Cập nhật nội dung chi tiết về Tượng Đài Khởi Nghĩa Ba Tơ mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tượng đài Khởi nghĩa Ba Tơ- Quảng Ngãi
Đêm 11/3/1945, đội quân khởi nghĩa do Phạm Kiệt, Nguyễn Đôn, Nguyễn Khoách chỉ huy được sự hưởng ứng của đông đảo đồng bào Kinh, Thượng chiếm Nha Kiểm lý và đồn Ba Tơ. Sáng ngày 12/3/1945, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại sân vận động Ba Tơ, tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng (Ủy ban nhân dân cách mạng Ba Tơ). Đội Du kích Ba Tơ chính thức ra mắt, là một trong những đội vũ trang tập trung thoát ly đầu tiên ở miền Nam Trung Bộ.Từ năm 1985, tượng đài kỷ niệm và nhà Bảo tàng khởi nghĩa Ba Tơ đã được xây dựng bên cạnh địa điểm trước đây là sân vận động và đồn Ba Tơ. Các điểm di tích đều có bia bảng chỉ dẫn. Nhà ông Trần Quý Hai, nơi diễn ra cuộc họp của Tỉnh ủy mở rộng quyết định khởi nghĩa, đã được phục dựng.
Ủy ban nhân dân cách mạng Ba Tơ ban hành các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ sưu, thuế, các khoản nợ vay nặng lãi. Đội quân khởi nghĩa cùng với đồng bào làm “Lễ ăn thề”, đoàn kết đánh Pháp, đuổi Nhật và tay sai. Từ Ba Tơ, làn sóng khởi nghĩa lan nhanh đến các vùng lân cận ở Đức Phổ, Nghĩa Hành.
Lịch sử Việt Nam hiện đại ghi nhận Khởi nghĩa Ba Tơ là cuộc khởi nghĩa từng phần đầu tiên trong cả nước nổ ra và giành thắng lợi. Cuộc khởi nghĩa tạo đà cho phong trào cách mạng Quảng Ngãi phát triển mạnh mẽ, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh và có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng ở các tỉnh Nam Trung bộ, Thừa Thiên – Huế.
Vậy Về Ba Tơ, thăm nhà Bảo tàng và quần thể di tích khởi nghĩa Ba Tơ, khách tham quan còn được chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên ngoạn mục của một huyện vùng cao với núi Cao Muôn ngạo nghễ vươn lên trời thẳm, đèo Vi ô lăk quanh co trong lãng đãng sương mờ, dòng sông Liêng lửng lờ như dãi lụa thả về xuôi…
Ba Tơ còn có plây Teng với những cô gái Hre dệt thổ cẩm mắt đen lay láy, điệu ta lêu ngọt lịm gọi mời, tiếng chiêng Ba Nam chập chờn đêm rừng lặng. Men rượu cà rỏ mềm môi, con cá niêng thơm lựng trên bếp than hồng, vòng tay ấm áp đêm hội ăn trâu là lời hẹn hò những trải nghiệm dân tộc học thú vị từ mảnh đất Ba Tơ hiền hòa, hiếu khách, thăm thẳm chiều sâu văn hóa.
Quần thể các di tích về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ và Đội du kích Ba Tơ được Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận, xếp hạng và cấp Bằng di tích lịch sử- văn hóa quốc gia tại Quyết định số 92-VHTT/QĐ ngày 10/7/1980.
Từ sau những ngày tháng 3/1945, một số địa danh ở Ba Tơ đã đi vào lịch sử, tô thắm thêm truyền thống cách mạng của nhân dân Quảng Ngãi:
– Núi Cao Muôn (xã Ba Vinh), một trong những nơi đội du kích Ba Tơ đặt căn cứ trong những ngày đầu khởi nghĩa, xây dựng lực lượng, vun đắp tình đoàn kết Kinh – Thượng.
– Khúc sông Liêng phía sau đồn Ba Tơ, nơi các chiến sĩ cách mạng giả bệnh lao, đòi sống cách ly dưới thuyền, che mắt địch để in ấn truyền đơn, tài liệu tuyên truyền vận động cách mạng. Cũng tại khúc sông này, đêm 11/3/1945, du kích địa phương dùng thuyền chở vũ khí và chiến lợi phẩm ở đồn Ba Tơ về căn cứ.
