Đề Xuất 5/2023 # Văn Hóa Và Con Người Phú Quốc # Top 5 Like | Tuvanduhocsing.com

Đề Xuất 5/2023 # Văn Hóa Và Con Người Phú Quốc # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Văn Hóa Và Con Người Phú Quốc mới nhất trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nằm ở vịnh Thái Lan và là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, Phú Quốc thu hút hàng triệu du khách thập phương đổ về mỗi năm. Bên cạnh mục đích nghỉ dưỡng, khách phương xa du lịch Phú Quốc còn phải lòng mảnh đất này bởi nét đôn hậu, thân thiện, có nét gì đó bình dị mà chân chất của người dân nơi đây. Với địa hình đặc trưng được tạo nên bởi biển, đảo – quần đảo, dân sinh sống ở Phú Quốc hầu hết là ngư dân, họ ra khơi đánh bắt các loại hải sản để buôn bán sinh nhai.

Thuyền thúng được ngư dân Phú Quốc xem như là phương tiện phổ biến nhất cho những chuyến đánh bắt gần bờ. Thuyền được làm bằng tre, phủ một lớp nhựa hoặc sơn chống thấm bên ngoài, diện tích vừa phải để ngư dân thoải mái tay chèo cũng như đựng các dụng cụ đánh bắt và có đủ chỗ để chứa các “chiến lợi phẩm” mỗi khi ra khơi trở về.

2. KHÁM PHÁ PHÚ QUỐC – ĐÂU CHỈ CÓ BIỂN

Du lịch Phú Quốc không chỉ dừng lại ở những bãi biển đẹp, nếu là một du khách ham khám phá và tìm hiểu những nét đẹp bình dị nơi đây, bạn có thể sẽ hứng thú với hình ảnh con người Phú Quốc bên những hàng tiêu xanh ngắt. Ngoài các loại đặc sản của biển, đây cũng là mảnh đất nổi tiếng của hồ tiêu. Thương hiệu tiêu ấp Gành Gió, ấp Suối Đá hay tiêu khu Tượng có lẽ đã không còn quá xa lạ và trở thành món quà biếu được lòng nhiều khách du khách.

Một điểm đặc trưng mà chỉ cần nhắc đến thôi, người ta sẽ nghĩ ngay đến mảnh đất này, đó chính là: chó bản địa Phú Quốc. Đây cũng là giống chó thuần đắt nhất Việt Nam, không tính các loại chó lai và nhập khẩu. Với sự khôn ngoan của mình, người dân Phú Quốc thậm chí còn cho các chú chó của mình thong dong ra khơi trên những chiếc thuyền thúng để có thể bắt được nhiều cá hơn vì có khả năng bắt mồi cũng như được đào tạo để trở thành chó săn chuyên nghiệp.

Sẽ là thiếu sót nếu nhắc đến văn hoá Phú Quốc mà quên đi nét đẹp của ẩm thực nơi đây. Các món ăn Phú Quốc đều mang vị đậm đà như chính vị mặn mòi của muối biển nơi đây. Bạn đừng quên thử ngay các món ăn như gỏi cá trích rượu Sim, bánh canh ghẹ, nhum nướng mỡ hành, hải sâm… khi đặt chân du lịch Phú Quốc. Các loại hải sản phơi và sấy khô cũng đươc ưa chuộng bởi du khách tứ phương khi đem về làm quà.

Phú Quốc được xem là nơi phát tích của đạo Cao Đài – tôn giáo do người Việt sáng lập. Cao Đài là một tôn giáo độc thần, có tính dung hợp, được chính thức thành lập ở Việt Nam năm 1926 với tên gọi đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Tín đồ Cao Đài tin rằng Thượng Đế là Đấng sáng lập ra các tôn giáo và cả vũ trụ này, họ tin rằng tất cả các giáo lý, hệ thống biểu tượng và tổ chức đều được “Đức Cao Đài” trực tiếp chỉ định. Ngày nay, trên đảo có hai Thánh thất Cao Đài ở thị trấn Dương Đông, một là Thánh thất Dương Đông thuộc Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, một là Thánh thất Cao Đài Hội Thánh thuộc phái Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi.

6. LỄ HỘI PHÚ QUỐC

Vùng biển đảo Phú Quốc cũng có rất nhiều lễ hội: lễ hội Dinh Cậu ngày 1 tháng 6; lễ hội Thủy Long Thánh Mẫu ngày 20 tháng 12; lễ lập đền thờ ngày rằm tháng bảy; lễ Sùng Hưng Cổ Tự ngày 30 tháng 7; lễ hội chùa Suối Đá ngày 25, 26 tháng 9; lễ chùa Gành Gió ngày 26, 27 tháng 9; lễ hội kỷ niệm người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ngày 27 tháng 9;

Lễ rằm tháng Giêng tưởng nhớ vua Gia Long,… vào những ngày này nhân dân huyện đảo tụ họp rất đông và tiến hành những nghi thức tế lễ rất tôn nghiêm, long trọng. Có một lễ hội hàng năm thu hút rất đông những người làm nghề bám biển đến tham dự, đó chính là lễ cúng cá Ông cầu cho một năm bình yên khi đi biển, đánh bắt được nhiều tôm cá, cuộc sống no ấm thịnh vượng, hạnh phúc trường tồn. Đây cũng là lễ hội mang đậm nét sinh hoạt văn hóa truyền thống lâu đời của người dân trên đảo Phú Quốc, cũng bởi nơi đây đặc thù là vùng biển đảo, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề bám biển vì thế mà lễ hội này có lẽ đã là một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Phú Quốc nói riêng và những ngư dân trên khắp Tổ quốc nói chung.

Các lễ hội thể hiện giá trị văn hóa, ý nghĩa giáo dục cộng đồng nhớ về cội nguồn, về truyền thống yêu nước hào hùng của dân tộc, cũng là cơ hội thể hiện lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước, đây cũng là hành động ý nghĩa trong việc quảng bá hình ảnh của một đất nước Việt Nam xinh đẹp đến với bạn bè quốc tế.

