Đề Xuất 6/2023 # Văn Hóa Du Lịch Mối Quan Hệ Trong Việc Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Du Lịch Ở Việt Nam # Top 6 Like | Tuvanduhocsing.com

Đề Xuất 6/2023 # Văn Hóa Du Lịch Mối Quan Hệ Trong Việc Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Du Lịch Ở Việt Nam # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Văn Hóa Du Lịch Mối Quan Hệ Trong Việc Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Du Lịch Ở Việt Nam mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

18 Tháng Giêng 2017          9033 lượt xem

Đặt vấn đề

Du lịch văn hóa là xu hướng của nhiều nước. Loại hình du lịch này rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, rất tốt cho hoạt động xóa đói giảm nghèo quốc gia, vì vậy phải được xem là hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Khi xác định hướng đi “văn hóa gắn với du lịch”, người làm du lịch phải có một trình độ nhất định, được đào tạo bài bản về văn hóa nghệ thuật, để có thể tạo được những hiệu ứng từ các hoạt động biểu diễn, lưu lại được những giá trị và ấn tượng văn hóa trong lòng du khách, chứ không chỉ khai thác ánh sáng, âm thanh, mầu sắc đơn thuần…

Như là một biểu thị của nhu cầu mang “tính người”, du lịch dưới bất cứ hình thức nào cũng hướng tới việc tiếp xúc, giao lưu, học hỏi và mở mang về văn hóa. Trong bối cảnh ngành du lịch ở Việt Nam đang trên đà phát triển, song vẫn tồn tại một số bất cập, thì lĩnh vực này cũng cần được xem xét từ góc nhìn  văn hóa. Khi xác định du lịch như hành vi thỏa mãn văn hóa, cũng tức là cần xác lập các tiêu chí để làm nên một “văn hóa du lịch”. Thiết nghĩ, văn hóa du lịch được thể hiện trên hai phương diện: một là văn hóa của du lịch và hành vi văn hóa của người làm du lịch. Văn hóa của du lịch là dấu ấn riêng, độc đáo, tạo nên bản sắc của văn hóa mỗi cộng đồng. Ðó là yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn đối với du khách.

            Mối quan hệ văn hóa và du lịch ?

            Trong những năm gần đây có một vài nhận xét cho rằng, văn hóa và du lịch đã có sự gắn kết, tuy nhiên đó mới chỉ là mang tính tự phát, nên chưa thực sự phát huy hiệu quả. Du lịch và văn hóa cần nhìn về một hướng. Nguyên nhân của hiện trạng này thuộc về cả hai phía. Hầu hết các đơn vị văn hóa chưa xây dựng chương trình biểu diễn trở thành sản phẩm du lịch, hay nói cách khác chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch. Các công ty lữ hành hiểu nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch nhưng chưa thực sự nhập cuộc, không chủ động giới thiệu với khách những sản phẩm văn hóa của dân tộc. Một lý do nữa là kinh phí và nhân lực của các hoạt động biểu diễn đa phần được hoạch định một cách cảm tính, nhiều thay đổi, không theo xu hướng kinh tế thị trường mang mầu sắc thực sự là sản phẩm du lịch, mà theo xu hướng làm nghệ thuật, gây nhiều trở ngại cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chuyên nghiệp.

            Nói mối quan hệ văn hóa và du lịch, người ta thường nghĩ đến những lễ hội. Những lễ hội cũng là một phần quan trọng của đời sống văn hóa, có hàm chứa yếu tố nghệ thuật. Nhưng không phải cứ có biểu diễn nghệ thuật là trở thành lễ hội, mặt khác những lễ hội được tổ chức phần nào sơ sài, dàn trải bốn mùa trong năm, ở hầu như tất cả các địa phương trên cả nước, đã bắt đầu cho thấy sự nhàm chán và lặp lại nhau, chưa nói đến sự phản cảm khi khâu tổ chức  làm sơ sài, đơn điệu. Phần lớn các chương trình khai trương lễ hội du lịch hiện nay mang tính chất “sân khấu hóa” và có xu hướng lễ hội hóa ở tất cả các địa phương có một kịch bản na ná giống nhau… Ở một góc nhìn khác, tình trạng mô phỏng, manh mún, thiếu sáng tạo trong xây dựng văn hóa của du lịch còn được bổ sung bởi hành vi thiếu “tính văn hóa” của một số người làm du lịch, trong một số trường hợp họ đã làm thất vọng du khách. Thái độ thiếu niềm nở, hay miễn cưỡng niềm nở khi đón tiếp du khách là hình ảnh còn gặp mỗi khi tới các điểm du lịch.

            Thổi hồn văn hóa vào du lịch…

Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục… gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng… để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ.

Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương – nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo. Khách du lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch nước ngoài. Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương.

Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, nhưng lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội. Những quốc gia phát triển mạnh du lịch văn hóa là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, và một số nước thuộc khu vực Nam Mỹ….

