định, sau đó Sở gửi lên Tổng cục Du lịch. Theo quy định tại Luật Du lịch 2017, doanh nghiệp chỉ cần nộp hồ sơ đến TCDL. Thứ hai, Về điều kiện kinh doanh lữ hành: Luật năm 2005 quy định khá chi tiết điều kiện kinh doanh lữ hành, nhưng lại rất đơn giản về điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa. Theo Luật 2005, doanh nghiệp lữ hành nội địa lại không yêu cầu phải có giấy phép, không phải ký quỹ đặt cọc, không quy định bắt buộc các doanh nghiệp lữ hành nội địa phải báo cáo về hoạt động. Như vậy là không có sự đồng bộ với hệ thống pháp luật và tạo sự bất công bằng giữa các doanh nghiệp lữ hành nội địa và quốc tế, tạo ra lỗ hổng trong quản lý các doanh nghiệp lữ hành nội địa. Khắc phục những điểm yếu trong Luật 2005, Luật du lịch sửa đổi 2017 bổ sung đối tượng phải cấp phép kinh doanh lữ hành cũng như các điều kiện bảo đảm phù hợp với quy định của Luật đầu tư nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách du lịch và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Từ đó các đơn vị chức năng sẽ tăng cường quản lý nhà nước để tránh hậu quả pháp lý do chỉ thực hiện công tác hậu kiểm, bảo đảm an toàn hơn cho du khách. Thứ ba, Về điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch: Về cơ sở lưu trú du lịch, theo Luật Du lịch 2017, việc đăng ký xếp hạng các cơ sở lưu trú du lịch là tự nguyện. Trước tiên, các cơ sở lưu trú du lịch phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 49. Ngoài ra, theo nhu cầu thị trường cơ sở lưu trú có thể đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để xếp hạng. Cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng theo chất lượng dịch vụ, khách du lịch khi lựa chọn cơ sở lưu trú đã được xếp hạng thì sẽ yên tâm hơn về chất lượng dịch vụ. Luật mới cũng quy định về thẩm quyền thẩm quyền thẩm định, công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được quy định như sau: Tổng cục Du lịch thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 04 sao và hạng 05 sao; Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 01 sao, hạng 02 sao và hạng 03 sao và điều đặc biệt Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch có thời hạn 05 năm (thay vì trước đây là 3 năm). Đây cũng là những cái khác biệt cơ bản giữa Luật Du lịch 2005 và Luật Du lịch 2017. Thứ tư, Về hướng dẫn viên du lịch. Hướng dẫn viên du lịch là một lực lượng lao động đông đảo, đóng vai trò quan trọng, nhiều khi có vai trò quyết định mức độ hài lòng của khách du lịch. Nhằm đảm bảo quyền lợi của hướng dẫn viên, của khách du lịch cũng như của doanh nghiệp lữ hành, Luật sửa đổi theo hướng quy định hướng dẫn viên có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên được quy định thống nhất và đơn giản hơn, không phân biệt hướng dẫn viên nội địa và hướng dẫn viên quốc tế, chỉ căn cứ vào ngôn ngữ sử dụng khi hướng dẫn khách du lịch. Yêu cầu về trình độ thẻ HDV quốc tế cũng được điều chỉnh theo hướng giảm xuống (từ cử nhân xuống cao đẳng). Quy định này nhằm giải quyết tình trạng thiếu hướng dẫn viên du lịch trong mùa cao điểm. Luật Du lịch sau 10 năm thực thi cũng bắt đầu bộc lộ những điểm không phù hợp với thực tiễn của hoạt động kinh doanh và quản lý du lịch. Việc hoàn thiện và thông qua Luật Du lịch sửa đổi sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi, phù hợp với quy mô, tốc độ phát triển của hoạt động du lịch trong xu thế hội nhập đồng thời giúp tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về du lịch, đảm bảo quyền của người dân được hưởng thụ các giá trị du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí lành mạnh, an toàn và góp phần phát triển kinh tế trong nước, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực, để ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch Quảng Trị nói riêng phát triển bền vững và hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Luật Du lịch 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018./. Nguyễn Thị Duyên Phó Trưởng phòng Quản lý Du lịch
Hướng Đi Mới Trong Phát Triển Du Lịch Cao Bằng
Du khách trải nghiệm nghề làm hương tại xóm Phja Thắp, xã Quốc Dân (Quảng Uyên).