Người Phú Quốc có câu đùa hài hước rằng “đất đảo đi dễ, khó về” ý chỉ những chàng trai ra lập nghiệp ở mảnh đất này sẽ khó lòng quay lại được nơi cũ bởi bạn sẽ nhanh chóng phải lòng con người và nhịp sống nơi đây. Đặc biệt câu nói còn ẩn ý khen người con gái Phú Quốc thuỳ mị, hiền dịu như sóng biển Phú Quốc và chứa đựng nét duyên ngầm khiến chàng trai nào đã đến đây đều “khó trở về”. Một lần tìm đến với Phú Quốc để cảm nhận nhịp sống, hơi thở của một vùng biển đảo tươi đẹp với nhiều nét đẹp trong văn hóa cũng như trong tâm hồn những người con của Phú Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà Phú Quốc lại có được những thế mạnh lớn ấy, nhưng cũng không thể phủ nhận những ưu ái mà mẹ thiên nhiên đã dành tặng cho vùng biển đảo xinh đẹp này.

Nguồn: Tổng hợp

Phú Quốc – Văn Hóa Và Con Người

Thiên đường biển đảo Việt Nam xưa nay có lẽ chưa bao giờ thiếu đi cái tên Phú Quốc, một trong những hòn đảo ngọc đẹp mê mẩn trong lòng khách du lịch tứ phương. Không chỉ vậy, mảnh đất này còn ghi điểm với người phương xa bởi chính nét đẹp dung dị và phồn hậu đến từ con người cũng như nền văn hoá đa dạng ở nơi đây.

Con người Phú Quốc mộc mạc và dung dị

Nằm ở vịnh Thái Lan và là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, Phú Quốc thu hút hàng triệu du khách thập phương đổ về mỗi năm. Bên cạnh mục đích nghỉ dưỡng, khách phương xa đến đây còn phải lòng mảnh đất này bởi nét đôn hậu, thân thiện, có nét gì đó bình dị mà chân chất của người dân nơi đây. Với địa hình đặc trưng được tạo nên bởi biển, đảo – quần đảo, dân sinh sống ở tại đảo Ngọc hầu hết là ngư dân, họ ra khơi đánh bắt các loại hải sản để buôn bán sinh nhai.

Con người Phú Quốc chủ yếu sinh sống bằng nghề chài lưới, vì vậy đời sống tinh thần của họ đơn giản và mộc mạc. Người dân nồng hậu, mến khách và luôn chỉ dẫn tận tình cho khách du lịch. Tuy là thành phố du lịch nhưng Phú Quốc không mang đến cho khách cảm giác quá tấp nập nhộn nhịp, vẫn có đâu đó những góc nhỏ bình yên và đời thường, bạn hãy thử ghé bãi Sao hoặc làng cổ Hàm Ninh để trải nghiệm thử điều đó. Đảo Ngọc chắc hẳn là sự lựa chọn hàng đầu cho những tín đồ của biển bởi đây là điểm dừng chân có chứa nhiều bãi tắm thiên nhiên nhất Việt Nam. Ngắm hoàng hôn hoặc bình minh ở Dinh Cậu cũng đem lại cho bạn cảm giác thanh bình mà chốn đô thị thường nhật khó có được

Khám phá vườn tiêu xanh và đặc sản nước mắm

Du lịch Phú Quốc không chỉ dừng lại ở những bãi biển đẹp, nếu là một du khách ham khám phá và tìm hiểu những nét đẹp bình dị nơi đây, bạn có thể sẽ hứng thú với hình ảnh con người địa phương bên những hàng tiêu xanh ngắt. Ngoài các loại đặc sản của biển, đây cũng là mảnh đất nổi tiếng của hồ tiêu. Thương hiệu tiêu ấp Gành Gió, ấp Suối Đá hay tiêu khu Tượng có lẽ đã không còn quá xa lạ và trở thành món quà biếu được lòng nhiều khách du khách.

Khoảng thời gian cao điểm của mùa du lịch Phú Quốc rơi vào tầm hè, bắt đầu từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 8. Vì vậy, nếu dự định vi vu mảnh đất nắng gió vào thời điểm này, du khách nên chọn lựa phòng khách sạn trước chuyến đi để có được giá cả rẻ và hợp lí nhất. Bên cạnh những vườn hồ tiêu xanh bát ngát, đến đây, món đặc sản tiếp theo không thể bỏ qua chính là nước mắm tự làm ngon đậm đà vị cá biển nơi đây.

Chó Phú Quốc – Loài chó thông minh nhất Việt Nam

Một điểm đặc trưng mà chỉ cần nhắc đến thôi, người ta sẽ nghĩ ngay đến mảnh đất này, đó chính là: chó bản địa Phú Quốc. Đây cũng là giống chó thuần đắt nhất Việt Nam, không tính các loại chó lai và nhập khẩu. Với sự khôn ngoan của mình, người dân Phú Quốc thậm chí còn cho các chú chó của mình thong dong ra khơi trên những chiếc thuyền thúng để có thể bắt được nhiều cá hơn vì có khả năng bắt mồi cũng như được đào tạo để trở thành chó săn chuyên nghiệp.

Ẩm thực Phú Quốc

Sẽ là thiếu sót nếu nhắc đến văn hoá Phú Quốc mà quên đi nét đẹp của ẩm thực nơi đây. Các món ăn Phú Quốc đều mang vị đậm đà như chính vị mặn mòi của muối biển nơi đây. Bạn đừng quên thử ngay các món ăn như gỏi cá trích rượu Sim, bánh canh ghẹ, nhum nướng mỡ hành, hải sâm… khi đặt chân du lịch đảo Ngọc. Các loại hải sản phơi và sấy khô cũng đươc ưa chuộng bởi du khách tứ phương khi đem về làm quà.

Phú Quốc là vậy đó! Con người môc mạc như đất, biển xanh tĩnh lặng, cả trời mây và đất đều bình yên. Đó phải chăng là những điều làm người ta xao lòng, đến rồi chẳng muốn về, về rồi nhung nhớ khôn nguôi.

Phú Quốc bây giờ phát triển lắm. Những dự án thuộc các thương hiệu hàng đầu thế giới hội tụ về đây. Làm cho đảo Ngọc vừa bình yên, vừa hiện đại. Họ – những thương hiệu ấy – không làm mất đi vẻ đẹp tinh khôi của Phú Quốc mà góp phần tô điểm cho đảo Ngọc ngày một rạng rỡ thêm.

