Cập nhật nội dung chi tiết về Văn Hóa Bóng Đá Brazil: Không Dị, Không Lạ Thì Không Đúng Bản Sắc mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
13 – Sân bóng trên đường xích đạoBan ngày, Luxemburgo vẫn được tự do huấn luyện, dĩ nhiên là không được ra nước ngoài.
14 – Thói quen… tè ngay trên sân
Thế giới công nhận Pele là “Vua bóng đá”, nhưng dân Brazil lại yêu mến Garrincha hơn. Huyền thoại này có lối sống cực kỳ phóng túng, nhất là trong khía cạnh tình dục. Khi Garrincha lần đầu tiên “biết mùi đời” thì “đối tác” của ông là một con dê.
Khi có người tỏ vẻ hoài nghi về chi tiết ấy, cây bút nổi tiếng Alex Bellos đã đính chính: “Xin lỗi, nhiều con dê chứ không phải một”. Từ một pha lừa bóng ngộ nghĩnh của Garrincha hồi năm 1958, cách hát “olé” lần đầu tiên xuất hiện trong môn bóng đá.
Chân ông cong vòng, bên thấp bên cao. Cùng Pele và đồng đội, ông vô địch các kỳ World Cup 1958, 1962. Nhưng Garrincha chỉ chơi bóng vì niềm vui và chết trong đói nghèo. Mỗi khi ĐT họp chiến thuật, HLV phát cho Garrincha một cuốn truyện tranh, vì ông chẳng bao giờ quan tâm đến chiến thuật!10 – Không có… mùa bóng!
Brazil là đất nước dài nhất thế giới và lớn nhất . Số lượng sân bay của Brazil đứng thứ 2, hệ thống giao thông đường bộ lớn thứ 3 trên thế giới. Tóm lại, giao thông là một vấn đề quan trọng ở đất nước rộng lớn này.
Theo Báo Thể Thao HCM
Vậy, bóng đá Brazil làm thế nào trong thời kỳ giao thông chưa phát triển? Khi đã 3 lần vô địch World Cup, Brazil vẫn chưa tổ chức được giải VĐQG! Sinh hoạt chính của bóng đá Brazil cho đến năm 1970 là giải vô địch của từng bang (26 bang). Giải VĐQG Brazil chỉ xuất hiện từ năm 1970, và tồn tại một cách èo uột, với thể thức thay đổi gần như hằng năm. Chỉ từ năm 2003, giải này mới được tổ chức ổn định theo thể thức vòng tròn 2 lượt.
Với các giải vô địch bang, Cúp Quốc gia và VĐQG được tổ chức liền kề, bóng lăn quanh năm trên sân cỏ (coi như không có mùa bóng, vì đâu có lúc nào các đội nghỉ ngơi).
Ở Anh, tức quê hương bóng đá, chỉ có 92 CLB chuyên nghiệp. Cho đến cách đây vài năm, Đức chỉ có 34 CLB chuyên nghiệp. Vậy mà Brazil có đến 500 CLB chuyên nghiệp. Điều đáng lưu ý, đến năm 1970, Brazil vẫn chưa có giải VĐQG! Mỗi năm có đến hàng ngàn cầu thủ được bán ra nước ngoài. Người ta lập đội nhà nghề để có tư cách bán cầu thủ hơn là để chơi bóng. Tuyển 10 cậu bé bán kem dạo ngoài bãi biển hoặc lang thang trên hè phố, sẽ có 5 cậu biết chơi bóng.
Sau khi đào tạo đến 16 tuổi, sẽ bán được 2-3 cầu thủ, và đấy chỉ là mắt xích đầu tiên. Hệ thống cứ thế phát triển, lan rộng. Đội nhỏ bán cho đội lớn. Đội lớn bán sang BĐN… Hãng tin CNN từng thống kê: có khoảng 10.000 cầu thủ Brazil đang chơi bóng theo hình thức nhà nghề trên khắp thế giới.