– Hang Én (xã Ba Vinh), dưới chân núi Cao Muôn, là nơi vào đêm 14/3/1945, đội du kích Ba Tơ tổ chức tuyên thệ “Hy sinh vì Tổ quốc!”.
– Khu căn cứ Giá Vụt, nơi các chiến sĩ cách mạng đặt trạm liên lạc, cải trang làm người buôn cau để tập hợp lực lượng, kết nối các cơ sở cách mạng miền tây Quảng Ngãi, tích trử vũ khí, lương thực, quần áo, thuốc men, chờ ngày thoát ly ra khỏi “căng an trí”.
– Nhà ông Trần Quý Hai (thị trấn Ba Tơ), nơi Tỉnh ủy lâm thời tổ chức cuộc họp (10/3/1945) quyết định khởi nghĩa cướp chính quyền.
– Nha kiểm lý (thị trấn Ba Tơ) là nơi vào đêm 11/3/1945 các lực lượng nổi dậy vây bắt viên kiểm lý Bùi Danh Ngũ, thu toàn bộ hồ sơ, tài liệu, vũ khí.
– Đồn Ba Tơ, nơi trú đóng của đội lính do tên đồn trưởng người Phápchỉ huy, kiểm soát châu Ba Tơ, bị quân khởi nghĩa đánh chiếm trong đêm 11/3/1945 – Chòi canh Suối Loa (xã Ba Động), một địa điểm bị các lực lượng nổi dậy đánh chiếm trong đêm 11/3/1945.
– Sân vận động (thị trấn Ba Tơ), nơi sáng ngày 12/3/1945 Ban chỉ huy cuộc khởi nghĩa tổ chức cuộc mittinh lớn, tuyên bố xoá bỏ chính quyền thực dân phong kiến, thành lập chính quyền cách mạng.
Ngoài ra còn có các địa điểm, Dốc ông Tài (thị trấn Ba Tơ), hang Voọt Rệp (xã Ba Vinh)…
Đề cập đến các di tích về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ còn phải kể đến 2 chiến khu của đội du kích Ba Tơ, đó là chiến khu núi Lớn (nơi đóng quân của đại đội Hoàng Hoa Thám) ở vùng tây Mộ Đức và chiến khu Vĩnh Tuy (hay Vĩnh Sơn, nơi đóng quân của đại đội Phan Đình Phùng) ở vùng tây Sơn Tịnh. Hai chiến khu nầy có ý nghĩa rất quan trọng trong thời kỳ trưởng thành, lớn mạnh của Đội du kích giai đoạn sau cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, chuẩn bị khởi nghĩa cướp chính quyền toàn tỉnh.
Quá trình xây dựng và củng cố chiến khu đã có tác động tích cực đến việc phát triển lực lượng du kích Ba Tơ và lực lượng vũ trang ở các địa phương trong tỉnh. Đội du lích Ba Tơ trở thành lực lượng nòng cốt của quần chúng cách mạng ở Quảng Ngãi trong những ngày tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Nhiều thành viên của đội du kích Ba Tơ về sau trở thành tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam, như các ông Phạm Kiệt, Nguyễn Đôn, Trần Quý Hai, Võ Thứ…
Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ là một trang ngời sáng trong lịch sử Quảng Ngãi và lịch sử Việt Nam.