Hãy đến Phú Quốc để tự mình cảm nhận những giá trị này.

Tham khảo tại vanhoavietnam.net

Đôi Nét Về Văn Hóa Và Con Người Thụy Sĩ

1. Khám phá đôi điều về văn hóa Thụy Sĩ

Đất nước Thụy Sĩ nằm tại vị trí trung tâm của Châu Âu và tiếp giáp với các nước khác như Đức, Pháp, Áo, Ý và Liechtenstein. Chính nhờ điều đó mà rất đặc biệt khi có sự pha trộn giữa văn hóa của các quốc gia trên, điều đó thể hiện qua ngôn ngữ đa dạng.

Ngôn ngữ giao tiếp của người Thụy Sĩ rất đa dạng do có sự giao lưu văn hóa với các quốc gia liền kề, cũng như là do sự du nhập của người dân từ nhiều nước khác đến đây sinh sống và làm việc. Cụ thể như tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Ý, và cả tiếng Latinh nữa.

Ngôn ngữ giao tiếp của Thụy Sĩ cực kỳ đa dạng (Nguồn ảnh: constur)

Mỗi ngôn ngữ lại có cách trao đổi và bày tỏ khác nhau, hình thành nên những văn hóa giao tiếp khác nhau. Chính nhờ sự đa dạng về chủng tộc và ngôn ngữ mà chuyến du lịch Thụy Sĩ sẽ mang đến cho bạn cơ hội để khám phá, biết thêm những điều thú vị và nhiều thứ tiếng hơn.

Văn hóa của Thụy Sĩ với nét đặc trưng là vô cùng đa dạng, thể hiện qua các phong tục truyền thống có sự giao thoa, kết nối với các quốc gia châu Âu. Thụy Sĩ thuộc gốc văn hóa Tây Âu nên người ta dễ dàng nhận thấy được một số điểm đặc trưng qua kiến trúc của Thụy Sĩ như các lâu đài, pháo đài, nhà thờ cổ kính được xây theo phong cách Roman, Gothic, Broque…

Kiến trúc đặc sắc của Thụy Sĩ

Thụy Sĩ là đất nước có nhiều đóng góp đáng kể cho nền văn hóa nhân loại thông qua các di sản về văn học, nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc, khoa học… Vì lẽ đó mà Thụy Sĩ chính là địa điểm du lịch hàng đầu được nhiều du học sinh khao khát học tập. Trên khắp đất nước có khoảng 1000 viện bảo tàng lưu giữ các di sản, giá trị văn hóa.

Có một điều rất đặc biệt trong văn hóa của Thụy Sĩ, đó chính là sự xuất hiện của Alpes – dãy núi cao nhất của Thụy Sĩ và là một biểu tượng khi nhắc đến đất nước này. Bạn còn nhớ tác phẩm “Cô bé Heidi” từng làm thổn thức biết bao nhiêu trái tim của trẻ thơ toàn thế giới, dãy núi Alpes quanh năm tuyết phủ trắng xóa và hùng vĩ đã đi vào tâm trí của rất nhiều người.

Check in tại Bernese, Alpes (Nguồn ảnh: Trần Diệu Vy)

Do đặc điểm về khí hậu và cảnh quan thiên nhiên mà ở Thụy Sĩ còn có văn hóa nghỉ dưỡng, trượt tuyết vào mùa đông, và văn hóa leo núi, đi xe đạp, đi bộ đường dài vào màu hè. Và thêm một điều ấn tượng nữa khi nói về sự ảnh hưởng của dãy núi Alpes trong văn hóa Thụy Sĩ đó chính là lối hát Yodel và chơi đàn phong cầm. Hình ảnh người nghệ sĩ cầm cây đàn phong cầm đứng giữa vùng núi rộng lớn hát Yodel thật ấn tượng làm sao.

2. Đôi nét về con người Thụy Sĩ

Nhắc đến đất nước Thụy Sĩ là nhắc về một đất nước cực kỳ phát triển, thuộc top đầu của thế giới. Thụy Sĩ không có nhiều tài nguyên để khai thác nhưng vì đâu vẫn trở thành một cường quốc hùng mạnh và vô cùng giàu có? Phần lớn là nhờ vào phẩm chất và ý chí của con người Thụy Sĩ.

Văn hóa chính xác và đúng giờ

Đây là một đức tính thể hiện sự kỷ luật và chặt chẽ của con người Thụy Sĩ, họ luôn luôn tuân thủ sự đúng giờ một cách tuyệt đối, làm việc đúng giờ, hẹn họ đúng giờ. Điều này cũng lý giải vì sao hệ thống giao thông công cộng như tàu hỏa, xe buýt, taxi và rất nhiều thứ khác của họ đều chạy rất đúng giờ.

Có lẽ vì vậy mà nơi đây là cái nôi của nhiều thương hiệu sản xuất đồng hồ nổi tiếng toàn thế giới.

Người Thụy Sĩ luôn luôn đúng giờ trong các cuộc hẹn

Để lý giải cho lý do vì sao người Thụy Sĩ luôn luôn đúng giờ như vậy, có lẽ là do trong suốt chiều dài lịch sử, họ phải vượt qua sự khắc nghiệt của địa hình đồi núi để trồng trọt và xây dựng kinh tế. Điều kiện tự nhiên và khí hậu nhiều khó khăn nên cần phải gieo hạt và thu hoạch đúng thời điểm, nếu không sẽ chẳng có lương thực. Để rồi từ đó hình thành nên thói quen làm việc chính xác và đúng giờ trong tính cách của người Thụy Sĩ.

Thụy Sĩ là một đất nước xinh đẹp nhưng cũng lại cực kỳ khắc nghiệt

Tinh thần tự lực, luôn nỗ lực hết mình

Để đạt được thành công như hiện tại, con người Thụy Sĩ luôn luôn mang trong mình tinh thần tự lực và sự kỷ luật cao. Thử nghĩ mà xem một đất nước có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, không hề giáp biển, tài nguyên khoáng sản chẳng có gì đáng kể, nhưng tại sao họ luôn được Ngân hàng Thế giới đánh giá là đất nước giầu có nhất và thu nhập bình quân đầu người luôn vượt quá 40 nghìn USD/năm, chắc chắn là phải nhờ sự nỗ lực vươn lên hết mình của con người.