LỰA CHỌN HÀNG ĐẦU CỦA DU KHÁCH
Với lợi thế phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên và môi trường hài hòa, vùng Phja Oắc – Phja Đén, xã Thành Công (Nguyên Bình) có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Hiện nay, trong vùng có 3 cơ sở kinh doanh lưu trú với 25 phòng nghỉ cùng một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.
“Mỗi tháng, khu nghỉ dưỡng của tôi đón khoảng 300 khách du lịch, đặc biệt, trên 50% du khách đến đây nghỉ dưỡng là khách nước ngoài” – đó là chia sẻ của ông Hoàng Mạnh Ngọc, chủ khu nghỉ dưỡng sinh thái Kolia tại xã Thành Công (Nguyên Bình).
Nói về ý tưởng xây dựng khu nghỉ dưỡng tại một địa danh vốn nổi tiếng và được mệnh danh là “Đà Lạt” của Cao Bằng, ông Ngọc cho biết: Vùng Phja Oắc – Phja Đén ẩn dưới màn sương mù bao phủ quanh năm, bồng bềnh mây trôi, dưới đó là thảm thực vật đa dạng, phong phú; đồng thời là vùng vốn nổi tiếng với loại chè xuân, nên tôi nảy sinh ý tưởng xây dựng khu nghỉ dưỡng kết hợp mở các tour cho du khách trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt cùng với người dân bản địa về thu hoạch chè, trồng rau. Trong đó, dịch vụ trải nghiệm thu hoạch chè được nhiều du khách chọn lựa nhất.
TRẢI NGHIỆM DU LỊCH NÔNG NGHIỆP
Trong hành trình khám phá du lịch Cao Bằng, không thể không nói tới vườn dâu tây hiện nay là điểm đến yêu thích của nhiều du khách, đặc biệt là các bạn trẻ. Cảm giác được tự tay thu hái những quả dâu tây chín mọng rồi thưởng thức ngay tại vườn dâu khiến cho nhiều người hào hứng và tỏ ra thích thú khi đến đây.
Chị Đoàn Thu Trà cho biết: Ở đây, khách du lịch có thể thoải mái tham quan, chụp ảnh vườn dâu miễn phí. Trong đợt nghỉ lễ 30/4 – 1/5/2019, vườn dâu của chúng tôi đón hàng trăm lượt khách đến tham quan và đã bán khoảng 150 kg dâu tây cho du khách. Thông qua mô hình trải nghiệm thu hái dâu này, chúng tôi mong muốn khách du lịch sẽ đến với Cao Bằng nhiều hơn và biết tới sản phẩm dâu tây sạch của chúng tôi.
Để thu hút khách và nâng cao chất lượng dâu tây, hiện vườn dâu của chị Trà đang trong thời gian cải tạo đất, chỉnh trang nhà lưới, bổ sung hệ thống tưới tiêu tự động. Với những lợi thế sẵn có về địa hình, thiên nhiên, con người ở vùng cao, thì cách làm du lịch này sẽ là một trong những hướng đi bền vững, giúp du lịch phát triển hơn trong thời gian tới.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái kết hợp với dịch vụ trải nghiệm sản xuất nông nghiệp, các nghề truyền thống tại các điểm du lịch, như: Làng du lịch cộng đồng Pác Rằng, xã Phúc Sen (Quảng Uyên); Làng đá Khuổi Ky, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh)…
Lợi thế của các vùng du lịch đặc hữu ở các huyện cũng tạo ra lợi thế “vàng” cho du lịch nông nghiệp tại Cao Bằng. Điển hình như việc một số hộ dân cho trải nghiệm đập hạt dẻ; trải nghiệm hái hồng không hạt; trải nghiệm du lịch đồi chè; du lịch trải nghiệm làm dao, búa tại các làng nghề…
Trong 3 năm trở lại đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều hoạt động lễ hội du lịch, trong đó có những hoạt động tổ chức trải nghiệm “Một ngày làm nông dân” để cho du khách cùng nông dân bản địa khám phá phương thức canh tác của đồng bào các dân tộc thiểu số trên nương, ruộng ngày mùa, cùng nông dân cày ruộng, cùng đi cấy, cùng thu hoạch lúa…
Tất cả những trải nghiệm với nông dân đã khiến cho du khách khi đến với Cao Bằng có kỳ nghỉ dưỡng tuyệt vời, khám phá bản sắc văn hóa cũng như góp phần thúc đẩy nông nghiệp của địa phương phát triển theo hướng nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Du Lịch Phú Quốc Chuẩn Bị Gì Cho Khát Vọng Vươn Tầm Châu Lục?