Nguồn tin: baoquangngai.vn
Khu Du Lịch Sinh Thái Ba Tơ
Khu du lịch sinh thái Ba Tơ
Gợi ý lịch trình du lịch Lý Sơn và những điều cần biết
Ba Tơ nơi có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ điều đó không thể không nhắc tới. Hồ Tôn Dung là một công trình chứa nước nằm ở hướng Nam huyện Ba Tơ, cách Trung tâm huyện 2 km, thuộc địa bàn của Thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, mặt Hồ rộng với diện tích khoảng 3ha, có một đập đất dài 200m, rộng 5m, cao trình đỉnh 80,00m. Nối liền từ công trình đầu mối đến đường Quốc lộ 24 bằng con đường trải nhựa với tổng chiều dài 2,5km, rộng 5m. Xung quanh lòng Hồ hiện đã có con đường bằng đất cấp phối, đáp ứng nhu cầu về đi lại cho các du khách tham quan và chiêm ngưỡng cảnh núi rừng với những dãy núi cao, trãi dài một màu xanh của các khu rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Hồ là nơi đến lý tưởng và hấp dẫn phù hợp với du khách chương trình tham quan nghỉ mát và thích khám phá. Hồ chứa nước Núi Ngang nằm về phía đông nam huyện Ba Tơ, cách Trung tâm huyện khoảng 19 Km, thuộc địa bàn xã Ba Liên, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Hồ được khởi công vào tháng 8 năm 1999 và hoàn thành tháng 12 năm 2003. Từ Quốc lộ 24 đi vào khu đầu mối bằng con đường bê tông xi măng với tổng chiều dài là 2Km, rộng 3,5m, rất thuận tiện cho du khách đi tham quan nghỉ ngơi và thư giãn. Công trình hồ chứa nước Núi Ngang có diện tích mặt hồ ứng với mực nước dâng bình thường là: 250ha, hệ thống đập đát gồm 01 nhánh bao gồm: với tổng chiều dài 175m, chiều rộng đỉnh 5,0m, chiều cao đập 28,7m, cao trình đỉnh 65.2m
Khoảng giữa hai nhánh đập đất là hạng mục công trình tràn xả lũ, có hệ thống đóng mở bằng thuỷ lực, cánh cửa hình cung. Với lưu lượng xả lũ thiết kế 833m3/s. Phong cảnh nơi đây mang đậm nét một cảnh quan thiên nhiên núi rừng, với những eo núi đồi, những khe suối nhỏ róc rách ngày đêm để hoà vào lòng hồ tạo nên một mặt thoáng của công trình mang hẳn tầm vóc của thời kỳ đổi mới và hội nhập. Nếu được đầu tư xây dựng nơi đây thành một khu du lịch sinh thái, đồng thời cũng sẽ đầu tư phát triển thêm như: Trồng thêm một số loại gỗ quý như Lim, gõ, cẩm la, và phát triển thêm một số loại cây xanh như: Keo tai tượng, khoai, sắn. Khoanh vùng chăn nuôi một số động vật như: Bò, dê, heo, khỉ và một số động vật quí hiếm khác. Sử dụng mặt nước mở các dịch vụ vui chơi giải trí như: Xe đạp nước, bong bóng đạp nước, ca nô…Xung quanh hồ làm các nhà sàn mi ni với đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt để du khách ở xa có thể nghỉ lại qua đêm. Với điều kiện tự nhiên đa dạng và hệ sinh thái phong phú cùng với sự đầu tư xây dựng của con người sẽ tạo nên một khu du lịch khá sinh động để du khách du lịch Lý Sơn ở trong và ngoài huyện cũng như khách Nước ngoài đến để nghỉ ngơi, thư giản. Hơn nữa sẽ duy trì và phát triển nền văn hoá truyền thống ở khu vực. Hồ Núi Ngang điểm đến lý tưởng và hấp dẫn với tất cả mọi đối tượng tham quan…Rất hân hạnh được chào đón quý khách. Thác Lũng Ồ nằm ở vị trí phía Đông Bắc của huyện Ba Tơ thuộc địa bàn của xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, cách trung tâm huyện Ba Tơ 15km về hướng Đông Bắc. Thác Lũng Ồ được bắt nguồn từ dòng suối Mang Kể đổ về thác Lũng Ồ và xả xuống suối Nhai, trên đỉnh núi của suối gọi là núi Tai Mèo bởi những dãy núi bồng bềnh, vình vịnh khó đi. Thác có độ cao hơn 10m, có những dòng suối thác nhỏ chảy theo rốc rách, lô nhô cùng với những tảng đá bằng phẳng và khủng lồ rất đẹp mắt tinh tế và huyền ảo đã hòa cùng với rừng núi của thiên nhiên ban tặng. Nơi đây còn là nơi người dân Hre đã chạy trốn bọn địch trong thời kỳ chiến tranh xâm lược cứu nước, họ đã núp ở các khe hang, vách đá mà sống qua ngày. Lũng Ồ hôm nay có một vẻ đẹp tiềm ẩn với không khí trong lành mát mẻ, thích hợp cho du khách hành trình thư giãn và nghỉ mát. Đèo Viôlắc nằm ở vị trí phía Tây huyện Ba Tơ, thuộc địa bàn của xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, trải dài dọc theo Quốc lộ 24 từ cầu Bà Ê xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ đến vùng giáp ranh với xã Pờ Ê, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, với tổng chiều dài trên 10km. Nơi đây cảnh quan thiên nhiên của núi rừng trùng điệp, những dãy núi quanh co, uốn lượn, những thác nước chảy trắng xoá và mát lạnh. Điểm vào đó là những đám mây bay là đà dọc theo đường đèo Quốc lộ 24. Khu đây nếu được đầu tư xây dựng sẽ tiếp tục phát triển thêm về trồng cây lấy gỗ, chăn nuôi, xây dựng khu nhà nghỉ…Tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho du khách đến nghỉ ngơi, thư giản và hưởng được không khí trong lành đối với vùng Tây Nguyên ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển. Vậy đến với du lịch đảo nơi đây- Quảng Ngãi ngoài ra còn đến với Ba Tơ tham quan các điểm du lịch sinh thái khác như: Thác suối Cao Muôn xã Ba Vinh, Hồ chứa nước Suối Loa xã Ba Thành, thác suối Pờ Ê xã Ba Tiêu (nơi đang chuẩn bị Xây dựng công trình thuỷ điện), Suối Lệ Trinh ( Ba Chùa)…Du khách gần xa có thể về khám phá và đầu tư phát triển thành các khu du lịch sinh thái phong phú, đa dạng và hấp dẫn du khách khi về với Ba Tơ.