Sự giàu có của Thụy Sĩ xuất phát từ tinh thần tự lực và sự cố gắng hết mình

Thụy Sĩ của quá là một đất nước chẳng hề giàu có, nhưng ngày nay lại cực kỳ phát triển. Một phần cũng nhờ vào sự tiết kiệm một cách đầy lý trí. Người Thụy Sĩ có tính cách bình dị, không kiêu ngạo, không khoe khoang, phô trương, họ luôn tiêu tiên một cách có tính toán và kế hoạch.

Tìm hiểu, khám phá về đất nước, con người, văn hóa Thụy Sĩ mới thấy thật đáng quý và đáng ngưỡng mộ biết bao. Và cũng hình thành nên ước muốn được đặt chân đến đất nước Thụy Sĩ một lần trong đời để tận mắt trải nghiệm những điều tuyệt vời nhất.

Nguồn ảnh: Sưu tầm Internet

Văn Hóa Con Người Miền Tây Có Gì Nổi Bật?

Con người Miền Tây thân thiện, trọng nghĩa khí

Người miền Tây thân thiện

Miền Tây hay gọi lục tỉnh Nam Kỳ được bao quanh bởi một vùng sông nước rộng lớn như sông Mê Kong, sông Tiền,… phù sa màu mỡ quanh năm. Chính điều kiện khí hậu thuận lợi như vậy đã ưu đãi cho mảnh đất những sản vật đặc sắc.

Khác với khí hậu khắc nghiệt miền Bắc, khí hậu ưu đãi cũng khiến con người miền Tây trở nên dễ chịu hơn. Họ thân thiện với bất cứ ai dù bạn là ai hay đến từ đâu. Họ có thể trả lời bạn tất cả những gì bạn thắc mắc và sẵn sàng hướng dẫn đi cùng bạn nếu bạn bị lạc đường. Nếu có cơ hội các bạn hãy ngồi xuồng đi những con kênh nhỏ để ngắm những rặng dừa nước hai bên kênh và nghe những người chèo thuyền kể truyện. Họ sẽ nói cho bạn về công dụng những quả dừa nước, sẽ kể cho bạn nghe mùa nước nổi họ sẽ đi đâu và làm gì, sẵn sàng nhường chiếc nón duy nhất của họ cho bạn khi trời nắng.

Con người Miền Tây không màu mè, không khoa trương, họ chỉ làm những hành động nhỏ thôi nhưng có thể khiến bạn lưu luyến không muốn rời đi. Nếu để bình chọn giọng nói địa phương nào ngọt ngào nhất, chắc chắn bạn sẽ dành một phiếu cho người miền Tây. Giọng nói người miền Tây ngọt ngào, dễ thương. Bạn sẽ băn khoăn không biết điều gì khiến người ta thích thú nghe người miền Tây nói chuyện và có thể say đắm đến vậy. Tự trả lời cho câu hỏi của mình có lẽ lí giải duy nhất bởi nơi đây bốn mùa nắng nóng, họ làm rất nhiều công việc mưu sinh trên sông nước vất vả, nên trời đất đã phú cho họ một chất giọng dễ nghe để khi họ cất tiếng nói mọi mệt nhọc của thời tiết hay công việc sẽ tan biến.

Trước khi trở thành mảnh đất màu mỡ trù phú như ngày nay, miền Tây đã từng chỉ là một khu rừng rậm bị bỏ hoang không ai biết tới, nơi ngự trị của thú dữ. Sau khi những những cư dân miền Trung và một số ít người miền Bắc tới đã cải tạo mảnh đất miền Tây có bộ mặt như ngày hôm nay. Bị ám ảnh bởi sự hoang vu và sự rình rập của thú dữ nên những người dân nơi đây luôn sống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Họ luôn tự ý thức nếu họ chia rẽ thì sẽ không thể tồn tại trên mảnh đất sông nước này. Mảnh đất này đã tôi luyện cho họ tính cách hào hiệp, có thể sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình để hành hiệp trượng nghĩa.

Văn hóa miền Tây – văn minh sông nước đặc sắc

Cùng với đồng bằng sông Hồng thì đồng bằng sông Cửu Long là một trong hai nơi khởi nguồn của nền văn minh sông nước lớn nhất Việt Nam. Đây là khu vực hạ nguồn của con sông Mê Kông, một trong những con sông lớn nhất trên thế giới. Trải nghiệm du lịch sông nước miền Tây ở đây, du khách sẽ có nhiều cái nhìn mới mẻ và phong phú hơn về lối sống của con người miền Tây chủ yếu dựa trên bề mặt sông nước.

Văn minh kênh rạch, sông ngòi

Việc thu hoạch lúa của người dân diễn ra vào mùa nước nổi nên thuyền ghe vô hình đã trở thành phương tiên chính của con người miền Tây nơi đây. Để thuận tiện cho việc di chuyển bằng thuyền ghe, người dân đã đào những con kênh nhỏ thông với nhau, cũng từ đó đã hình thành một loại hình du lịch bằng thuyền ghe rất hấp dẫn khách du lịch. Chính vì thế mà khi nói về địa lí miền Tây, chúng ta hay dùng cụm từ “mạng lưới sông ngòi dày đặc” để diễn tả.

Văn minh lúa nổi, lúa trời

Đặc tính canh tác của đồng bằng sông Cửu Long là cây trồng không phải gieo cấy. Sau mỗi mùa nước nổi qua đi, đất đai nơi đây lại được bồi đắp bởi phù sa màu mỡ, chính vì sự ưu đãi đó người dân chỉ việc vãi lúa là cây lúa có thể tự phát triển sinh sôi mà không cần bất kì loại phân bón hóa học nào. Hãy một lần du lịch miền Tây để cảm nhận vẻ đẹp đất và người nơi đây.