            Hầu hết các quốc gia thường khai thác các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, lễ hội, thể thao, giải trí… để phát triển du lịch. Sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa nghệ thuật và du lịch đã làm cho những sự kiện văn hóa, nghệ thuật trở thành một thương hiệu của một lễ hội vượt ra khỏi tầm địa phương, quốc gia mà còn là mang một giá trị của thế giới.

Trong những năm qua, Việt Nam đã tổ chức rất thành công những sự kiện lớn gây được sự chú ý đến các quốc gia trong khu vực và quốc tế. Có thể kể đến như Festival nghệ thuật Huế, Festival biển Nha Trang, Carnavan biển Hạ Long, Festival cồng chiêng Tây Nguyên, Hành trình Di sản miền Trung… Những lễ hội trên đã trở thành “hiệu ứng văn hóa” không chỉ còn của địa phương mà là sự hòa quyện, giao thoa của văn hóa Việt Nam với các đoàn nghệ thuật trên thế giới cùng tham gia để lại trong lòng du khách bốn phương.

Việt Nam, ngoài những tiềm năng du lịch đã được khai thác như cảnh quan thiên nhiên, nghỉ dưỡng, ẩm thực, chữa bệnh… còn một tiềm năng ở tầm sâu hơn, nhưng hứa hẹn một khả năng phát triển phong phú bội phần, đó là tiềm năng văn hóa nghệ thuật. Gắn bó sâu sắc với đời sống tinh thần của người Việt, với non nước hữu tình của dân tộc Việt, những hình thái nghệ thuật đã trở thành một phần không thể thiếu, có thể xem như linh hồn của người Việt. Nhưng bao nhiêu năm qua, chúng ta chỉ quan tâm khai thác du lịch bằng cái thế giới bên ngoài, cái thế giới vật chất hữu hình, với những ưu đãi của thiên nhiên, mà ít quan tâm đến việc giới thiệu đời sống tinh thần của dân tộc. Nếu những giá trị ấy được giới thiệu một cách chiến lược, có phong cách, có định hướng thì du lịch Việt Nam mới có thể có được cái bản sắc độc đáo riêng, không hề lặp lại bất kỳ ai khác trong thế giới du lịch đang ngày một phát triển phong phú và đa dạng hiện nay. Hãy làm khơi dậy và khai thác những di tích lịch sử, những truyền thuyết, những giá trị văn hóa nghệ thuật trở thành những sản phẩm du lịch, chương trình du lịch độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Câu chuyện khai thác giá trị văn hoá làng nghề truyền thống trong việc phát triển du lịch cộng đồng

            Trong những năm qua, ngành du lịch đã có những bước phát triển đáng kể khi nhiều doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các khu du lịch lớn nhằm khai thác lợi thế về cảnh quan, lịch sử, văn hóa, con người để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đang chuyển dần sang xây dựng các điểm du lịch mới mang tính tiên tiến, hiện đại. Trong khi đó, du lịch lễ hội văn hóa, làng nghề truyền thống là một thế mạnh và nét đặc trưng vốn có của du lịch Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với khách du lịch quốc tế khi đến tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Việc khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống như một chiến lược phát triển bền vững gắn với cộng đồng dân cư địa phương. Đồng thời giữ gìn những nét bản sắc văn hóa của các địa phương đã đi vào tiềm thức của quốc gia, của dân tộc.

Lịch sử nông thôn Việt Nam gắn liền với các thôn xóm và các làng nghề, đó là những đặc trưng cơ bản trong truyền thống kinh tế, văn hóa của xã hội nông thôn Việt Nam. Hiện đại hóa công nghệ truyền thống và truyền thống hóa công nghệ hiện đại là một nội dung của chiến lược công nghiệp hóa ở Việt Nam. Các làng nghề sẽ là cầu nối giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, giữa truyền thống và hiện đại và là nấc thang phát triển quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa nông thôn nước ta. Chúng đã góp phần đáng kể đối với sự phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đặc biệt hơn cả là đối với vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động.

            Làng nghề du lịch là một không gian lãnh thổ nông thôn, ở đó người dân không những tổ chức sản xuất một hoặc một số sản phẩm thủ công truyền thống mà còn cung cấp các dịch vụ phục vụ và thu hút khách du lịch. Phát triển du lịch làng nghề được coi là một hướng đi rất quan trọng để gìn giữ, giới thiệu, bảo tồn và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc, của quốc gia. Phát triển mô hình du lịch làng nghề còn có tác dụng hỗ trợ đắc lực cho khu vực nông thôn chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế theo hướng phát triển bền vững trong tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, ở mỗi làng nghề du lịch là sự kết hợp với tìm hiểu văn hóa, tín ngưỡng và phong tục tập quán của bản thân làng nghề đó, để có thể tìm ra những nét độc đáo, gây ấn tượng cho du khách. Nếu trong một chương trình du lịch đúng dịp làng nghề tổ chức các lễ hội tôn vinh tổ nghề thì đó sẽ là dịp may hiếm có cho du khách và không thể bỏ qua. Các công ty du lịch cần tận dụng tốt những cơ hội như vậy để sắp xếp chương trình và thực hiện đan xen vào những điểm du lịch khác.