Hạ tầng hoàn thiện “mở lối” cho làn sóng đầu tư xây dựng các tổ hợp vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng mới đẳng cấp tại Phú Quốc. Đây là ‘chìa khóa’ để du lịch đảo Ngọc bứt phá mạnh mẽ thời gian qua, đồng thời tiếp tục hướng tới những mục tiêu xa hơn.
Nâng cấp hạ tầng và chuỗi dịch vụ
Cú chuyển mình ngoạn mục của Phú Quốc trong 5 năm trở lại đây có dấu ấn nổi bật từ việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông và sự xuất hiện của những công trình du lịch chất lượng. Năm 2019, du lịch đảo Ngọc tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực từ 2 yếu tố này.
Đầu tháng 1, Casino Corona Phú Quốc chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên tại đảo Ngọc của mô hình giải trí “thời thượng” Casino – ngành công nghiệp đã đem lại lợi nhuận rất lớn cho các quốc gia như Macao, Hongkong, Hàn Quốc hay Singapore… Đây cũng là casino đầu tiên thí điểm cho người Việt vào chơi tại Việt Nam, bổ sung vào chuỗi hoạt động giải trí hấp dẫn nơi đây.
Casino là mảnh ghép tiếp theo trong bức tranh du lịch của đảo Ngọc đang ngày một trở nên đặc sắc và cuốn hút du khách. Bên cạnh du lịch tâm linh, tour khám phá sản vật địa phương, trong chuỗi dịch vụ giải trí, nghỉ dưỡng, nếu như Bắc Đảo có Casino, Safari, khu trung tâm ở thị trấn Dương Đông là thủ phủ của của chợ đêm, phố ẩm thực, quán bar sôi động… thì Nam Đảo nổi lên là điểm đến của khách hạng sang với một loạt dự án nghỉ dưỡng cao cấp như JW Marriot Phu Quoc Emerald Bay, Premier Village Phu Quoc Resort… Và không thể không nhắc đến khu vực quần đảo An Thới với Cáp treo Hòn Thơm dài nhất thế giới đang dần trở thành biểu tượng mới của du lịch Phú Quốc.
Cuối năm 2019, Phú Quốc sẽ vận hành khu công viên nước hiện đại trên đảo Hòn Thơm thuộc tổ hợp Sun World Hon Thom Nature Park, đồng thời, dự án shophouse phong cách Địa Trung Hải Sun Premier Village Primavera cũng sẽ chính thức hoạt động mang đến dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu dòng khách hạng sang đổ về Nam Đảo.
Phú Quốc hiện đón hàng triệu du khách mỗi năm, nhưng để có được con số ấn tượng này không chỉ có đóng góp của những hệ sinh thái giải trí nghỉ dưỡng tỷ USD mà còn phải kể tới ‘cuộc cách mạng’ về hạ tầng những năm gần đây.
Hiện mỗi ngày, Cảng HKQT Phú Quốc đang khai thác khoảng 100 lượt chuyến hạ – cất cánh. Tính trong năm 2018 có 3,2 triệu hành khách đi qua Cảng. Nhưng theo điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT hàng không, sân bay Phú Quốc được xác định sẽ mở rộng công suất dự kiến 4 triệu khách/năm giai đoạn 2020 và 10 triệu khách/năm giai đoạn 2030.