Từ thời nhà nước Phù Nam, ở miền Tây đã bắt đầu hình thành những phiên chợ nổi như Cái Răng, Châu Đốc, Cái Bè,… Bởi vì địa hình bốn bề sông nước nên đã hình thành lối buôn bán trên sông của người dân. Lâu dần nó đã trở thành một nét đặc trưng riêng biệt của nền văn hóa con người miền Tây nơi đây.

Trang phục người miền Tây Nam Bộ

Mỗi một vùng miền sẽ có một bộ trang phục đặc trưng nổi bật của khu vực mình. Nói tới miền Tây sông nước chúng ta sẽ nhớ ngay tới một mảnh đất với những con người quanh năm sống trên sông nước với chiếc áo bà ba, quần lanh đen, chiếc khăn rằn và nón lá.

Áo bà ba Nam Bộ là loại áo không cổ, đa phần là cổ tròn , có một số áo cổ tim hoặc cổ lá trầu tùy theo sở thích của người mặc. Thân áo phía sau may bằng một mảnh vải nguyên, thân áo phía trước có hai mảnh, ở giữa là hàng cúc. Áo bà ba được may độ dài vừa chạm tới hông, vừa vặn ôm sát cơ thể. Áo bà ba may bằng vải satin nên mặc dù ôm sát nhưng cũng không gây khó chịu cho người mặc. Đối với nam giới áo bà ba ở phía trước sẽ có hai túi to, còn đối với nữ sẽ có hai túi nhỏ. Áo bà ba cũng sẽ được linh hoạt may sao cho phù hợp với thân hình của người mặc.

Kết hợp với áo bà ba là quần đen dài chấm cổ chân hoặc gót chân. Khác với trang phục các vùng miền khác sẽ có nhiều kiểu dáng quần đi với áo sao cho phù hợp, trang phục người miền Tây dù có mặc áo bà ba màu sắc, kiểu dáng thế nào vẫn kết hợp với quần đen dài. Chiếc quần đơn giản nhưng lại làm nổi bật nên vẻ đẹp chiếc áo bà ba và vẻ đẹp con người miền Tây.

Trang phục của người miền Tây đã cùng họ đi qua bao thăng trầm của thời gian. Đã cùng họ trải qua cuộc kháng chiến gian khổ bảo vệ Tổ Quốc, cùng họ tham gia lao động sản xuất xây dựng đất nước, cùng họ san sẻ những vui buồn trong cuộc sống hằng ngày. Tất cả điều đó đã tạo nên vẻ đẹp và giá trị cho bộ trang phục đặc trưng của con người miền Tây Nam Bộ.

Miền Tây – nơi 3 nền văn hóa hội tụ

Đến với miền Tây các bạn không chỉ có thể cảm nhận con người miền Tây dễ mến, đặc sản miền Tây phong phú mà còn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về nơi giao thoa của 3 nền văn hóa, đó là văn hóa Chăm Pa, văn hóa Khơ me và văn hóa Việt Nam. Nơi đây là còn là nơi ghi dấu những vết tích của nước Phù Nam xưa.

Để tìm hiểu về nền văn hóa không có gì rõ nét hơn là tìm hiểu dấu tích về kiến trúc của nền văn hóa, mà in đậm nhất có lẽ là trong kiến trúc tâm linh như chùa, miếu. Một địa điểm có thể gợi ý cho du khách đó là chùa Vĩnh Tràng hay Vĩnh Trường – một ngôi chùa với sự giao lưu kiến trúc của các nền văn hóa nơi đây.

Giới Thiệu Thông Tin Chung Về Nhật Bản: Tổng Quan Đất Nước, Văn Hóa &Amp; Con Người

Nhật Bản là một trong những cường quốc văn minh hiện đại và sở hữu công nghệ bậc nhất thế giới. Những năm gần đây Nhật Bản thu hút rất nhiều du khách đến thăm quan, du lịch bởi nét văn hóa truyền thống đa dạng cùng phong cảnh nên thơ hữu tình.

Ngoài ra, nơi đây còn là điểm dừng chân lý tưởng của người lao động xuất khẩu hay điểm đến du học đầy hấp dẫn của nhiều sinh viên trên thế giới. Hãy đọc bài viết giới thiệu thông tin chung về Nhật Bản: Tổng quan đất nước, văn hóa và con người để hiểu hơn về đất nước và con người Nhật Bản.

Giới Thiệu Thông Tin Chung Về Nhật Bản

Tổng Quan Về Đất Nước Nhật Bản

Nhật Bản (Japan – gọi tắt là Nhật – tên chính thức là Nhật Bản Quốc) là một hòn đảo ở vùng Đông Á, có tổng diện tích là 379.954 km² đứng thứ 60 trên thế giới và nằm bên sườn phía Đông của Lục Địa Châu Á. Đất nước này nằm bên rìa phía Đông của Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía Bắc xuống biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía Nam.

Đất nước Nhật Bản thuộc vùng khí hậu ôn đới, có 4 mùa rõ rệt, nhưng mỗi vùng lại có khí hậu khác nhau dọc theo chiều dài đất nước. Nước Nhật còn được biết đến là quần đảo núi lửa với khoảng 6.852 đảo và 186 núi lửa còn hoạt động.

Dân số Nhật Bản ước tính là 126.9 triệu người, đứng thứ mười trên thế giới. Thủ đô Tokyo bao gồm thủ đô và một vài tỉnh xung quanh là vùng đô thị lớn nhất thế giới với hơn 35 triệu dân sinh sống và cũng là thành phố đông dân thứ tám trong khối OECD, có nền kinh tế đô thị phát triển nhất hành tinh.

Nhật Bản còn được gọi là đất nước phù tang hay đất nước mặt trời mọc. Theo truyền thuyết cổ phương Đông, cây dâu rỗng lòng gọi là phù tang hoặc khổng tang, là nơi thần mặt trời nghỉ ngơi trước khi tiếp tục du hành qua bầu trời từ Đông sang Tây, vì vậy phù tang có hàm ý văn chương chỉ nơi mặt trời mọc.

Vị Trí Địa Lý Tự Nhiên Của Đất Nước Nhật Bản

Nhật Bản nằm ở phía Đông của Châu Á, phía Tây Thái Bình Dương là một đảo quốc, nên xung quanh đất nước bốn bề là biển. Về mặt địa lý, lãnh thổ Nhật Bản có 3.900 đảo nhỏ trong đó 4 đảo chính là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku chủ yếu là rừng núi chiếm khoảng 97% tổng diện tích.