            Du lịch làng nghề không chỉ đơn thuần là đến xem các nghệ nhân làng nghề làm ra sản phẩm, hay đến mua sắm, tham quan làng nghề mà khách du lịch còn mong muốn được tìm hiểu những giá trị nhân văn trong nó, những giá trị phi vật thể tồn tại hàng ngàn năm. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu khách du lịch thì nên tổ chức, khôi phục lại các lễ hội làng nghề để thấy được xuất xứ làng nghề, ông tổ đã sinh ra nghề… và thấy được nét đẹp trong nghề đó. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới khi khai thác các làng nghề hoặc lễ hội truyền thống làm sản phẩm kinh doanh du lịch là họ sử dụng hình thức “3 cùng” gần giống với mô hình “homestay”. Đó là khách du lịch “ăn cùng, ở cùng và làm cùng” với những người dân bản địa của một làng nghề truyền thống nào đó. Với hình thức này, việc kéo khách du lịch cùng hòa vào cuộc sống của người dân bản địa sẽ làm cho thời gian của một chương trình du lịch được dài hơn. Đồng thời sự hứng thú đối với khách du lịch sẽ được tăng lên khi chính họ tận hưởng thành quả do chính bàn tay mình làm ra dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân làng nghề.

Một điều dễ nhận thấy là khách du lịch quốc tế đi du lịch Việt Nam thường rất thích tìm hiểu phong tục, tập quán, lối sống của con người Việt Nam, chính vì thế, những chương trình du lịch làng nghề sẽ là cách hay nhất để giới thiệu với bạn bè quốc tế về một Việt Nam đang cố gắng gìn giữ những di sản cha ông để lại và phát huy, sáng tạo nó. Khách đến tham quan làng nghề sẽ được tận mắt chứng kiến những tinh hoa mà cha ông ta để lại và được biết nhiều hơn về văn hóa, lối sống Việt Nam.

Trong các hoạt động của du lịch có tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ ngơi và mua sắm thì việc đến thăm các làng nghề truyền thống luôn giữ một vị trí quan trọng trong chương trình du lịch, là điểm đến thú vị để du khách trong và ngoài nước có cơ hội tham quan, tìm hiểu nghề, mua sắm đồ dùng, mua hàng lưu niệm. Để đáp ứng nhu cầu của du khách, thách thức mới đặt ra đối với các nhà quản lý ngành và các cấp chính quyền địa phương là phải tạo ra sản phẩm làng nghề hấp dẫn, độc đáo mang nét đặc thù riêng nhằm thu hút ngày càng đông các đoàn khách đến địa phương mình đồng thời tạo cơ hội bán hàng tại chỗ tạo thêm công ăn việc làm cho người dân sở tại nhờ dịch vụ du lịch, góp phần tăng nguồn thu cho người dân, tăng ngân sách cho địa phương và xã hội. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng của các cấp chính quyền ở các địa phương, nhưng nhiều năm qua mới chỉ có một số làng nghề được khai thác đưa vào các chương trình du lịch của một số doanh nghiệp lữ hành. Hơn nữa, việc khai thác này cũng còn rất khiêm tốn chưa được tổ chức một cách quy mô lớn, có hệ thống và chủ yếu mang tính tự phát từ phía các doanh nghiệp lữ hành do nhu cầu đa dạng sản phẩm du lịch cho khách trong chương trình du lịch.

            Việt Nam có tiềm năng rất to lớn về làng nghề, sản xuất làng nghề và du lịch làng nghề. Đặc biệt, có những làng nghề, phố nghề tồn tại đến cả nghìn năm tuổi. Truyền thống lịch sử về phát triển làng nghề lâu đời, làng nghề truyền thống của là nguồn “tài sản” quý giá của dân tộc ta, đất nước ta. “Tài sản” đó không chỉ mang ý nghĩa kinh tế – xã hội mà còn thể hiện nền văn minh độc đáo của dân tộc Việt Nam. Sự phát triển của các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống hiện nay là một xu hướng tất yếu khách quan. Dưới góc độ của du lịch, làng nghề truyền thống chính là tài nguyên du lịch nhân văn, nó đã góp phần tạo ra sự phong phú, đa dạng, có giá trị cho sản phẩm du lịch trên hai phương diện. Đó là, những điểm tham quan du lịch và các sản phẩm của làng nghề cũng chính là sản phẩm phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên, phát triển du lịch làng nghề trong thời gian qua còn mang tính tự phát. Số làng nghề được chọn làm điểm du lịch còn hạn chế so với số lượng các làng nghề truyền thống hiện nay. Phần lớn các làng nghề được đầu tư về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, khả năng tổ chức, quản lý, vốn kiến thức thị trường và kỹ năng marketing ở địa phương đều thiếu và yếu. Bản thân các làng nghề thủ công truyền thống chưa thể tự điều tra, khảo sát nhu cầu khách du lịch, trong khi các tổ chức, hiệp hội làng nghề chưa khẳng định được vai trò của mình trong việc định hướng bảo tồn, phát triển du lịch làng nghề. Do vậy, để duy trì làng nghề, sản phẩm mang bản sắc văn hóa đích thực thì phải tạo môi trường tốt cho thợ thủ công, nghệ nhân sáng tạo và tôn vinh giá trị văn hóa nghề của họ… Để phát triển du lịch làng nghề, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành để thực hiện khâu tổ chức tiếp thị, hướng dẫn, phát triển du lịch làng nghề.