Còn bé thì chẳng nói làm gì. Đằng này, siêu sao Ronaldo vẫn tè ra giường khi anh đã là ngôi sao nức tiếng trong màu áo PSV Eindhoven. Càng lạ hơn, khi chính miệng Ronaldo nói ra điều ấy khi trả lời phỏng vấn trên truyền hình. Buộc Ronaldo phải tự miệng nói ra điều ấy là “chiến tích” của người đẹp Xuxa.
Ở , Xuxa nổi tiếng trong nhiều vai trò: doanh nhân, diễn viên, dẫn chương trình truyền hình, ca sỹ… Xuxa từng cặp kè với Pele, tay đua Ayrton Senna, và một vài ngôi sao nổi tiếng khác. Vì sao Xuxa dẫn dắt được Ronaldo như thế? Có một chi tiết rõ ràng: Ronaldo có một sự say mê đặc biệt đối với những người đẹp tóc vàng!
Đường giữa sân của SVĐ Zerao hoàn toàn trùng khớp với đường xích đạo. Đấy là sân bóng của thành phố Macapa, thuộc bang Amapa ở phía Bắc Brazil. Sân này có 10.000 chỗ, được xây vào năm 1990 với thiết kế… chẳng giống ai. Điểm độc đáo duy nhất của nó là mỗi đội đứng trên một bán cầu.
Gặp may, cầu thủ có thể ghi bàn trên cả 2 bán cầu chỉ trong một trận. Nam thanh, nữ tú thường kéo đến sân này vào ban đêm để bày cuộc mây mưa ngay trên đường biên giữa sân, tha hồ hứng khởi với những chi tiết có một không hai tại cái địa điểm độc đáo ấy.
SVĐ Maracana là một trong những thánh địa nổi tiếng nhất trong thế giới bóng đá. Nó được cấp tốc xây dựng để phục vụ World Cup 1950 và đã đón khoảng 200.000 khán giả trong trận Brazil – Uruguay tại giải ấy. Nhưng nhiều năm sau, việc xây sân mới kết thúc, khi hệ thống nhà vệ sinh được hoàn chỉnh.
Chẳng ai quan tâm đến chi tiết ấy, bởi cách sống phóng túng khiến khán giả có thể tè bậy ngay trên khán đài. Hơn nữa, làm sao có thể mất đến vài phút để đi vào nhà vệ sinh, khi mà bàn thắng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào? Chất amoniac thấm đẫm và ăn mòn các bậc bê tông đến nỗi một phần khán đài từng đổ sụp trong thập niên 1980. Bây giờ, Maracana đã được chỉnh trang với sức chứa nhỏ hơn, và đấy vẫn là sân bóng số 1 của World Cup 2014.
Không Gian Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai… Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước…), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,…), v.v.
Hiện tại, ở các vùng có cồng chiêng như ở Tây nguyên, Lễ hội Cồng chiêng được tổ chức hàng năm là một hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa là một sản phẩm du lịch ăn khách.
Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20cm đến 60cm, loại cực đại từ 90cm đến 120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc.
Lễ hội tại buôn làng – Ảnh: sưu tầm
Cồng chiêng Tây Nguyên là loại nhạc cụ độc đáo, đặc sắc và đa dạng. Các dàn cồng chiêng Tây Nguyên lấy thang bồi âm tự nhiên làm cơ sở để thiết lập thang âm của riêng mình. Trong đó, mỗi biên chế của từng tộc người đều cấu tạo bởi thang 3 âm, 5 âm hay 6 âm cơ bản. Song, cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm, bên cạnh âm cơ bản bao giờ cũng vang kèm một vài âm phụ khác. Thành thử trên thực tế, một dàn 6 chiêng sẽ cho ta tối thiểu 12 âm hay nhiều hơn nữa. Điều đó lý giải tại sao âm sắc cồng chiêng nghe thật đầy đặn và có chiều sâu.
Về nguồn gốc, theo một số nhà nghiên cứu, cồng chiêng là “hậu duệ” của đàn đá. Trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá: cồng đá, chiêng đá… tre, rồi tới thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng… Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng – là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên… Tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu.. . hay trong một buổi nghe khan… đều phải có tiếng cồng chiêng như là thứ để nối kết những con người trong cùng một cộng đồng.