Lộ trình này có cơ sở khi các hãng hàng không đang lên kế hoạch tăng chuyến và mở mới đường bay tới Phú Quốc. Đơn cử như mới đây, Vietjet Air cho biết sẽ mở 4 đường bay tới Phú Quốc gồm 2 đường bay nội địa Phú Quốc – Đà Nẵng, Phú Quốc – Vân Đồn với tần suất 7 chuyến khứ hồi/tuần từ cuối năm nay và giữa năm sau. Hai đường bay quốc tế mới Phú Quốc – Thành Đô (Trung Quốc), Phú Quốc – Trùng Khánh (Trung Quốc) sẽ được khai thác 3 chuyến khứ hồi mỗi tuần từ cuối năm 2019.
“Thăng hạng” thương hiệu điểm đến
‘Bừng tỉnh’ sau nhiều năm, Phú Quốc đã ghi dấu trên bản đồ du lịch Việt bằng các sản phẩm dịch vụ ấn tượng, qua đó đạt tốc độ tăng trưởng lượng khách và doanh thu đáng kinh ngạc.
Thống kê từ 2015 đến năm 2018, khách du lịch tới Phú Quốc đã tăng trưởng tới 338% (từ 913.000 lên hơn 4 triệu lượt/năm). Năm 2019, chỉ sau 8 tháng, huyện đảo này đã đón 3,4 triệu khách, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xấp xỉ 500 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 31,3% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch đạt 5.250,9 tỷ đồng, tăng trưởng tới 93% so với số cùng kỳ và chiếm 91,5% doanh thu du lịch cả tỉnh Kiên Giang.
Tăng trưởng là vậy song theo các chuyên gia, tiềm năng Phú Quốc vẫn vô cùng to lớn và chưa được khai thác xứng tầm. So sánh với thiên đường nghỉ dưỡng khu vực như Bali, Phuket, Phú Quốc có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ chẳng kém cạnh nhưng lượng khách và số phòng lưu trú thua xa, mức độ chi tiêu du khách còn khiêm tốn.
Hay đặt cạnh một đối thủ ngang tầm hơn là đảo Bocaray của Philipines, Phú Quốc cũng đang ngậm ngùi đứng sau. Để đến với Bocaray, đa phần du khách phải quá cảnh tại thủ đô Manila, bay tới một hòn đảo lân cận và sau đó di chuyển bằng thuyền tới đây. Hạn chế về hạ tầng vì diện tích nhỏ bé, nhưng Bocaray vẫn đang là “át chủ bài” của du lịch Philippines. Theo dữ liệu từ Tổng cục Du lịch Philippines, có khoảng 1 triệu du khách nước ngoài tới Boracay trong tổng số 6,6 triệu du khách tới nước này vào năm 2017.
Nhìn nhận tương quan so sánh với các điểm đến hàng đầu này, Phú Quốc hoàn toàn có tiềm năng và thế mạnh để bứt phá trong thời gian tới. Nhất là khi đảo Ngọc đang ngày một khẳng định thương hiệu của điểm đến hạng sang tại châu Á. Sau giải thưởng quốc tế dành cho các khu nghỉ dưỡng, sư kiện “đám cưới triệu đô” của cặp đôi tỷ phú Ấn Độ – cô dâu Kaabia Grewal và chú rể Rushang Shah được tổ chức tại JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay vào tháng 3/2019 là cú hích mới nhất cho tham vọng “thăng hạng” thương hiệu điểm đến của Phú Quốc.
Kể từ khi JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay đặt dấu ấn nơi đảo Ngọc và sau đám cưới tỷ phú đình đám, xứ đảo thiên đường kỳ vọng sẽ có thêm dự án đẳng cấp khác để thu hút khách quốc tế, tiếp tục vươn mình trở thành điểm đến cao cấp, lựa chọn cho giới thượng lưu khắp châu lục và thế giới.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Triển Vọng Mới Cho Ngành Du Lịch Đà Lạt Lêm Một Tầm Cao Mới trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!