            Hiện nay có hai mô hình làng nghề du lịch đang được đầu tư phát triển. Một là, phát huy làng nghề truyền thống trên cơ sở vốn có tồn tại từ xa xưa của địa phương. Hai là, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu du lịch rồi đưa mô hình làng nghề vào đó rồi phục dựng không gian truyền thống để khai thác các giá trị sản phẩm văn hóa. Như vậy, các địa phương, tùy theo từng đặc điểm, quy hoạch của mỗi làng nghề mà lựa chọn mô hình phù hợp. Tuy nhiên, để phát triển bền vững du lịch làng nghề truyền thống, cần sự hỗ trợ đồng bộ của các cấp chính quyền, các ngành hữu quan, sự thống nhất trong các chủ trương, chính sách của Nhà nước và các giải pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch làng nghề trong hiện tại và tương lai của Việt Nam. Đây chính là hướng đi khai thác làng nghề truyền thống với phát triển du lịch cộng đồng bền vững.

            Thay cho lời kết

            Muốn gắn kết tốt hai lĩnh vực văn hóa và du lịch đòi hỏi những người làm du lịch phải được đào tạo trong một môi trường có sự gắn bó hữu cơ của văn hóa nghệ thuật, hiểu và cảm nhận được một cách sâu sắc những giá trị phi vật thể của nghệ thuật, nhận thức được sự khác nhau giữa việc tổ chức các sinh hoạt nghệ thuật với việc tổ chức biểu diễn đơn thuần, đi đến gắn nghệ thuật với du lịch theo tinh thần nâng hoạt động thưởng thức nghệ thuật lên một đẳng cấp văn hóa khác.

            Song song với việc xây dựng chương trình đào tạo giao thoa, các trường cần có những hoạt động ngoại khóa, các chương trình liên kết mà ở đó trong mỗi sự kiện đều có sự tham gia của các sinh viên của ngành nghệ thuật cũng như ngành du lịch cùng thực hiện. Việc tiếp cận khai thác các giá trị nghệ thuật trong lĩnh vực du lịch là hướng đi tất yếu của các trường văn hóa nghệ thuật và du lịch trong tương lai. Việc biến các chương trình biểu diễn thành sản phẩm du lịch là quá trình tái đầu tư đối với văn hóa nghệ thuật.

ThS. Đoàn Mạnh Cương

Thương Mại Nghệ An Đón Đầu Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao

Cơ sở Trường Cao đằng Du lịch – Thương mại Nghệ An tại Vinh. Ảnh:P.V

Trường Cao đẳng Du lịch – Thương mại Nghệ An là 1 trong 40 trường trọng điểm của cả nước được đầu tư thành trường chất lượng cao đến năm 2020 theo Quyết định số 761/QĐ – TTg ngày 23/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ; cũng là 1 trong 25 trường trong toàn quốc được đào tạo nghề trọng điểm cấp độ quốc tế từ chương trình chuyển giao của Australia. Trường có 3 cơ sở đào tạo ở thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò. Ngoài ra, trường còn đào tạo tại 13 cơ sở liên kết trong tỉnh và ngoài tỉnh như Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Trường đang đào tạo 8 nghề trình độ cao đẳng và 6 nghề trình độ trung cấp; cơ sở vật chất khang trang và hiện đại; đội ngũ giáo viên gần 100% có trình độ thạc sỹ trở lên.

Trường đào tạo các ngành nghề thuộc lĩnh vực du lịch như: Hướng dẫn du lịch, Quản trị nhà hàng, Quản trị khách sạn, Kỹ thuật chế biến món ăn, Quản trị lễ tân. Hiện nay, nhà trường mở rộng quy mô đào tạo với 3 cơ sở có đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất dạy học (1 cơ sở tại TP. Vinh; 2 cơ sở tại thị xã Cửa Lò), hàng năm nhà trường cung cấp một số lượng lớn học sinh, sinh viên ngành du lịch – khách sạn cho các nhà hàng khách sạn đóng trên địa bàn cũng như các khu du lịch, resort nổi tiếng trong nước như Bãi Lữ Resort, TX. Cửa Lò, Mũi Né, Vinpearl Nha Trang…