Nguồn tin: bato.quangngai.gov.vn
Du Lịch Đài Loan Ấn Tượng Mùa Hoa Anh Đào
Thời gian: 5 ngày 4 đêm
Hàng không: Vietjet
ĐIỂM ĐẶC SẮC TRONG CHƯƠNG TRÌNH:
– Công viên địa chất Dạ Liễu
– Công viên quốc gia Dương Minh Sơn
– Làng Cổ Thập Phần – Thác nước Thập Phần
– Đài tưởng niệm Trung Chính
– Hồ Nhật Nguyệt – Miếu Văn Võ
NGÀY 1: HÀ NỘI – CAO HÙNG (ĂN TỐI)
9h30: Xe và hướng dẫn viên công ty Du lịch Vietlink đón đoàn tại điểm hẹn khởi hành ra sân bay Nội Bài đáp chuyến bay VJ946 lúc 14h20 – 17h45 từ Hà Nội đi Cao Hùng.
Tới sân bay Cao Hùng quý khách lên xe về khách sạn, trên đường đi quý khách tham quan con sông tình yêu thành phố Cao Hùng: Sông Tình Yêu còn được coi như dòng sông mẹ của thành phố. Quý khách có thể xem rước đèn lồng và những màn biểu diễn nghệ thuật, nhạc hội và lễ nhạc cổ truyền dân gian ở hai bên bờ. sau đó dùng bữa tối tại nhà hàng địa phương.
Quý khách dạo chơi tại chợ đêm Lục Hợp và nghỉ đêm tại khách sạn 3 sao trung tâm Cao Hùng.
NGÀY 2: CAO HÙNG – PHẬT QUANG SƠN – ĐẦM LIÊN TRÌ – ĐÀI TRUNG (ĂN SÁNG, TRƯA)
– Sau bữa sáng tại khách sạn quý khách tiếp tục chương trình tham quan:
– Phật Quang Sơn: Cái nôi của “Phật pháp nhân gian”, được mệnh danh là “kinh đô phật giáo Nam Đài”. Bức tượng Phật Quang đặt sau chính điện là biểu tượng của ngôi chùa này. Tượng cao 108 mét, được đúc bằng 1872 tấn đồng, hiện là pho tượng đồng cao nhất thế giới
– Đầm Liên Trì: khu vực ven đầm trồng nhiều hoa sen, là nơi danh tiếng được liệt vào tám cảnh nổi tiếng Phượng Sơn thời nhà Thanh, được mệnh danh là Hương sen mộng Thủy. Hiện nay vì hồ rộng bằng nửa dãy núi Bình Sơn và Tháp Long Hổ nghiêng mình soi ánh mặt nước nên còn được mệnh danh là nắng chiều Liên Đàm
– Tham quan và tham dự lớp học làm bánh dứa đặc sản để tự tay làm nên những chiếc bánh dứa thơm ngon và trải nghiệm những giờ làm bánh đầy thú vị.
– Mua sắm tại cửa hàng miễn thuế.
– Quý khách dùng tự do vui chơi mua sắm và tự do ăn tối tại chợ đêm Phùng Giáp. Nghỉ ngơi tại khách sạn 3 sao trung tâm Đài Trung.