Đốt lửa nhảy múa vui đêm hội – Ảnh: sưu tầm
Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.
Ở phần lớn các tộc người, cồng chiêng là nhạc cụ dành riêng cho nam giới. Đó là trường hợp của các tộc người như Gia Rai, Ê Đê Kpah, Ba Na, Xơ Đăng, Brâu, Cơ Ho… Song, có những tộc người thì cả nam lẫn nữ đều có thể sử dụng, như Mạ, M’Nông. Riêng một số ít tộc người như Ê Đê Bih thì chỉ có nữ giới mới được chơi cồng chiêng.
Lễ hội tập trung rất đông người dân và du khách gần xa – Ảnh: sưu tầm
Cồng chiêng Tây Nguyên là Di sản văn hóa mang đậm dấu ấn thời gian và không gian. Từ chủng loại, phương pháp kích âm, biên chế và thang âm cho đến hệ thống bài bản và nghệ thuật diễn tấu, chúng ta sẽ bắt gặp những gì của một dải nghệ thuật đa diện từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều, từ đơn tuyến đến đa tuyến… Trong đó bảo lưu cả những lớp cắt lịch sử của tiến trình phát triển âm nhạc từ thời kỳ sơ khai. ở đây, mọi giá trị nghệ thuật đều nằm trong mối quan hệ tương đồng và dị biệt, xác định cá tính vùng miền của nghệ thuật. Và, với sự phong phú, độc đáo và đa dạng từ toàn bộ đến từng phần, có thể khẳng định vị trí đặc biệt của cồng chiêng Tây Nguyên trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam.
Âm nhạc của cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện trình độ điêu luyện của người chơi trong việc áp dụng những kỹ năng đánh chiêng và kỹ năng chế tác. Từ việc chỉnh chiêng đến biên chế thành dàn nhạc, cách chơi, cách trình diễn, những người dân dẫu không qua trường lớp đào tạo vẫn thể hiện được những cách chơi điêu luyện tuyệt vời. Với người Tây Nguyên, cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng là tài sản vô giá. Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên không những là một giá trị nghệ thuật đã từ lâu được khẳng định trong đời sống xã hội mà còn là kết tinh của hồn thiêng sông núi qua bao thế hệ. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất cũng như những giá trị về nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là “tiếng nói” của con người và của thần linh theo quan niệm “vạn vật hữu linh”.
Tiết mục của trẻ em địa phương cũng không kém phần hấp dẫn – Ảnh: sưu tầm
Ngày 25/11/2005, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Sau Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh là di sản của thế giới.
Tuy nhiên hiện nay có một vấn đề đang làm cho các nhà khoa học lo lắng đó là không gian và hồn thiêng trong tiếng cồng đang ngày một dần mất đi. Điều đáng quan tâm hiện nay là, ở lớp người trẻ tuổi, không những đơn giản hóa những quan niệm về chiêng cồng mà khả năng tiếp thu để diễn tấu các bài bản chiêng của họ cũng rất hạn chế. Trong cộng đồng Mạ, Cơho ở Lâm Đồng, nhiều nghệ nhân trẻ không thể nhớ hết nổi “36 điệu chiêng” của ông bà họ để lại. Cũng như vậy, ở cộng đồng Mnông tỉnh Đăk Lăk, vẫn có những người không thể phân biệt đâu là bài bản chiêng dùng trong lễ phát rẫy, lễ phơi rẫy, lễ xuống giống và đâu là bài bản chiêng trong lễ tạ ơn rìu rựa, lễ tắm lúa, lễ cúng bến nước…
Nguy hiểm hơn, xu thế mất dần tính thiêng của chiêng cồng Tây Nguyên còn được thể hiện ở chỗ: Ngày nay, nhiều người đã tỏ ra rất tùy tiện trong việc sử dụng các bộ chiêng thiêng và tùy tiện sử dụng các bài bản. Trong các buôn làng ngày xưa, cồng chiêng thường chỉ được sử dụng trong các lễ lớn của gia đình, dòng tộc hoặc buôn làng thì nay, cũng ngay trong cái không gian buôn làng ấy, việc “mua vui” cho “người ngoài” đã trở nên một hiện tượng không hiếm, nếu như không muốn nói là khá phổ biến.