Với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống nhà thực hành được đầu tư các máy móc thiết bị nhập khẩu từ châu Âu, trong quá trình đào tạo nhà trường luôn tạo điều kiện cho học sinh sinh viên học tập kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong đó 30% lý thuyết, 70% thực hành. Đây là điều kiện giúp cho HSSV sau khi tốt nghiệp ra trường tìm kiếm việc làm thuận lợi hơn, dễ dàng bắt nhịp với công việc phù hợp chuyên ngành được đào tạo.Đặc biệt, hiện nay có 2 nghề Hướng dẫn du lịch và Quản trị nhà hàng được nhà trường đào tạo theo chương trình chuyển giao từ học viện Chisholm, bang Victoria, Úc.

Cơ sở Trường Cao đẳng du lịch – thương mại Nghệ An tại Thị xã Cửa Lò.

Trao đổi với cô Phạm Thị Hường – Trưởng khoa Du lịch và NV Khách sạn, được biết: Chương trình đào tạo cấp độ quốc tế chuyển giao từ Úc đối với nghề Quản trị nhà hàng và Hướng dẫn du lịch được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hợp đồng đào tạo thí điểm. Nghề Hướng dẫn du lịch có 4 trường được đặt hàng đào tạo đó là: Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Huế; Trường Cao đẳng Nghề Du lịch – Dịch vụ Hải Phòng; Trường Cao đẳng  Du lịch – Thương mại Nghệ An; Trường Cao đẳng nghề Vũng Tàu. Nghề Quản trị nhà hàng có 2 trường được đặt hàng đó là Trường Cao đẳng Du lịch – Thương mại Nghệ An và Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu.

Để đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn đào tạo của Úc, hiện nay Trường Cao đẳng Du lịch – Thương mại Nghệ An có cơ sở vật chất trang thiết bị đảm bảo cho giảng dạy nghề Hướng dẫn du lịch và Quản trị nhà hàng đã được phía học viện Chisholm (Úc) sang kiểm định và đánh giá. Thời gian tới, trường tiếp tục đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất để nâng cao hơn chất lượng cơ sở vật chất nhằm đảm bảo việc giảng dạy lâu dài. Trước mắt, trường lựa chọn đào tạo 2 lớp thí điểm Quản trị nhà hàng và Hướng dẫn du lịch (mỗi lớp 25 học sinh, đã tốt nghiệp THPT) theo chương trình chuyển giao từ Úc để đào tạo và sau khi sinh viên tốt nghiệp được cấp 2 bằng cao đẳng của Việt Nam và của Úc. Những sinh viên này phải trải qua thời gian học 6 tháng để đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu là B1 theo khung trình độ ngoại ngữ châu Âu (CEFR). Để đạt được chuẩn đầu vào tiếng Anh tối thiểu là B1, thì nhà trường đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Thương mại và Phát triển giáo dục Việt Nam – Đơn vị được Tổng cục Dạy nghề giới thiệu để tổ chức đào tạo tập trung và thi tiếng Anh để lấy chứng chỉ B1.

Sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch – Thương mại Nghệ An thực hành lễ tân. Ảnh: SM

Để đảm bảo đạt chuẩn tiếng Anh theo quy định, Nhà trường bố trí 2 giáo viên là trưởng và phó khoa du lịch làm giáo viên chủ nhiệm của 2 lớp Quản trị nhà hàng và Hướng dẫn du lịch. Toàn bộ sinh viên được kiểm tra tiếng Anh để chia nhỏ ra làm 6 nhóm trình độ khác nhau để đào tạo; bố trí giáo viên khoa ngoại ngữ kèm và dự giờ giảng dạy trên lớp để đảm bảo việc học của các em đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức cho toàn bộ sinh viên ở tập trung cùng một khu vực ở ký túc xá để quản lý giờ giấc học của các em ngoài giờ học chính ở lớp.

Nhà trường bố trí các giáo viên đạt chuẩn theo quy định của Úc để tham gia giảng dạy cho nghề. Ngoài ra, trường còn bố trí cho giáo viên đăng ký tham gia học tập tại Úc để đảm bảo các điều kiện giảng dạy theo quy định phía Úc. Cả hai nghề Quản trị nhà hàng và Hướng dẫn du lịch đều sử dụng bộ chương trình đã được chuyển giao từ Học viện Chisholm, Úc và được Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho phép sử dụng tại Quyết định số 1808/QĐ-LĐTBXH ngày 09/12/2015.

Các đối tác thăm quan Trường Cao đẳng du lịch – thương mại Nghệ An

Em Trần Thị Mai – sinh viên khóa đầu tiên ngành Hướng dẫn du lịch được đào tạo theo tiêu chuẩn Úc cho biết: “Sau khi tốt nghiệp, chúng em được cấp 2 bằng của Việt Nam và của Úc. Đây là cơ hội để chúng em có thể tiếp cận với các nước tiên tiến, đồng thời tìm được việc làm phù hợp với khả năng, năng lực sau khi đào tạo”.