Tổng diện tích của Nhật Bản là 379.954 km², đứng thứ 60 trên thế giới và chiếm chưa đầy 0,3% tổng diện tích đất toàn thế giới. Nhật Bản có 47 tỉnh, mỗi tỉnh có hàng chục thị trấn và thành phố khác nhau, trong đó có 10 thành phố lớn mạnh nhất là Tokyo, Hiroshima, Kyoto, Sapporo, Naha, Osaka, Nagoya, Fukuoka, Yokohama và Nikko.

Về mặt địa hình, Nhật Bản có rất nhiều núi lửa trong đó núi cao nhất là núi Phú Sĩ có chiều cao 3776m – đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của đất nước mặt trời mọc. Nơi thấp nhất của Nhật Bản là Hachinohe mine (sâu 160m do nhân tạo) và hồ Hachirogata (sâu 4m).

Đơn Vị Hành Chính Của Nhật Bản

Nhật Bản có 10 thành phố lớn nhất là Tokyo, Hiroshima, Kyoto, Sapporo, Naha, Osaka, Nagoya, Fukuoka, Yokohama và Nikko.

Ngoài ra, Nhật Bản có 47 To – Dou – Fu – Ken (Đô – Đạo – Phủ – Huyện), trong đó có 1 đô (Tokyo), 1 đạo (Hokkaido), 2 phủ (Kyoto và Osaka) và 43 huyện.

Kinh Tế Nhật Bản

Nhật Bản là một đất nước có nền kinh tế thị trường phát triển đứng thứ ba trên thế giới. Tuy nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên, nhưng đây lại là đất nước hàng đầu về sản xuất và phát triển sắt thép, đóng tàu, chế tạo vũ khí, sản xuất ô tô…

Năm 1940, tổng sản lượng kinh tế (GDP) của Nhật Bản đã đạt 192 tỷ USD (quy đổi theo giá USD năm 1990) so với nước Anh là 316 tỷ USD, Pháp là 163 tỷ USD, Đức là 387 tỷ USD, Liên Xô là 417 tỷ USD…

Đơn vị tiền tệ của Nhật Bản là JPY (Yên Nhật), tỷ giá 1 JPY = 206 VNĐ, 1 Man = 10.000 Yên (tương đương 2.000.000 VNĐ), 1 Sen = 1.000 Yên (tương đương 200.000 VNĐ).

Thời Tiết & Khí Hậu Nhật Bản

Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn hòa có 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông rõ rệt. Theo kinh nghiệm du lịch Nhật Bản theo tour, mùa Xuân và mùa Thu là thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch Nhật Bản, đây là hai mùa đẹp nhất trong năm, thu hút rất nhiều du khách đến Nhật Bản du lịch.

Vào mùa hạ (từ tháng 6 đến tháng 8), bạn sẽ thấy nhiệt độ, độ ẩm ở đây tương đối cao và lượng mưa khá nhiều nên đất nước Nhật Bản thường xuyên phải hứng chịu những thiên tai như bão lũ, sóng thần, động đất. Tuy nhiên, với công nghệ phát triển, những nhà trắc địa và nghiên cứu khí hậu Nhật Bản có thể dự báo và đo lường những tình huống thời tiết xấu để cảnh báo cho mọi người dân đất nước. Còn vào mùa đông (từ tháng 12 đến tháng 2), nước Nhật chìm đắm trong tuyết rơi và nhiệt độ có khi xuống -30°C.

Ngôn Ngữ Sử Dụng Phổ Biến Tại Nhật Bản

Ở Nhật Bản, ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất là tiếng Nhật, ngôn ngữ này được chia thành nhiều ngữ điệu khác nhau. Trong đó, ngôn ngữ tiêu chuẩn (có gốc từ phương ngữ Tokyo) được xem là ngôn ngữ chính. Còn ngôn ngữ được sử dụng ở Okinawa và quần đảo Amami giống như một “ngôn ngữ Lưu Cầu” khác biệt so với tiếng Nhật.

Trong quá khứ ở phía nam đảo Sakhalin được sử dụng một số ngôn ngữ khác thuộc ngữ tộc Tungus như tiếng Orok và tiếng Evenki cùng sử dụng một ngôn ngữ không rõ nguồn gốc là tiếng Nivkh. Sau khi Liên Xô chiếm đóng toàn bộ đảo Sakhalin, đã có một xu hướng di dân nhỏ đến Nhật Bản đại lục. Ngoài ra, tiếng Ainu được sử dụng bởi những tộc người Ainu ở Hokkaido, là ngôn ngữ khác ngoài Tiếng Nhật. Từ thời kỳ Minh Trị trở đi, việc sử dụng tiếng Nhật ngày càng phổ biến, nên tiếng Ainu đang dần bị mất đi và được xếp vào loại ngôn ngữ hiếm cần được bảo tồn và lưu giữ.

Giới Thiệu Tổng Quan Về Con Người Nhật Bản

Theo thống kê năm 2017, dân số chung cả nước Nhật Bản là 126.9 triệu người, chiếm 1.68% số người trên thế giới. Người Nhật rất khỏe mạnh, dẻo dai, ngay cả phụ nữ cũng có thể đứng làm việc cả ngày, thậm trí những người 70 đến 80 tuổi vẫn hăng hái làm việc, không phải tham tiền mà vì họ rất yêu thích làm việc. Vậy nên thế giới gọi người Nhật là Labor animal (con vật lao động).

Tính cách con người Nhật Bản hết sức đặc biệt, có lẽ nhờ tính cách này mà người Nhật đã biến đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, khí hậu khắc nghiệt của mình trở thành một cường quốc tiên tiến đứng thứ 3 trên thế giới. Có thể tóm tắt những tính cách đặc trưng đó như sau:

Người Nhật có tính hiếu kỳ và nhạy cảm với các văn hóa nước ngoài, họ luôn chăm chỉ tìm tòi và học hỏi để bắt kịp trào lưu đó.

Đối với người Nhật, địa vị gia thế, địa vị xã hội và thu nhập không quan trọng, quan trọng chính là trình độ học vấn.