Chương trình hành động quốc gia sau khi cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới sắp tới sẽ là một chương trình dài hơi và đòi hỏi cần được đầu tư nhiều về vật chất và đặc biệt là trí tuệ. Nhưng với thực trạng như hiện nay, việc triển khai chương trình sẽ rất nhiều khó khăn cần phải vượt qua.
ĐỊA CHỈ THƯỞNG THỨC KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
Là một lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hoá cồng chiêng trong đó Đắk Lắk là một điểm quan trọng và hay được chọn nhất do vị trí trung tâm văn hoá, chính trị, xã hội của khu vực Tây nguyên nơi có nhiều cồng chiêng nhất ở Việt Nam.
Cồng chiên, vật linh thiêng không thể thiếu của người dân Tây Nguyên – Ảnh: sưu tầm
Trong lễ hội nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình bày, biểu diễn không gian văn hoá của dân tộc và của tỉnh mình. Do mang đậm màu sắc du lịch nên nó thường được giới thiệu trong các chương trình du lịch của tỉnh Đắk Lắk.
Vị trí: Buôn Đôn thuộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, cách Tp. Buôn Ma Thuột 42km về phía tây bắc.
Hội đua voi thường được tổ chức hàng năm vào tháng 3 tại Buôn Đôn.
Đua voi đầy kịch tính và đòi hỏi kỹ năng cao – Ảnh: sưu tầm
Đến với lễ hội đua voi, du khách sẽ bị cuốn hút trong không khí tưng bừng của ngày hội, với âm vang cồng chiêng và tận mắt chứng kiến những màn trình diễn ngoạn mục bởi các chú voi của núi rừng Buôn Đôn.
Hội đua voi là sự kiện văn hóa lớn ở Tây Nguyên, tôn vinh tinh thần thượng võ của người M’Nông, những người dũng cảm, có truyền thống trong việc săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.
Kéo dài chừng 2 đến 3 tháng, từ ngay đưa lúa vào kho đến ngày sấm ran đầu mùa. Đó là thời gian tạm dừng việc sản xuất để tham gia hội hè, thăm bạn bè… Buôn làng được sửa sang khang trang. Buôn, sóc nọ tiếp buôn sóc kia mở hội đâm trâu. Đâm trâu cúng thần làng, đâm trâu xin thần phù hộ cho từng sóc, đâm trâu nhân lễ bỏ mả để hồn trâu theo người đã khuất về thế giới bên kia.
Mùa xuân là mùa của lễ hội – Ảnh: sưu tầm
Du khách có dịp hòa mình với không khí của hội lễ, với những trò vui dân gian; được tham dự những điệu múa, lời ca quyện với tiếng cồng, chiêng hào hùng, của những cư dân nơi xứ núi.
Hội kéo dài từ tháng 10, 11 đến tháng giêng, tháng hai âm lịch.
Mytour.vn – Nguồn: tổng hợp
Văn Hóa Ẩm Thực Thái Lan Vô Cùng Phong Phú, Đa Dạng Và Không Kém Phần Độc Lạ
Thái Lan là đất nước tuyệt vời của những điều tuyệt vời. Nổi tiếng với ngành công nghiệp du lịch, Thái Lan là xứ sở mà nhiều người mong muốn được đặt chân đến để khám phá và trải nghiệm. Không chỉ có nhiều danh thắng mỹ lệ; các công trình kiến trúc kim – cổ nguy nga; nhiều khu vui chơi giải trí hoành tráng, mua sắm náo nhiệt và đặc sắc; mà còn có những ngôi chùa cổ đồ sộ, gắn với nền văn hóa tín ngưỡng lâu đời.