Cũng theo cô Phạm Thị Hường – Trưởng khoa Du lịch và NV khách sạn, những sinh viên sau khi đào tạo được cấp 2 bằng tốt nghiệp (1 bằng tốt nghiệp của Việt Nam và 1 bằng tốt nghiệp do Học viện Chisholm (Úc) cấp). Sinh viên tốt nghiệp nếu đủ điều kiện và có nguyện vọng sẽ được liên thông lên đại học tại các trường đại học của Úc. Ngoài ra, sinh viên còn được giới thiệu việc làm tại các doanh nghiệp lớn trên cả nước, có cơ hội xuất khẩu lao động sang các nước khu vực ASEAN và thế giới.Thời gian tới, Trường tiếp tục hợp tác với Đức đào tạo thí điểm quốc tế 2 nghề: Kỹ thuật chế biến món ăn và Lễ tân khách sạn.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và UBND tỉnh Nghệ An cùng toàn thể xã hội, nhà trường đang chủ động đón đầu đào tạo nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành du lịch trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Nguồn Lực Để Phát Triển Du Lịch Việt Nam

Huy động nguồn lực tài nguyên

Các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, quy hoạch và phát triển tài nguyên du lịch thời gian qua đã có những bước phát triển đáng kể. Hiện nay, nhiều di sản vật thể, phi vật thể được nghiên cứu, bảo tồn và được công nhận là di sản văn hóa các cấp từ Trung ương đến địa phương. Nhiều danh thắng, tài nguyên thiên nhiên được công nhận là khu bảo tồn và các vườn quốc gia, đang được quản lý và bảo vệ trên khắp cả nước. Gần 20 di sản thiên nhiên và văn hóa đã được tổ chức UNESCO công nhận và vinh danh, có những giá trị tài nguyên đã được phát hiện tại Việt Nam có giá trị đặc biệt, duy nhất trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh đó, ngành Du lịch đã triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch của Việt Nam các giai đoạn 1995 đến 2000, giai đoạn 2001 đến 2010, và quy hoạch tổng thể đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, trên cơ sở đó, ngành Du lịch đã triển khai xây dựng quy hoạch phát triển du lịch theo đặc điểm tài nguyên của từng vùng.

Ngoài ra, phương thức xã hội hóa trong huy động các nguồn lực tài chính đã được triển khai trong giai đoạn vừa qua; các doanh nghiệp đã chủ động tham gia đầu tư quy hoạch, phát triển tài nguyên, sản phẩm du lịch của ngành và địa phương, như trường hợp tỉnh Ninh Bình đã triển khai rất tốt phương thức này.

Huy động nguồn lực khoa học công nghệ

Trong lĩnh vực du lịch, việc sử dụng công nghệ xanh – sạch phục vụ phát triển bền vững bắt đầu được sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Mô hình khách sạn xanh đang và sẽ mở rộng trên phạm vi khắp cả nước. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch, đặc biệt là việc sử dụng công nghệ thông tin trong marketing, xúc tiến quảng bá du lịch được sử dụng phổ biến thông qua các trang thông tin điện tử, các ấn phẩm thông tin du lịch. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng e-marketing để tổ chức kinh doanh và hình thức này đang triển khai rộng rãi ở Việt Nam.

Huy động nguồn lực con người

Nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn cơ cấu nguồn nhân lực, tính chuyên nghiệp được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển ngành. Du lịch Việt Nam đã được thụ hưởng các nguồn lực từ nhiều quốc gia trên thế giới thông qua những nguồn vốn viện trợ phát triển cho việc đào tạo nhân lực chất lượng cao như Nhật Bản, Australia…, đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực như các Dự án Luxembourg, Dự án EU – ESRT, Dự án của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)…

Huy động các nguồn lực mềm

Với chính sách ngoại giao rộng mở, Việt Nam tăng cường quan hệ ngoại giao song và đa phương, thông qua đó để phát triển kinh tế văn hóa. Việt Nam cũng thực hiện và tăng cường thực hiện các hoạt động ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa, góp phần không nhỏ cho phát triển ngành Du lịch.

Ngành Du lịch Việt Nam, cũng như các địa phương đã coi trọng việc hợp tác liên kết quốc tế trong phát triển du lịch, đã tham gia Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp quốc vào năm 1981, đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế trên thế giới về du lịch như: Hiệp hội Du lịch châu Á – Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội Du lịch các nước Đông Nam Á (ASEANTA) và các tổ chức khác như: Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM).

Theo Tổng cục Du lịch, Việt Nam đã ký các hiệp định hợp tác, liên kết song phương với khoảng 43 quốc gia và có quan hệ hợp tác du lịch với các nước như Bỉ, Luxemburg, New Zealand…; hợp tác đa phương với các quốc gia ASEAN, ký thỏa thuận nghề chung ASEAN (MRA). Các địa phương cũng đã chủ động trong việc hợp tác với các địa phương của các nước trên thế giới.