Họ sẵn sàng tiếp nhận những văn hóa hiện đại mới, nhưng vẫn luôn giữ được bản sắc dân tộc của mình.

Tinh thần làm việc tập thể rất cao, không thể tìm thấy được ở bất kỳ quốc gia phương Đông nào khác. Trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi của bản thân và đề cao cái chung. Họ có thể cạnh tranh gay gắt, song cũng có lúc bắt tay với nhau để đạt được mục đích chung.

Bản tính của người Nhật không thích đối kháng, đặc biệt là đối đầu cá nhân, họ luôn giữ gìn sự hòa hợp đến mức phớt lờ đi sự thật, đối với họ giữ gìn sự nhất trí, sự hòa bình, thể diện và uy tín là vấn đề cốt tử.

Người Nhật có đức tính rất chăm chỉ và trung thành.

Dân Tộc Nhật Bản

Theo kinh nghiệm du lịch Nhật Bản, nước Nhật có 3 dân tộc anh em cùng nhau sinh sống, đó là:

Dân Tộc Yamato

Dân tộc Yamato (Wajin) từng sinh sống ở vùng Hondo (nay là vùng Honshu, Shikoku, Kyushu). Ngày nay, hầu hết người dân Nhật Bản là con cháu của dân tộc Yamato này.

Dân Tộc Ainu

Dân tộc Ainu sống chủ yếu trên hòn đảo Hokkaido và các hòn đảo trải dài từ Hokkaiko đến Nga. Dân tộc Ainu có ngôn ngữ và phong tục tập quán khác với người Nhật Hondo (dân tộc Yamato). Năm 1868 – 1912, chính phủ Minh Trị của Hondo đã tiến hành khai phá vùng Hokkaido, mặt khác lại đưa người Yamato đến đây sinh sống và biến vùng đất này thành lãnh thổ Nhật Bản. Sau đó, chính quyền Minh Trị trao cho người dân bản địa Ainu quyền công dân và họ trở thành công dân Nhật Bản như ngày nay.

Dân Tộc Ryukyu

Dân tộc Ryukyu sống ở tỉnh Okinawa, quần đảo Amami thuộc tỉnh Kagoshima ngày nay. Dân tộc Ryukyu có ngôn ngữ, phong tục tập quán và văn hóa khác với người Nhật Hondo (dân tộc Yamato). Dân tộc Ryukyu từng là một vương quốc rất phát triển và hưng thịnh nhờ việc giao thương với Trung Quốc. Năm 1609 thời Edo, Satsuma-han tiến hành xâm lược Vương Quốc Ryukyu và biến vương quốc trở thành một nước chư hầu của Nhật Bản. Sau đó, vào năm 1871 thời Edo, chính phủ Minh Trị phế bỏ vương quốc Ryukyu, đặt Okinawa vào khu vực quản lý của Hondo và biến vương quốc Ryukyu thành một phần của Nhật Bản.

Tín Ngưỡng Tôn Giáo Ở Nhật Bản

Người Nhật cũng rất coi trọng đạo Khổng, nhưng trên thực tế, đối với họ đạo Khổng như một chuẩn mực đạo đức hơn là một tôn giáo.

Văn Hóa & Phong Tục Tập Quán Của Đất Nước Nhật Bản

Văn Hóa Chào Hỏi

Trong đời sống thường ngày hay trong công việc, học tập, tiệc tùng… khi bắt đầu cũng như khi kết thúc, tất cả lời chào của người Nhật thường đi kèm với một cái cúi chào. Người Nhật luôn tuân thủ quy tắc:

Ai thấy trước chào trước.

Người nhỏ tuổi, cấp dưới chào trước.

Người Nhật không có thói quen bắt tay, tuy nhiên việc bắt tay cũng không xem là hành động thất lễ.

Cách chào cơ bản của người Nhật là hai người đứng cách nhau một khoảng cách, thân mình cúi xuống 20 – 30 độ và giữ nguyên trong 2 – 3 giây. Đối với phụ nữ nếu tay không cầm gì thì họ sẽ chụm hai tay vào nhau ở vị trí phía dưới cơ thể và cúi chào. Nếu đang ngồi ghế thì đứng dạy và cúi đầu chào, và nếu đang ngồi trên sàn nhà thì đặt hai tay xuống sàn, lòng úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp sàn nhà 10 – 15cm.

Văn Hóa Xin Lỗi

Ở Nhật Bản, hành động ngồi quỳ sát đất thể hiện giống như lời xin lỗi sâu sắc, nhưng đối với người nước ngoài, hành động này thường sử dụng cho việc thờ cúng, không liên kết với bất kỳ ý nghĩa nào khác như xin lỗi.

Trang Phục Truyền Thống

Trang phục truyền thống của người Nhật là áo Kimono, theo tiếng Nhật có nghĩa là “đồ để mặc”. Ngày nay, do sự hội nhập quốc tế và tính chất yêu cầu công việc nên Kimono không còn được sử dụng để mặc hàng ngày như lúc trước, mà thường sử dụng vào các dịp lễ tết, tiệc cưới, lễ hội… Ở Nhật, phụ nữ mặc Kimono phổ biến hơn nam giới và có màu sắc hoa văn nổi bật, trong khi đó Kimono của nam giới thường tối màu và không có hoa văn.

Đặc biệt, Kimono dành cho nữ chỉ có một size duy nhất, chỉ cần bó trang phục lại cho phù hợp với thân mình là được. Có hai loại Kimono: Tay rộng và tay ngắn, tùy vào sở thích của người muốn mặc để lựa chọn. Bên cạnh Kimono, người Nhật còn mặc Yukata được làm bằng vải cotton nhẹ nhàng, thoáng khí và đặc biệt dành riêng cho muà hè. Nhưng Yukata không được phép mặc ra những chỗ trịnh trọng đông người, vì nó giống như quần áo ngủ theo phong cách cổ xưa. Bạn nên thử thuê một bộ Kimono, lưu lại những kỷ niệm đẹp tại đất nước Mặt trời Mọc trong chuyến tour du lịch Nhật Bản khởi hành từ Hà Nội của mình.