NGÀY 3: ĐÀI TRUNG – HỒ NHẬT NGUYỆT – MIẾU VĂN VÕ – ĐÀI BẮC (ĂN SÁNG – TRƯA – TỐI)
– Sau bữa sáng tại khách sạn, tiếp tục hành trình tham quan:
– Hồ Nhật Nguyệt: đây là hồ nước thiên nhiên lớn nhất Đài Loan với một hồ lớn và một hồ nhỏ liền nhau được bao bọc bởi màu xanh bạt ngàn của những dãy núi xung quanh, nơi đây đã từng là điểm nghỉ dưỡng ưng ý nhất của Tưởng Giới Thạch
– Miếu Văn Võ: là nơi thờ Khổng Tử (Văn Miếu) và Quan Công (Võ Miếu) nằm ở bờ hồ phía bắc của Nhật Nguyệt Hồ. Miếu Văn Võ ấn tượng du khách bởi được xây dựng thành hệ thống kiến trúc bên triền đồi, trải dài từ thấp đến cao. Trên đường, đoàn mua sắm tại cửa hàng trà Ô Long, Nấm Linh Chi.
– Nhà hát Opera Đài Trung: Đây là nhà hát do kiến trúc sư Toyo Ito thiết kế, lấy ý tưởng từ “nhà hang”, “nhà lỗ” của loài người thời tiền sử, trở thành tòa kiến trúc tường uốn lượn, máng dốc độc đáo có một không hai trên thế giới
– Đoàn tham quan làng Yêu Quái: Ngôi làng được xây dựng theo phong cách Nhật Bản với những với những bức tượng quái vật dễ thương và đèn lồng đỏ treo ở khắp nơi.
– Đoàn Ăn tối tại nhà hàng địa phương. Nghỉ đêm tại khách sạn 3 sao trung tâm Đài Bắc.
NGÀY 4: CÔNG VIÊN QUỐC GIA DƯƠNG MÌNH SƠN – LÀNG CỔ THẬP PHẦN -THÁC NƯỚC THẬP PHẦN ( ĂN SÁNG, TRƯA, TỐI)
Sau khi dùng bữa sáng tại khách sạn Quý khách tham quan:
– Công viên Dương Minh Sơn: Qúy khách tự do chụp ảnh các loại cây hoa Anh Đào, các loài hoa khác trong Công Viên
– Thác nước Thập Phần (Shifen Waterfall): Đây là một thác nước lớn nhất ở Đài Loan, được ví như bản sao của thác nước lớn nhất thế giới NIAGARA.
– Quý khách tham quan và mua sắm tại Trung tâm phong thủy Tỳ Hưu và Cửa hàng mỹ phẩm, Đá quý Đài Bắc
– Đoàn ăn tối tại nhà hàng. Nghỉ đêm tại khách sạn 3* tại Đài Bắc
NGÀY 5 : ĐÀI BẮC – CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT DẠ LIỄU – ĐÀI TƯỞNG NIỆM TRUNG CHÍNH – HÀ NỘI ( SÁNG, TRƯA)
– Quý khách dùng bữa sáng tại khách sạn, sau đó xe và HDV đưa quý khách khởi hành tham quan:
– Công viên địa chất Dạ Liễu: được bình chọn là “Điểm tới tự nhiên đẹp nhất Đài Loan 2013”, với tổng chiều dài 1,7 km và khu đất liền rộng nhất lên tới hơn 300m, Yehliu Geopark (Công viên địa chất Dã Liễu) thu hút du khách tới tham quan và giải trí bởi những phiến đá có hình thù độc đáo, kỳ lạ tạo nên bởi sự xâm thực của biển vào đất liền và được đặt tên bởi khách du lịch tới đây.
– Đài tưởng niệm Trung Chính: Đây là quảng trường hùng vĩ nhất trên diện tích 25 héc ta gồm cả đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ, công viên Trung Chính, nhà hát kịch Quốc Gia, phòng hòa nhạc. Đây cũng là nơi vui chơi giải trí của người dân trong những ngày nghỉ.