Ở cấp độ doanh nghiệp, đơn vị, nhiều hãng lữ hành quốc tế và các khách sạn lớn của Việt Nam đã tham gia và là thành viên của các hiệp hội du lịch của các quốc gia như: Hiệp hội Lữ hành Nhật Bản (JATA), Hiệp hội Lữ hành của Hoa Kỳ (ASTA)… Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch, các cơ sở đào tạo du lịch Việt Nam cũng đã chủ động có những hoạt động hợp tác mang tính riêng biệt, ký kết các hợp đồng hoặc thỏa thuận với các đối tác là doanh nghiệp, hoặc các địa phương, các cơ sở đào tạo du lịch nước bạn, như Vietravel đã ký thỏa thuận hợp tác với tỉnh Aichi của Nhật Bản, hợp tác giữa Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế với đối tác vùng Poitou Charentes – Pháp, hợp tác giữa Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội với các đối tác Luxembourg, Hungary, Đài Loan… Các doanh nghiệp du lịch chủ động thu hút các nguồn lực vốn và kinh nghiệm theo phương thức liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài hoặc thực hiện phương thức nhượng quyền thương hiệu để triển khai tổ chức kinh doanh. Bước đầu, nhiều hoạt động liên doanh, liên kết và nhượng quyền thương hiệu đã thu được hiệu quả nhất định.

Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch theo hướng bền vững ngày càng được mở rộng, vai trò của cộng đồng đã và đang được đánh cao thông qua các quan điểm lấy cộng đồng làm nòng cốt, đóng vai trò chính trong việc phát triển du lịch trong đó có loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch có trách nhiệm.

Tuy nhiên, thực tiễn huy động các nguồn lực phát triển ngành Du lịch trong thời gian qua vẫn còn nhiều vấn đề trăn trở, chẳng hạn như: chưa phát huy được phương thức xã hội hóa trong thu hút các nguồn lực; sử dụng và khai thác các nguồn lực khoa học công nghệ còn hạn chế; các nguồn lực mềm chưa được khai thác một cách hiệu quả…

Trong thời gian tới, ngành Du lịch Việt Nam cần có những cải thiện để có thể phát triển du lịch đúng hướng và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Việt Nam trở thành một điểm du lịch phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các ngành, các chủ thể và các đối tượng trong và ngoài nước, đặc biệt là trong nước; sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bổ sung hỗ trợ các kinh nghiệm, phát huy nội lực, thu hút các nguồn lực bên ngoài đặc biệt là kinh nghiệm quản lý, kinh doanh du lịch; quản trị rủi ro trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Tăng cường vai trò của cộng đồng, các lực lượng trong xã hội trong khai thác và phát triển các nguồn lực để phát triển du lịch. Tạo cơ chế để khai thác và phát huy sức mạnh của các lực lượng trong xã hội để thúc đẩy nhanh và mạnh vấn đề xã hội hóa trong huy động các nguồn lực để phát triển du lịch.

Tăng cường phát huy nguồn lực mềm như các mối quan hệ kinh tế quốc tế, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, sức mạnh của nền văn hóa dân tộc, sự ổn định chính trị và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế…

Nâng cao nhận thức của người dân, tăng cường năng lực của đội ngũ, nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là năng lực ngoại ngữ, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và nghiệp vụ du lịch.

Tài liệu tham khảo

1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.2. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, 10/20103. Thống kê của Bộ Ngoại giao Việt Nam, www.mofa.gov.vn4. Thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, www.vietnamtourism.gov.vn

PGS.TS. Lê Anh Tuấn

(Tạp chí Du lịch)

Khu Du Lịch Văn Hóa Về Nguồn Ở Huế

Khu du lich văn hóa Về Nguồn tọa lạc trên một khoảng đất rộng 15.000 mét vuông thuộc Khu du lịch sinh thái Về Nguồn nằm tại số 8 Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Nếu đi bằng đường sông, du khách sẽ được tham quan danh thắng hai bên bờ sông Hương như Hiếu Lăng, Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng), Văn Miếu, Võ Miếu. Còn đi bằng đường bộ thì chỉ cách chùa Linh Mụ chừng 5km. Đến đây, du khách sẽ cảm nhận được rất đúng nghĩa từ “Về Nguồn” mà khu văn hóa này mang tên

Ảnh: Làng Văn Hóa Về Nguồn

Trong màu xanh điệp trùng của làng quê xứ Huế, Khu Văn hóa Về Nguồn là vườn kiến trúc gồm kiểu làng cổ của người Cơtu và kiến trúc của người Việt xưa tại Trung bộ. Bước vào khu văn hóa, du khách sẽ nhìn thấy một chiếc cổng có hình ảnh quả bầu Mẹ, tượng trưng cho vũ trụ – sự sống – tình nghĩa.