Thái Lan được mọi người tặng cho những mỹ danh như “Đất nước chùa vàng”, “Thiên đường du lịch”, “Thiên đường mua sắm”, “Xứ sở của những nụ cười thân thiện”… Bên cạnh đó, “Thương hiệu” Thái Lan còn được tạo nên bởi văn hóa ẩm thực phong phú, hấp dẫn và mang nét đặc trưng riêng không nơi nào có được.
Ẩm thực Thái Lan có sự kết hợp giữa nhiều nền văn hóa của các nước lân cận như Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar, Indonesia… Tuy nhiên, ẩm thực Thái Lan không hề bị hòa tan hay lu mờ trước ẩm thực của các quốc gia này mà tự tạo nên cho mình một nét riêng, độc đáo và hấp dẫn.
Đặc điểm chung của ẩm thực Thái Lan là hương vị món ăn vô cùng đậm đà, mỗi vị chua, mặn, ngọt, đắng, cay của món ăn Thái đều được thể hiện hết sức rõ ràng. Món Thái khi chế biến được cho vào rất nhiều loại gia vị và hương liệu khác nhau. Tuy dùng nhiều nhưng không gây ra sự hỗn tạp mà mỗi loại gia vị, mỗi loại hương liệu đều được sử dụng một cách hợp lý và chính xác, cân đong đo đếm trên từng món ăn. Ngoài các loại gia vị thông thường, người Thái còn sử dụng là các loại thảo mộc cho các món ăn như: đinh hương, nghệ tây, húng quế, rau mùi, bạc hà, sả, lá chanh (Kaffir Lime), ớt, gừng, riềng… để tăng thêm mùi vị và làm cho món ăn trở thành thực phẩm chức năng, có lợi cho sức khỏe. Người Thái thích vị chua, cay nên gia vị được ưa chuộng là ớt, chanh và sả.
Món Thái đặc biệt đậm đà, không chỉ ở hương vị mà cả màu sắc, với nhiều sắc màu sặc sỡ. Đó là do sự kết hợp giữa thịt, cá, tôm… với gia vị và nhiều loại rau củ mang những màu sắc khác nhau. Khi một món Thái được đặt lên bàn, thực khách luôn luôn ấn tượng đầu tiên bởi sự bắt mắt của nó, màu sắc kích thích vị giác, tạo cho món ăn thêm ngon miệng.
Ẩm thực Thái mang nét chung là thế, nhưng mỗi vùng miền lại có một nét đặc trưng riêng trong hương vị và cách chế biến.
Ẩm thực Bắc Thái ảnh hưởng từ ẩm thực Myanmar, thường được nấu vừa chín tới, ít nồng, ít cay, hầu như không ngọt và chua. Trong bữa ăn thông thường, xôi là món ăn được ưa thích với các loại nước chấm khác nhau như: namprik noom, namprik dang, namprik ong… Các loại súp phổ biến là kang hangle, kang hoh, kang kae… và xúc xích địa phương như sai ua, nham, thịt hầm, lợn nướng, lợn rán, gà rán và rau đi kèm. Người miền Bắc thích ăn nhất là thịt lợn và rất ít hải sản.
Món ăn miền Đông Bắc ảnh hưởng từ Lào, xôi cũng là món ăn chính và thường kết hợp với thịt, tiết lợn, nộm đu đủ, cá nướng, gà nướng… Người vùng Đông Bắc khoái các loại đặc sản thịt rán như thịt cóc, thằn lằn, rắn, chuột đồng, kiến đỏ, côn trùng… Ngoài ra lợn, bò, gà cũng rất được ưa thích.
Món ăn miền Trung được xem là sự kết hợp ngon nhất giữa các vùng, rất thích ăn gạo tẻ thơm mà Thái Lan là quốc gia nổi tiếng. Trên bàn ăn thường có trung bình từ 3 đến 5 món như Kang Phed (cà ri đỏ Thái), Tom Yum (canh chua), cá trích, trứng rán kiểu Thái, thịt lợn nướng… rau và nước mắm. Món ăn miền Trung Thái ảnh hưởng bởi phong cách nấu nướng của hoàng gia nên được chế biến khá phức tạp, cầu kỳ; kết hợp tinh túy ẩm thực từ các vùng khác. Họ thích món ăn nấu mềm, nhừ và có chút vị ngọt, cách bày biện món ăn cũng rất nghệ thuật và đẹp mắt.