Văn Hóa Ẩm Thực Nhật Bản

Nhắc đến ẩm thực Nhật Bản, ai cũng nghĩ ngay tới món ăn nổi tiếng nhất là món Sushi được chế biến bằng nhiều nguyên liệu khác nhau như tôm, cá, cua… gói cùng cơm trộn với giấm, đường, muối… Sushi rất đa dạng nhưng điểm chung không thay đổi giữa các loại đó là phần cơm trộn giấm. Món ngon nổi tiếng Nhật Bản có Sushi & Sashimi, Tempura, mỳ Udon, mỳ Soba, mỳ Ramen… Nếu có cơ hội đi tour du lịch Nhật Bản trọn gói, bạn nên thưởng thức những món ăn đặc sản ngon nức tiếng tại xứ sở hoa anh đào này.

Văn Hóa Ăn Uống Của Người Nhật Bản

Người Nhật Bản trước khi dùng bữa sẽ đợi đông đủ tất cả mọi người ngồi vào bàn ăn và đợi người lớn tuổi uống hoặc ăn trước. Đặc biệt, bạn không được ngồi uống trước hoặc uống một mình. Mọi người sẽ cùng nhau nói “cạn chén” hoặc “xin cảm ơn tất cả mọi người”. Ngoài ra, trước khi ăn, người Nhật thường nói “itadakimasu” để cảm ơn những thực vật, động vật đã đánh đổi mạng sống của mình để cho họ bữa ăn ngon.

Người Nhật vẫn giữ thói quen ăn cơm bằng đũa cho nên khi ăn cơm, đũa sẽ để hướng ngang chứ không theo hướng dọc. Vì theo quan niệm người Nhật, đũa để thẳng vào người khác là không tốt do đó khi ăn họ kiêng ngoáy đũa hoặc bới thức ăn. Đặc biệt, họ cho rằng không được để lại đồ ăn thừa, việc để đồ ăn thừa trên bàn hoặc ăn rơi vãi là một hành vi bất lịch sự.

Sau bữa ăn, bạn nên sắp xếp lại bát đũa theo trật tự ban đầu và nói câu “gochisosamadeshita” nghĩa là “cảm ơn vì bữa ăn” để thể hiện sự trân trọng không chỉ với đầu bếp mà còn với nguyên liệu chế biến ra món ăn.

Lối Sống Thường Nhật Của Người Nhật

Người Nhật cực kì tỉ mỉ và ngăn nắp. Nhà ở của người Nhật khá nhỏ so với nhà riêng của người châu Âu, Mỹ và đa số người Nhật sống ở các khu chung cư thay vì ở nhà riêng. Lối sống của họ rất giản dị thể hiện qua cách bài trí nhà cửa, đồ đạc trong nhà… Vì là một đất nước thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai sóng thần, động đất nên nội thất trong nhà càng tối giản càng tốt, nhưng vẫn toát nên sự giản dị, tinh tế.

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, đồng hồ với người Nhật là món đồ không thể thiếu. Họ rất quan tâm đến giờ giấc và cực kỳ đúng hẹn.

Đối với tất cả người Nhật, việc tuân thủ các quy định trong xã hội luôn đặt lên hàng đầu và dường như đã ăn sâu trong tiềm thức mỗi người. Họ rất coi trọng lời hứa và nếu chưa chắc chắn điều gì, họ không tùy tiện hứa hẹn. Sự thất hứa là một điều tối kỵ đối với người Nhật.

Văn Hoá Trà Đạo

Trà đạo là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Nhật, bởi sự cầu kỳ, tinh tế của nó khiến cho cả thế giới phải nghiêng mình thán phục. Văn hóa trà đạo của Nhật không chỉ đơn thuần là những phép tắc pha trà và uống trà mà thông qua đó người Nhật muốn tìm thấy giá trị tinh thần cần có của bản thân. Tinh thần trà đạo được biết đến qua 4 chữ Hòa – Kính – Thanh – Tịnh. Trong đó, “Hòa” là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên; “kính” là tôn trọng người trên, yêu thương bố mẹ, bạn bè, con cháu; “Thanh” là tâm hồn thanh tịnh, thanh khiết còn “Tịnh” có nghĩa là sự yên tĩnh, vắng lặng mang đến cho con người cảm thấy nhẹ nhàng, tĩnh lặng.

Một Số Điều Cấm Kỵ Của Người Nhật Bản

Nhật Bản là đất nước có nền văn hóa đặc biệt với nhiều nghi lễ, phong tục khác lạ, nếu bạn muốn sang du lịch Nhật Bản bạn cần lưu ý:

Khi dùng bữa tại Nhật Bản, bạn tuyệt đối không được cắm đũa vào bát cơm.

Bạn nên tránh cắt móng tay, móng chân vào ban đêm.

Bạn không nên vừa đi vừa ăn.

Bạn không nên huýt sáo vào ban đêm.

Nếu tặng quà cho người Nhật, bạn tránh tặng khăn mùi xoa. Điều đó thể hiện bạn muốn cắt đứt mối quan hệ với họ nên mới làm vậy.

Bạn không được dùng đũa truyền thức ăn, hoặc gắp thức ăn cho người khác.

Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản, bạn nên cúi đầu và dùng hai tay để đưa hoặc lấy vật gì từ họ, đặc biệt là người lớn.

Bạn không nên đưa tiền tip cho nhân viên phục vụ, đối với người Nhật, việc khách đưa tiền tip cho tức là bản thân họ phục vụ không đúng và khách không hài lòng với dịch vụ của họ.

Bạn không được xả rác ra đường, nếu bạn không muốn bị phạt.

Bạn không nên nói chuyện điện thoại trên tàu, vì đó là hành động vô lễ, thô lỗ đặc biệt nếu bạn nói quá to.

Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến tour du lịch nước ngoài của mình trong thời gian tới? Nếu chưa, hãy để công ty du lịch chuyên tour Nhật Bản – du lịch Tầm Nhìn Việt giúp bạn làm điều đó. Với hơn 12 năm kinh nghiệm tổ chức, chúng tôi tự tin sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm vô cùng thú vị tại đất nước phù tang xinh đẹp này.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Văn Hóa Và Con Người Phú Quốc trên website Tuvanduhocsing.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!