– Tòa tháp 101 tầng: Đây là khu trung tâm hành chính, ngân hàng, thương mại với 101 tầng lầu, xây theo hình dạng măng tre cao sừng sững, được xem là tòa cao ốc cao nhất thế giới vào năm 2004, nơi có bán rất nhiều loại hàng hiệu nổi tiếng. Ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Đài Bắc và sử dụng thang máy nhanh nhất thế giới 37 giây/382m (khách tự mua vé lên tháp)
Chiều: Xe và Hướng dẫn viên đưa quý khách ra sân bay, Qúy khách tự do mua sắm tại sân bay sau đó tập trung là thủ tục đáp chuyến bay VJ943 lúc 19h00 – 20h55 từ sân bay Đài Bắc về Hà Nội.
Về tới Hà Nội xe và hướng dẫn viên công ty Du lịch Vietlink làm thủ tục và đưa đoàn về điểm hẹn ban đầu kết thúc chuyến du lịch Đài Loan 5N4D. Chia tay đoàn và hẹn gặp lại quý đoàn trong các chương trình tiếp theo.
(Giá áp dụng cho khách lẻ ghép đoàn)
Liên hệ tư vấn & đặt tour: chúng tôi – 0941 995 012
Qua Cung Đường Tơ Lụa Ở Kyrgyzstan
Những ngôi nhà nhỏ nằm trên thảo nguyên xanh ngát đến tận chân trời, những cánh đồng hoa dại đủ màu sắc trải dài qua các đồi cỏ dệt nên bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp trên con đường tơ lụa từ Osh lên Bishkes của Kyrgyzstan.
Cứ đủ 4 người là taxi rời Osh để đến Bishkes. Tôi trở thành người Việt Nam “trầm lặng” trong những ngày ở Kyrgyzstan bởi cái vốn tiếng Nga từ thời xa xưa chẳng nhớ nổi một câu. Tôi chỉ biết lấy giấy vẽ và dùng ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt những gì mình muốn nói. Cũng rất may, hồi lâu có người hiểu ra!.
Con đường tơ lụa ở Kyrgyzstan
Con đường tơ lụa huyền thoại bắt đầu từ Tân Cương của Trung Quốc. Đến Karakol của Kyrgyzstan, đoàn người lại chia thành 2 nhánh, nhánh một ven theo hồ Issyk Kul để tập kết tại Bishkes, nhánh hai tỏa ra đến Almaty (cố đô của Kazakhstan). Từ Bishkes, tiếp tục chia thành 3 nhánh, một nhánh vượt biên giới đến Tashkent (Kazakhstan) và hướng về phía Địa Trung Hải, nhánh thứ hai vượt núi Tian Shan để dừng chân ở Osh và tiếp tục tỏa thành 2 nhánh mới qua Dushanbe (Tanjikistan) và Pakistan, nhánh còn lại tập trung tại Torugart Pass và tiến thẳng về Nam Á qua trạm Kashgar.
Nước suối được tạo thành từ tuyết tan trên đỉnh núi Tian Shan có màu xanh ngọc bíchOsh – Thành phố của vị trà đen
Osh là thành phố lớn thứ nhì của Kyrgyzstan, nằm trong thung lũng Ferghana màu mở. Ẩn thoáng trong những hàng cây phủ xanh các con phố là những chung cư được xây cất theo kiến trúc Xô Viết của những năm 1980. Osh là điểm tập trung lớn trên con đường tơ lụa về phía Nam của Kyrgyzstan. Ngày nay, Osh lại không nhộn nhịp như quá khứ từng có mà yên bình trên từng con phố và cũng là thành phố giàu văn hóa nhất của Kyrgyzstan, bởi nơi đây từng là kinh đô của vương triều Kurmanjan Datka hùng mạnh.
Người Osh ung dung nhàn nhã. Buổi sáng với một bát súp sườn trừu nấu khoai tây và xé nhỏ ổ bánh mì tròn bỏ vào súp, người ta vừa ăn vừa chuyện trò rôm rã. Trà đen là nước uống “tinh thần” không thể thiếu của người Osh. Được nhập từ Ấn Độ, khi pha ra nước có màu vàng đậm pha lẫn chút sắc đen nên người Osh hay gọi là trà đen. Khi uống, người Osh sử dụng bát nhỏ bằng bát ăn cơm, thêm chút đường vào trà nóng, uống trước và sau các bữa ăn chính. Đôi khi, bát nước trà đen được sử dụng như là bát súp trong các bữa ăn. Xé nhỏ bánh mì và chấm vào trà là thói quen của người Osh. Trà có hương thơm nhẹ, một chút vị nhẫn trên đầu lưỡi và vị ngọt khi nuốt vào. Cùng với hương thơm của bánh mì, chúng hòa quyện và mang đến hương vị lạ lẫm khó quên.