Món ăn miền Nam Thái có dừa, loại gia vị phổ biến và rất được yêu thích. Ẩm thực Nam Thái chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ và Indonesia, món nào cũng mang vị cay nóng hơn những vùng khác. Các món ăn phổ biến như: cà ri Massaman, các món canh súp Kang Liang, Kang Tai Pla, sốt Budu, món Khao Yam… Hải sản tươi cũng là một loại thức ăn được dùng nhiều và rất phong phú như cá, tôm, cua, mực, sò, trai… Hạt điều được sử dụng rất nhiều để làm khai vị hoặc kết hợp trong nhiều món ăn. Vì thích vị cay nên ớt tươi, ớt khô, đậu cay sator là các loại gia vị được sử dụng phổ biến, ưa chuộng.
Người Thái có văn hóa truyền thống trong ẩm thực của riêng mình. Theo phong tục Thái, cả gia đình ngồi dùng cơm chung trên một mâm bày biện các món ăn truyền thống và thông thường hàng ngày. Thái Lan là dân tộc hiếu khách. Thường khách đến nhà, gặp bữa hoặc đang chuẩn bị, luôn được mời dùng cơm chung hết sức nhiệt tình. Ngay cả khi đi trên đường, gặp một nhóm bạn hoặc nhóm người không quen biết, lòng nhiệt tình hiếu khách này vẫn không hề giảm sút.
Ẩm thực Thái vô cùng phong phú, đa dạng và không kém phần độc lạ, nổi tiếng thế giới, mang những hương vị riêng, không bị hòa lẫn bởi bất cứ quốc gia nào khác. Món ăn Thái có vị chung là chua, cay; đặc biệt là vị cay khá nồng. Các món mặn hay tráng miệng đều có nhiều chủng loại, rất ngon và dễ ăn, giá cả mềm. Nếu có dịp đến với “Xứ sở Chùa Vàng” thì đừng nên bỏ qua cơ hội thưởng thức được nhiều nhất các món đặc sản của đất nước này.
Nét Văn Hóa Đặc Trưng Của Người Singapore &Amp; Những Lễ Hội Văn Hóa Không Nên Bỏ Qua Ở Đây?
Nét văn hóa đặc trưng của người Singapore:
– Đa-chủng-tộc giữa lòng châu Á
Nhiều người cho rằng, chính Luật của đạo Islam và chế độ Sultan đã duy trì quan hệ đoàn kết và thái độ an phận trong cuộc sống của người dân Singapore.
– Những thói quen ý nhị
Không riêng người Singapore, khi đến bất cứ quốc gia nào khác, bạn cũng phải tìm hiểu trước về các thói quen chỉ tay, các quan niệm phổ thông hay phong tục địa phương để “nhập gia tùy tục”.
Chẳng hạn, việc dùng ngón tay trỏ chỉ vào người khác hay nắm chặt nắm tay hoặc ngón tay giữa ở Singapore đều bị coi là hành động kỳ vô lễ. Còn nếu có thói quen chắp hai tay vào sườn thì cũng nên… hạn chế bớt vì điều này đồng nghĩa với sự bực tức.
Một thói quen có thể sẽ phải chú tâm hơn là việc sử dụng đôi đũa. Trong khi ăn cơm, bạn không được đặt đũa lên trên bát hoặc lên đĩa thức ăn. Đối với những người làm việc trong lĩnh vực hàng hải, khi ăn cơm họ cũng sẽ không lật ngửa con cá, bởi vì việc đó đồng nghĩa với việc lật thuyền. Thay vào đó, bạn có thể tách xương cá ra trước rồi mới ăn phần thịt bên dưới.