Ảnh: Cổng làng Văn hóa Về Nguồn mang hình dáng bầu sữa mẹ, trang trí theo Mô-tip chim Lạc, bọc trăm trứng, trống đồng, trầu cau.

Tiếp đó, du khách sẽ được chứng kiến cột tế Cơtu và ngôi nhà Gươl. Cột tế Cơtu là trung tâm tín ngưỡng của mỗi làng. Nguyên thủy nhà Gươl là nhà đàn ông, dành riêng cho đàn ông trong một làng và là gương mặt, tự hào của người Cơtu.

Ảnh: Nhà Gươl được lợp bằng các loại lá rừng như lá tre, lá gồi, lá mây…

Ảnh: Mặt nạ, người và con vật như hươu, nai… được chạm khắc chi tiết, khéo léo.

Nhìn sang bên phải nhà Gươl, bạn sẽ thấy khu nhà Mồ, thế giới của những người Cơtu đã khuất. Khu nhà mồ cũng được trang trí và điêu khắc rất đẹp. Nếu thích khám phá, đó cũng là đề tài mỹ học để du khách tha hồ nghiên cứu.

Ảnh: Nhà Mồ người Cơtu được điêu khắc bằng các hoa văn trang trí thể hiện cho tài năng của người đã khuất khi còn sống.

Phía bên phải Nhà Gươl là khu vực nhà hàng phục vụ các món ăn dân gian mang đậm phong cách Huế. Quý khách sẽ được thưởng thức món ăn dân dã trong không gian yên bình, thoáng đãng với màu xanh của cây cỏ và màu xanh của trời.

Ảnh: Nhà hàng Về Nguồn mang đậm phong cách dân gian, với không gian thoáng đãng, phục vụ các món ăn dân dã

Nếu phóng tầm mắt từ tầng hai nhà hàng, bạn sẽ thấy khuôn viên bể bơi với làn nước trong veo hòa quyện cùng dòng nước chảy từ thác Về Nguồn sẽ cho bạn có một trải nghiệm không bao giờ quên.

Ảnh: Thác Về Nguồn – biểu tượng của Làng Văn Hóa Về Nguồn

Tiến sâu hơn vào nhà rường là quần thể kiến trúc của người Việt ở đồng bằng Trung bộ xưa. Điểm nhấn là đình làng Hồng Ngọc nơi thờ vọng 18 vị vua Hùng và tượng Phật bà Quan Âm.

Ảnh: Đền Hồng Ngọc được khởi công xây dựng vào năm 2011 – nơi thờ vọng Vua Hùng và Phật bà Quan Âm.

Các quần thể kiến trúc nhà rường với nhà Đại Quan, Trung Quan và Thường Dân được bao quanh với nhiều loại cây xanh và các cây ăn trái đặc trưng của Huế như Thanh Trà, Mít, Ổi, Mãng Cầu… Lối kiến trúc Nhà rường với hàng rào, khuôn viên vườn, khu vực vườn trước và vườn sau mang lại không gian yên tĩnh, hòa mình với thiên nhiên.

Phía sau Vườn là Nhà Thủy Tạ, với lối kiến trúc độc đáo nằm độc lập trên mặt hồ yên tĩnh, nơi bạn có thể nghỉ ngơi, thưởng ngoạn sau chuyến tham quan dài.

Ảnh: Nhà Thủy Tạ, nơi nghỉ ngơi thư giãn của Vua Chúa và các bậc quan lại xưa

Khu Văn Hóa Về Nguồn là nơi hội tụ những nét đẹp truyền thống, nơi trưng bày, trình diễn và bảo tồn các giá trị văn hóa. Đến đây bạn có thể thư giãn, hòa mình vào thiên nhiên, quên đi những bộn bề của cuộc sống hiện đại.

Hiện tại Khu Văn Hóa Về Nguồn đã mở cửa đón khách sau một thời gian nâng cấp với dịch vụ hấp dẫn: tham quan chụp ảnh, tổ chức sự kiện, đặt tiệc, quà lưu niệm… Hằng năm, khu văn hóa Về Nguồn sẽ tổ chức các hoạt động trình diễn, các chương trình nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày giỗ tổ Hùng Vương, ngày Quốc tế Phụ nữ, Quốc tế thiếu nhi, Trung thu… với sự tham gia của các nghệ nhân, các cộng đồng khác nhau.

Làng Du lịch Sinh thái Về Nguồn – Sankofa Village Hill Resort & Spa.

08 Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế.

Điện thoại: (0234) 3777 999

Hotline: 0935 105 299 (Mr.Hoàng) – 0911 852 986 ( Ms.Ngọc Anh)

Webside: http://www.sankofavillage.com.vn/

Email: info@sankofavillage.com.vn/ddosm@sankofavillage.com.vn

Bạn đang đọc nội dung bài viết Văn Hóa Du Lịch Mối Quan Hệ Trong Việc Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Du Lịch Ở Việt Nam trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!