Những cánh hoa dại màu tím nở rộ khắp các đồiBàn ăn trong các quán ăn ở Osh trong giống như một giường ngủ nhỏ. Những tấm thảm đầy màu sắc văn hóa Trung Á được lót trên giường. Bàn để thức ăn nhô cao ở giữa và cứ 4 người ngồi xếp bằng vào một bàn. Bánh mì là lương thực chính của người Osh, trên một bàn ăn, rổ bánh mì tròn là vật đầu tiên luôn đập vào mắt tôi.
Bàn ăn ở OshNgười Osh lại không vuốt mặt bằng hai tay từ trán xuống đến miệng sau bữa ăn như là sự cảm ơn Thánh Allah đã cho họ một bữa ăn như người ở phương Bắc.
Cung đường tơ lụa ngày nay
Osh đang những ngày mùa xuân nắng ấm. Những hình ảnh ghi lại cũng không nói lên hết được vẽ đẹp của cung đường tơ lụa ngày nay. Từ những đồi cỏ xanh biết phủ lấm tấm những hoa dại đủ sắc màu: đỏ, tím, trắng, vàng,… cho đến những dòng suối xanh màu ngọc bích róc rách chảy qua những ngọn núi phủ đầy tuyết trắng, rồi những cây hoa mơ, hoa mận nở trắng xóa cả một góc trời,…
Cung đường tơ lụa ngày nay từ Osh lên BishkekVì phải chạy đúng tài cho kịp chuyến tiếp theo, anh Azamat cũng không thể dành nhiều thời gian và ghé nhiều nơi cho tôi ghi lại hình ảnh. Thôi thì, cứ đưa hình ảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên qua ô cửa sổ của xe vào “trốn” trong một ngăn nào đó của ký ức.
Không còn đoàn người với ngựa hay lạc đà rong ruổi cùng túi hàng gồ ghề trên lưng, con đường tơ lụa ngày nay là mạch huyết quản nối liền hai thành phố lớn nhất bằng những chú ngựa sắt. Cũng không còn hình ảnh đoàn người lặn ngụp giữa các ngõ hẹp trong lòng núi đá hay vượt đèo dốc qua những ngọn núi cao, chỉ còn lại những con đường phẳng lỳ, đồi dốc quanh co liên tục cùng những hầm chui qua núi. Cũng giống như ngày xưa, con đường tơ lụa ngày nay chỉ được sử dụng từ mùa xuân cho đến giữa mùa thu bởi tuyết đã đóng phủ tất cả các con đường vào mùa đông.
Những dòng suối lượn lờ qua núiCũng không còn hình ảnh của đoàn người nộp mãi lộ khi qua vùng đất mới mà thay vào đó là những anh công an liên tục xét xe và bắn tốc độ trên đường. Chỉ còn lại hình ảnh của những em bé địa phương vẫy tay chào bán các loại rau củ được trồng từ các trang trại gần đó cho những đoàn xe lướt qua như tái hiện hình ảnh đoàn người trao đổi mua bán “đặc sản” với người địa phương trong quá khứ. Con đường tơ lụa mãi mãi sẽ là ký ức.
Hoa Puppy nở rộ thành từng dạt trên cung đường tơ lụa Những cánh hoa đào nở rộ ven suốiQuá khứ là nền tảng cho tương lai và mọi thứ đều thay đổi theo thời gian. Chỉ 10 tiếng trên một trong những cung đường tơ lụa huyền thoại, trong tôi có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
Không có tàu lửa hay những chiếc xe chạy tốc hành từ Osh lên Bishkes. Giá xe taxi đi chung với 4 người là 1.500 Som/người (1USD = 48 Som). Bến xe taxi để đi Bishkes đối diện với chợ Osh (Osh Bazar). Giá taxi từ bất cứ khách sạn nào ở Osh đến bến xe taxi là 100 Som. Tài xế không dừng lại bất kỳ điểm nào để du khách chụp hình. Muốn ghé lại chụp hình, du khách phải thỏa thuận và trả tiền thêm cho tài xế.
(Tham khảo bài viết đã được đăng trên báo SGTT ngày 29/07/2013)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tượng Đài Khởi Nghĩa Ba Tơ trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!