Ngoài ra, cũng như người Việt mình, người dân Singapore cũng có một số kiêng kị vào dịp đầu năm mới như là việc kiêng quét dọn hay làm vỡ đồ đạc. Đặc biệt, họ rất kị con số 7 và luôn cố gắng tránh con số này.
– Nổi tiếng về sự sạch sẽ
Đảo quốc sư tử nổi tiếng trên khắp thế giới về sự sạch sẽ. Năm 2012, thành phố này chỉ xếp sau Tokyo về sự sạch sẽ trên bản đồ thế giới và đây cũng là hai thành phố duy nhất của châu Á lọt vào danh sách này. Nhắc đến nơi đây, nhiều người vẫn dùng khái niệm “thành phố trong rừng” hay “rừng trong thành phố”. Từ các vườn tiểu cảnh, những vạt rừng xanh nhìn từ cửa máy bay đến những hàng cây thẳng tắp bên đường đều phủ một màu xanh mát mẻ.
Những lễ hội văn hóa không nên bỏ qua ở Singapore:
Dù bạn đi cùng gia đình hay thích tự mình thử thách và khám phá, dù bạn muốn tham gia vào những hành trình văn hóa hoặc những lễ hội rực rỡ, dù bạn đến để thưởng thức những món ăn địa phương ngon miệng và đẹp mắt hay chỉ đơn giản để tận hưởng một kỳ nghỉ bên bạn bè và gia đình, Singapore, với những nét đẹp của mình sẽ luôn chào đón bạn và gia đình bằng những cách độc đáo và hấp dẫn riêng.
Hãy tự mình khám phá những địa điểm văn hóa đa dạng, những khu tôn giáo quanh đảo quốc và làm quen với xã hội đa văn hóa của Singapore. Dù đi theo đoàn, đi cùng bạn bè, người thân hay một mình, bạn cũng sẽ có cơ hội tìm hiểu về bề dày lịch sử của đất nước này, hòa mình và trải nghiệm những nét đẹp trong văn hóa đa sắc tộc cũng như phong cách sống của người dân nơi đây.
Đầu tiên có thể kể đến lễ hội Hari Raya Puasa của cộng đồng người Malay theo đạo Hồi. Năm nay, theo lịch của đạo Hồi, lễ hội sẽ rơi vào ngày 8/8/2013. Đây cũng là một lễ hội rất thú vị, lôi cuốn và đầy màu sắc. Cho dù bạn đến từ nơi đâu, bạn đều được chào đón ở đây. Các bạn sẽ thỏa sức tận hưởng một không khí lễ hội náo nhiệt với những con phố được trang hoàng rực rỡ cùng những sạp hàng mở cửa tới tận khuya, bày bán đủ các loại thực phẩm, vải vóc, và mặt hàng mỹ nghệ.
Lễ hội Hari Raya Puasa
Lễ Vu Lan huyền ảo của người Singapore
Bên cạnh đó, bạn có thể tham gia vào lễ hội Deepavali vào tháng 10 này. Đây là ngày hội mà cộng đồng đạo Hồi trên khắp thế giới ca ngợi cái tốt đánh bại cái ác, ánh sáng chiến thắng bóng tối. Trong dịp lễ này, mọi người mặc quần áo mới và chia sẻ bánh kẹo với nhau. Vào dịp này, các con đường tại khu Little India ở Singapore được trang hoàng đầy nghệ thuật và lộng lẫy với nhiều màu sắc rực rỡ. Hãy trải nghiệm lễ hội theo cách truyền thống của cộng đồng người Ấn ở Singapore là vẽ henna – sơn trang trí hai bàn tay bạn bằng nước nhuộm màu nâu đỏ được chế từ lá móng.
Lễ hội Deepavali đầy màu sắc của cộng đồng đạo Hồi
Lễ hội bắn pháo hoa ở Singapore trong ngày Quốc Khánh
Mọi thông tin liên hệ hotline để được tư vấn miễn phí.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Văn Hóa Bóng Đá Brazil: Không Dị, Không Lạ Thì Không Đúng Bản Sắc trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!